Sự thật trong một quán ăn
Một thực khách vào quán ăn nọ, gọi món súp. Khi ông ta đang chuẩn bị ăn thì chẳng may đánh rơi cái thìa.
Ảnh minh họa
Ông khách bèn gọi anh bồi mang cho mình một chiếc thìa khác. Rất nhanh nhẹn anh bồi chạy tới, rút trong túi ra một nắm thìa to và mời ông khách lựa chọn một chiếc mà ông thích. Hết sức ngạc nhiên về cách phục vụ này, ông khách hỏi:
- Tại sao anh lại để nhiều thìa trong túi áo vậy?
- Để tiết kiệm thời gian thôi, thưa ông! – Anh bồi đáp.
Ông khách gật gù với cách làm hợp lý ấy và cắm cúi ăn.
Chừng 15 phút sau, ông khách gọi anh bồi quay lại tính tiền. Rất nhã nhặn anh ta hỏi khách:
Video đang HOT
- Đồ ăn có làm ông hài lòng không?
- Thật tuyệt vời – Ông khách đáp.
Rất có cảm tình với anh bồi này, ông khách chăm chú quan sát khi anh ta đang ghi hóa đơn, bất chợt ông nhận ra có một sợi dây lòng thòng, mầu vàng loang lổ thòi ra khỏi quần anh bồi. Rất tò mò ông khách lại hỏi:
- Sao anh lại để sợi dây lủng lẳng ngoài khóa quần thế?
Anh bồi đáp:
- Để tiết kiệm thời gian thôi, vì có nó tôi sẽ không phải rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Thế anh làm thế nào để đẩy cửa buồng vệ sinh? – Ông khách thắc mắc.
Anh bồi trả lời gọn lỏn:
- Tôi dùng thìa!
Theo Datviet
Quán ăn thực đơn theo ngày trong hẻm nhỏ Sài Gòn
Nơi đây có nhiều loại bún nhưng mỗi ngày chỉ bán một món và mở cửa buổi sáng từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần.
Nằm trong con hẻm trên đường Đinh Công Tráng (quận 1), quán nhỏ không bảng hiệu nhưng lại là địa chỉ quen thuộc của thực khách mê các món bún đất Bắc. Chủ nhân của quán là đôi vợ chồng già đã ngoài lục tuần. Di cư vào Nam sau ngày giải phóng, hai vợ chồng mang theo các món bún đặc trưng của người Hà Nội và gắn bó với nó suốt mấy mươi năm qua.
Hương thơm thoang thoảng của thìa là tạo nên gia vị đặc trưng cho món bún cá này. Ảnh: Huấn Phan.
Quán mở ra để chủ quán có thể vơi đi nỗi nhớ quê, cũng vừa làm nơi cho những người đồng cảnh ngộ có thể tìm kiếm một chút hương vị quê hương giữa Sài Gòn. Vì mục đích đó nên quán có cách kinh doanh không giống ai, không gian quán cũng là nhà ở, chỉ đủ kê dăm ba chiếc bàn. Thực đơn của quán là các món bún với thời gian biểu cố định cho mỗi ngày một món. Nếu thích ăn bún chả, thực khách nên ghé vào thứ 3, thứ tư là bún cá thìa là, hoặc thứ 6 có món bún thang... Vì thế, thực khách dù muốn dù không cũng phải nhớ lịch bán các món ăn của quán nếu không muốn nhầm lẫn để rồi phải đi về không.
Bún thang tinh tế với nước dùng trong, có vị ngọt thanh rất vừa miệng. Ảnh: Huấn Phan.
Không chú trọng kinh doanh, nhưng chất lượng của các món ăn không vì thế mà mất đi. Điều làm thực khách ưa thích là các món ăn của quán vẫn giữ được hương vị miền Bắc đặc trưng. Bạn có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng của thìa là trong tô bún cá, nước dùng đậm mà không mặn... Chén nước chấm bún chả pha có vị chua thanh, ngọt vừa phải, bên trong là vài lát đu đủ xanh thái mỏng.
Những lát thịt nướng cháy cạnh, viên chả băm mềm, béo, nước chấm hơi ngọt... Ảnh: Huấn Phan.
Quán không ồn ào, mộc mạc, bình dị và lặng lẽ như chính tính cách của đôi vợ chồng già. Thực khách của quán cũng thế, đa phần là những người lớn tuổi. Họ đến đây vừa thong thả thưởng thức những món ăn, trao đổi nhau dăm câu chuyện phiếm để tìm chút hương vị quê hương giữa cuộc sống vội vã của người Sài Gòn.
Địa chỉ dành cho bạn: 37/10Bis Đinh Công Tráng, phường Tân Định, quận 1, TP HCM. Quán bán vào buổi sáng từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần. Mỗi món bún ở quán có giá từ 30.000 đồng.
Theo PNO
Nén hương buồn trong một ngày vui Đó là nén hương đau xót trước sự ra đi của hai cô giáo Nguyễn Thị Yến và Nguyễn Thị Hằng Nga, trường tiểu học Kông Lơng Khơng, Kbang, Gia Lai khi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang cận kề. Ngày 15/11, trên đường đến với các em học sinh thân yêu của mình, thấy cô giáo Yến bị lũ cuốn trôi,...