Sự thật tích 1000 người lao từ núi xuống Biển Chết tự sát
Theo truyện kể La Mã, 960 người Do Thái đã lao từ núi Masada xuống biển Chết tự sát vì bị cấm đạo khoảng năm 73-74.
Địa điểm khảo cổ vụ gần 1000 người tự sát
Vào năm 1960, nhà khảo cổ Israel Yigael Yadin đã quyết định tới tận Masada. Vào thời gian này Israel mới giành độc lập nên chính phủ tìm mọi cách và ủng hộ việc tìm bằng chứng khẳng định lãnh thổ theo Kinh thánh Cựu ước.
Vì vậy, cuốn sách của Yadin – cho rằng sự kiện tại Masada có thật – gây ra tranh cãi kịch liệt trong giới sử học. Nhóm phản đối cáo buộc Yadin và đồng sự có “âm mưu địa chính trị”. Như vậy vụ tự sát tập thể hơn 2.000 năm trước có diễn ra hay không?
Masada là ngọn núi lớn nằm ở phía nam Biển Chết, với cao nguyên bằng phẳng trên đỉnh, nổi bật giữa sa mạc. Sau khi Yadin tới đây khảo sát, Masada trở thành điểm đến thu hút du khách hàng đầu Israel chỉ sau Jerusalem, đạt khoảng 500.000 lượt mỗi năm.
Yadin đã mở hai cuộc khảo cổ, từ tháng 10.1963 tới tháng 5.1964 và từ tháng 11.1964. Khi bóc tách đất, nhóm thấy nhiều dấu vết của nhiều phòng ốc, nhà thuộc da, xưởng và thậm chí cả giáo đường. Họ còn tìm thấy các khu vực lưu trữ thực phẩm, bao gồm hạt giống, và những bể chứa nước để đối phó với khí hậu nóng nực khô hạn.
Các bức tường vẫn còn hình vẽ rực rỡ với sơn vàng, đen và đỏ theo kiểu La Mã. Gần 30000m3 đất đã được đào lên, để lộ thêm hàng trăm đồng tiền cổ, đồ gốm và trang sức, quan trọng hơn là tiền xu trong thời kỳ diễn ra cuộc nổi dậy của người Do Thái.
Video đang HOT
Dựng lại mô hình cung điện
Cuộc nổi dậy đầu tiên diễn ra năm 66 TCN, khi dân Do Thái tại vùng đất giờ là Israel, chống lại người La Mã đô hộ. Cuộc nổi dậy kéo dài tới 1 thế kỷ. Khi đó, lính La Mã đã chiếm được kinh đô Jerusalem và đốt cháy toàn bộ đình đền. Một nhóm người Do Thái sống sót tản cư tới Masada.
3 năm sau, người La Mã muốn diệt tận gốc cuộc nổi loạn. Theo lịch sử Do Thái, tướng La Mã Falvius Silva đã bố trí quân tới đốt phá tường thành rồi rút lui. Biết không còn đường thoát, nhóm nổi dậy quyết định giết lẫn nhau vì không muốn chết dưới tay kẻ thù. Người còn sống cuối cùng sẽ tự sát.
Tuy nhiên, quân La Mã không bao giờ đánh chiếm xong lại rút lui. Trên thực tế sau khi phá sập tường thành, dân Do Thái đã bị tàn sát, chỉ còn hơn 40 người trốn trong một hang động, rồi sau đó họ quyết định tự sát. Chỉ còn 2 người đầu hàng, kể lại câu chuyện và nó bị phóng đại theo thời gian.
Tại di chỉ, chỉ có dấu vết hài cốt của khoảng 30 thi thể tại vách đá phía Nam, giáp Biển Chết. Ở gần đó là ba hài cốt khác giữa hàng chục mũi tên, sách vở và khăn choàng. Như vậy, chưa có bằng chứng nào rõ ràng về việc 960 người tử vì đạo. Huyền thoại trên có thể chỉ là kết quả của chủ nghĩa dân tộc không chỉ tồn tại ở Israel mà còn ở nhiều nước như Đức, Ý và Đan Mạch, cố gắng kết nối các huyền thoại với di tích khảo cổ để thể hiện sự quan trọng của quốc gia.
