Sự thật thông tin uống rượu khi ăn đồ sống sẽ diệt được sán lợn, vi khuẩn?
Nhiều dân nhậu vẫn nghĩ rằng độ cồn mạnh trong rượu có thể diệt được mọi vi khuẩn hay ấu trùng sán lợn nên có thể vô tư ăn tiết canh, nem sống, gỏi… miễn có “chén cay” đi kèm.
Những năm gần đây một phần do đặc điểm dịch tễ, dịch bệnh trên đàn lợn nuôi di chuyển, bùng phát, lây lan nhiều hơn. Quan trọng nhất là nhiều người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn tiết canh, sản phẩm tươi sống chế biến từ thịt.
Những người này nghĩ rằng cứ vô tư ăn bát tiết canh rồi uống vài chén rượu thì sẽ không mắc bệnh, bởi rượu là axit trung hòa hay diệt được vi khuẩn, sán lợn. Có người lại cho rằng chỉ ăn thịt lợn ốm, lợn bệnh, lợn không rõ xuất xứ mới mắc liên cầu còn lợn nhà nuôi hay lợn mán, lợn rừng thì vô tư. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đây là những quan niệm sai lầm. Trứng giun sán hay vi khuẩn không thể tiêu diệt bằng rượu bia.
Thói quen ăn đồ sống như tiết canh là nguyên nhân gây nhiễm các bệnh nguy hiểm từ vi khuẩn và sán – Ảnh minh họa.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi ở 100 độ C trong vòng 2 phút. Trong khi đó rượu có độ cồn cao nhất cũng chỉ lên tới 40 – 45 độ cồn thì không thể diệt được các ấu trùng, trứng sán nếu như nó có trong những thực phẩm.
“Việc uống rượu để diệt sán lợn hay các loại vi khuẩn là không có cơ sở. Tốt nhất là người dân cần ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần” – bác sĩ Hoàng Xuân Đại (nguyên chuyên viên cao cấp của Bộ Y tế) khẳng định.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đại cũng lưu ý hiện nay có rất nhiều người sử dùng thịt, cá đông lạnh không đúng cách trong bữa ăn cũng rất nguy hiểm. Cụ thể, trước bữa ăn các bà nội trợ thường rã đông qua loa rồi đem thịt cá còn lạnh bỏ vào nồi nấu. Tuy nhiên điều này lại khiến thực phẩm chín rất kỹ ở bên ngoài, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ tiêu diệt các nang ký sinh trùng hay vi khuẩn.
Ăn thịt lợn gạo chưa được nấu chín là một trong những nguyên nhân nhiễm sán dây/sán lợn
Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
Video đang HOT
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, nem chua, nem chạo…), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Không sử dụng thịt lợn ốm hay có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề để chế biến thực phẩm.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
- Không mua bán, vận chuyển, làm thịt lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, làm thịt lợn ốm, chết hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Hiện nay, ngành y tế vẫn đang theo dõi, giám sát, phát hiện và điều trị cho những người nhiễm bệnh, giảm thiểu lây lan trong cộng đồng, đặc biệt tập trung vào các biện pháp tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các ban ngành chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường để phòng tránh các trường hợp nhiễm bệnh.
Minh Minh
Theo doisongphapluat
Sán lợn có bị tiêu diệt khi thức ăn được đun nấu sôi?
Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 80 độ C vì thế, ăn thức ăn nấu chín, không ăn rau sống sẽ phòng nhiễm sán lợn.
Tại Việt Nam, theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, cơ sở điều trị, đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành ghi nhận trường hợp nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn.
Tháng 11/2018, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM phát hiện 108 người ở Bình Phước nhiễm ấu trùng sán dây lợn. Ổ bệnh được xác định từ những con lợn nuôi ở thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa.
Những con lợn nghi ngờ bị nhiễm bệnh được đưa đi xét nghiệm đã cho thấy ấu trùng sán sống ký sinh với mật độ rất cao, 50-70 nang ấu trùng trong một kg thịt, các bộ phận của lợn như cơ, não, lưỡi đều nhiễm nang ấu trùng.
Chỉ vài tháng sau, câu chuyện liên quan đến "sán lợn" lại tiếp tục được dư luận quan tâm khi hàng loạt trẻ em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh dương tính với bệnh.
Đường đi của sán khi thâm nhập vào cơ thể. Ảnh: Zing.vn.
Chia sẻ trên báo VTC, bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cho biết sán lợn được chia làm 2 thể bệnh chính là: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành.
Ở thể ấu trùng sán lợn, con người khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể. Sau đó, âu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang.
Còn ở sán lợn trưởng thành, khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.
Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Theo ông Thiều, người bệnh khi nhiễm sán tùy vào thể trạng sẽ có những biểu hiện như đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ... Trường hợp khác, nếu sán làm kén ở não sẽ gây nhức đầu, buồn nôn, nôn, hoặc co giật, tê bì, khó ngủ hay mờ mắt.
Chia sẻ với VTC, ông Nguyễn Quang Thiều cho biết thêm, sán lợn sẽ chết ở nhiệt độ 80 độ C. Bởi vậy, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống hay tái chín.
Sán lợn bị tiêu diệt khi nấu sôi. Ảnh: Dân Trí.
Ngoài lợn, chó mèo đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Thậm chí, người cũng có thể lây truyền sán dây lợn khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh (theo thực phẩm, rau quả). Hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non vì một lý do nào đó như say tàu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ... sẽ lây nhiễm sang nhiều người khác.
Cách điều trị và dự phòng căn bệnh sán lợn:
Đường ruột: Bệnh nhân sẽ được uống thuốc đặc trị liều thấp, kết hợp với thuốc sổ tống sán ra ngoài và có thể quan sát, kiểm tra được đầu, thân, cổ của con sán
Não: Hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải cần phải điều trị tuyến chuyên khoa. Có thể dùng praziquantel, methifolat, DEC, nên phối hợp với corticoid và thuốc chống phù nề não.
Da: Có thể phẫu thuật khi thật cần thiết vì yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh. Tiêm hút dịch ở u nang, bơm 0,5 ml nước cất vào u nang để tiêu diệt đầu sán lợn.
Để tránh bệnh sán lợn đường tiêu hóa cần quản lý phân tốt, không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Nếu có bệnh sán lợn đường tiêu hóa, người bệnh cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da.
Thu Hằng
Theoi doisongphapluat
Chuyên gia chỉ mặt top thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán cao nhất phải chú ý khi ăn Thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán phụ thuộc vào môi trường nuôi trồng, nhưng cũng có khi là do thói quen ăn uống của mỗi người chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) khẳng định, nếu phải phân ra những thực phẩm nào dễ bị nhiễm sán thì...