Theo Danviet
Ảnh hai trẻ em trong biểu tình chống lệnh Trump gây sốt
Bức ảnh chụp một bé gái theo đạo Hồi và cậu bé người Do Thái tham gia biểu tình chống lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốt trên mạng xã hội.
Bức ảnh hai trẻ em Do thái và Hồi giáo trò chuyện với nhau khi ngồi trên vai bố gây sốt trên mạng xã hội ở Mỹ.
Theo CNN, khoảnh khắc cậu bé người Do Thái Adin (9 tuổi), quay sang cười với Meryem, (7 tuổi), cô bé có chiếc khăn trùm đầu của người Hồi giáo, đã lan truyền chóng mặt trên Twitter.
Cả hai đều được bố cho ngồi trên vai, trong cuộc biểu tình tại sân bay quốc tế O'Hare, bang Chicago nhằm phản đối lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Adin đội mũ chỏm của người Do Thái, tay cầm bảng hiệu ghi "Không có chỗ cho thù ghét". Meryem thì cầm bảng hiệu có dòng chữ ghi: "Tình yêu".
Người cha của cô bé theo đạo Hồi, Yildirim nói với CNN rằng, anh đang trò chuyện với bố của Adin thì lọt vào ống kính camera của nhiếp ảnh gia Nuccio DiNuzzo, hiện đang làm việc cho tờ Chicago Tribune.
DiNuzzo chia sẻ về bức ảnh: "Tôi biết trước mình sẽ có bức ảnh của đêm đó. Nó nói lên tất cả. Nó là câu chuyện về con người cùng hoà hợp với nhau",
Yildirim là người sống ở khu vực Chicago. Anh đến O'Hara cùng vợ Amy và 4 con, mang theo bánh quy cho các luật sư bảo vệ quyền lợi của những người nhập cư bị giam giữ.
"Đây là lần đầu tiên của chúng tôi", Yildirim nói. "Tôi muốn ra ngoài kia và thể hiện quan điểm của mình".
Người dân Mỹ biểu tình chống sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Yildirim là người gốc ThổNhĩ Kỳ. Anh chuyển đến sống ở Mỹ từ năm 2002 và đã nộp đơn xin nhập quốc tích Mỹ vào năm ngoái. Đó cũng là thời điểm ông Trump chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề nhập cư trong cuộc tranh cử Tổng thống.
Trong khi đó, Rabbi Jordan Bendat-Appell, bố của Adin là người đến từ Deerfield, bang Illinois. Bendat-Appell cho biết, anh đưa con trai đến sân bay để giúp cậu bé biết thế nào về việc đấu tranh vì những gì họ tin tưởng.
Ông bà ngoại của Adin đã sống sót sau thảm hoạ diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã và từng trải qua quãng thời gian kinh hoàng trong các trại tị nạn.
Yildirim nói bức ảnh đã thể hiện sự đoàn kết: "Đây là hình ảnh mà mọi người đang thực sự tìm kiếm. Mọi người mong muốn hòa bình".
"Tôi biết căng thẳng giữa người Do Thái và người Hồi giáo. Mọi người nghĩ chúng tôi thù ghét nhau, nhưng chúng tôi không còn đối đầu, mà thậm chí có thể trò truyện bình thường ", Yildirim chia sẻ.
Gia đình Yildirim đã hẹn sẽ đến nhà Bendat-Appell để ăn tối vào tuần tới sau khi nhận được nhiều cuộc gọi chúc mừng từ bạn bè và người quen.
Theo Danviet
TQ: Cục trưởng bắn bí thư là nghi phạm tham nhũng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ngày 9.1 cho biết, nghi phạm bắn bí thư và thị trưởng ở Tứ Xuyên rồi tự sát nằm trong diện điều tra tham nhũng từ trước. Nghi phạm Trần Trung Thứ nằm trong diện điều tra tham nhũng của CCDI. Tân Hoa Xã dẫn lời Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung...