Sự thật thông tin Minh Béo được tại ngoại nếu nộp 100 nghìn USD
Số tiền 100 nghìn USD để tại ngoại đối với những người bị cáo buộc một số tội danh như Minh Béo chỉ được áp dụng khi họ có nhà ở và nơi cư trú rõ ràng tại Mỹ.
Trong phiên luận tội ngày 15/4 tại nhà tù CJ-1 Central Men’s Jail thuộc khu tổ hợp nhà tù Theo Lacy tại Quận Cam, California, Minh Béo phủ nhận cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em. Thẩm phán vẫn giữa nguyên mức tiền thế chân để Minh Béo tại ngoại là 1 triệu USD.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí ông Đỗ Phủ, luật sư đại diện của Minh Béo khẳng định trên thực tế, chỉ cần mua bảo hiểm 100 nghìn USD và được tòa án đồng ý, nam diễn viên sẽ được tại ngoại. “Nếu không có 1 triệu USD thì Minh Béo phải có 1 căn nhà thế chân, tiền mua bảo hiểm lên tới 100 nghìn USD”.
Sau khi thông tin này được công bố nhiều người cho rằng chỉ cần 100 nghìn USD là Minh Béo có thể được tại ngoại. Còn có có thông tin cho rằng sau khi nộp 100 nghìn USD thì Minh Béo có thể về nước để chờ ngày đưa ra xét xử.
Đối với những người có nơi cư trú rõ ràng, có nhà ở thì số tiền thế chân để tại ngoại sẽ thấp hơn 1 triệu USD.
Để làm rõ vấn đề trên, PV báo Người đưa tin đã nhận được chia sẻ của một chuyên gia trong lĩnh vực hình sự, luật gia, thạc sĩ luật học Nguyễn Thị Hằng. Theo bà Hằng: Việc khẳng định Minh Béo có thể tại ngoại để điều tra nếu nộp 100 ngàn USD là chưa chính xác, dễ dẫn đến nhiều người hiểu nhầm.
Số tiền 100 nghìn USD để tại ngoại đối với những người bị cáo buộc một số tội danh như Minh Béo chỉ được áp dụng khi họ có nhà ở và nơi cư trú rõ ràng tại Mỹ. Việc có nhà ở và nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo người bị cáo buộc không bỏ trốn và chấp hành những lần triệu tập của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Điều này cũng giống như một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, đối với số người phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng thì có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú thay vì biện pháp tạm giam.
Video đang HOT
Hiện tại, được biết số tiền để Minh Béo tại ngoại vẫn được giữ nguyên 1 triệu USD, tôi nghĩ rằng các nhà chức trách có cơ sở để không thay đổi số tiền thế chân này. Còn việc nộp vào 100 nghìn USD để được ra bên ngoài như thông tin báo chí mời chỉ là đề xuất từ phía luật sư của Minh Béo.
Liên quan đến việc nếu tại ngoại điều tra, Minh Béo có bị trục xuất về nước hay phải giữ lại ở Mỹ, thạc sĩ Hằng cho hay: “Việc Minh Béo bị trục xuất về nước trong thời gian đang có những cáo buộc là không thể xảy ra. Việc này sẽ gây khó khăn trong quá trình triệu tập và xét xử Minh Béo. Hơn nữa, việc trục xuất là một trong những biện pháp, chế tài của pháp luật, nó chỉ được thực hiện khi có kết luận một ai đó vi phạm pháp luật. Trong vụ việc này vẫn chưa có kết quả chính thức”.
Minh Béo tên thật là Hồng Quang Minh, 39 tuổi, là nghệ sĩ hài được nhiều khán giả yêu thích. Anh thành lập sân khấu Sao Minh Béo (quận 11, TP HCM) và tập hợp được nhiều nghệ sĩ tham gia. Không chỉ đóng phim, diễn kịch, Minh Béo còn làm MC, đạo diễn sân khấu…
Ngày 23/3, Minh Béo bị cáo buộc quan hệ bằng miệng với một bé trai. Nạn nhân tố cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Garden Grove (GGPD).
Ngày 24/3, một thanh tra GGPD đã đóng giả thiếu niên 14 tuổi và liên lạc với Minh Béo. Sau đó, Minh Béo đi gặp thiếu niên này (thực tế do cảnh sát đóng giả) với ý định thực hiện hành động dâm ô. Cảnh sát đã bắt giữ Minh Béo.
Ngày 29/3, Văn phòng biện lý Quận Cam (OCDA, California, Mỹ) thông báo “Minh Béo bị khởi tố ngày 25/3 với các tội danh: Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thanh niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Ông Putin công khai tài sản sau nghi án Hồ sơ Panama
Ông Putin tuyên bố, có thu nhập 8,891 triệu ruble (gần 3 tỷ đồng) vào năm 2015. Ông cũng sở hữu 2 căn nhà, một mảnh đất và 2 ô tô.
Theo một tài liệu công khai thuế được đăng tải trên trang mạng của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin kiếm được 133.793 USD (gần 3 tỷ đồng) trong năm 2015, chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với thu nhập trong năm 2014, hãng thông tấn RT đưa tin.
Mỹ thừa nhận đứng sau vụ Hồ sơ Panama.
Theo bản kê khai tài sản của các nhà lãnh đạo Nga được công bố trên trang web của điện Kremlin hôm 15/4, Tổng thống Putin cũng tuyên bố quyền sở hữu với một căn hộ 77 m2, một căn hộ 153 m2, một gara ô-tô rộng 18 m2 và một mảnh đất rộng 1.500 m2. Ngoài ra, ông Putin cũng đứng tên 2 chiếc ô-tô Volga, một xe SUV Niva và một xe kéo Skif.
Vào năm 2013, thu nhập của ông Putin vào khoảng 3,6 triệu ruble, tương đương 100.000 USD vào thời điểm đó nhưng với tỉ giá hối đoái hiện tại chỉ là 54.000 USD.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev kiếm được 132.269 USD trong năm 2015. Tài sản của ông bao gồm 1 căn hộ và 2 chiếc xe Volga.
114.716 USD là thu nhập trong năm 2015 của Ngoại trưởng Sergey Lavrov. Ngoài ra, ông còn sở hữu 1 mảnh đất, 1 ngôi nhà, 1 căn hộ chung cư, 2 gara và không có chiếc xe hơi nào.
Trong năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu kiếm được 156.895 USD. Ông là chủ của 2 mảnh đất, 1 nhà riêng, 1 căn hộ và không có ô tô.
Ngoài ra, trang web của điện Kremlin cũng công bố thu nhập và tài sản của một số bộ trưởng khác như Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov (518.813 USD, 3 mảnh đất, 2 nhà riêng, 2 căn hộ chung cư, 1 gara và 3 xe hơi); Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Denis Manturov (2.178.199 USD, 1 mảnh đất, 1 căn hộ chung cư, 4 bãi đỗ xe, 2 nhà khách, 3 xe hơi) và Bộ trưởng Bộ Chính sách Minh bạchMikhail Abyzov (6.856.805 USD, 1 căn hộ, 1 trực thăng Robinson, 1 chiếc Mercedes, 1 xe chạy trên tuyết).
Thông tin trên được đưa ra ngay sau khi ông Putin tố cáo chính phủ Mỹ đứng đằng sau vụ Tài liệu Panama.
"Đứng đằng sau... là những quan chức và cơ quan chính thức của Mỹ, WikiLeaks giờ đã cho chúng ta thấy điều đó", ông chủ điện Kremlin khẳng định.
Tại diễn biến liên quan, ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thông báo, chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ cho các nhà báo tiến hành điều tra "scandal trốn thuế" (Hồ sơ Panama) nhưng không can thiệp vào công việc của họ và hoạt động điều tra không nhằm chống lại bất kỳ cá nhân hay quốc gia riêng biệt nào.
"Họ (các nhà báo) đã nhận được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả chính phủ Mỹ. USAID cũng tài trợ cho tổ chức này nhưng mục tiêu của họ không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay cá nhân cụ thể nào, mà chỉ là tiến hành một cuộc điều tra báo chí độc lập"- ông Toner nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định, Washington không hề biết trước về quá trình cũng như kết quả cuộc điều tra vì họ không can thiệp vào công việc của các nhà báo.
Trước khi Mỹ chính thức thừa nhận các thông tin liên quan tới "kẻ giấu mặt" phía sau vụ trốn thuế ảnh hưởng tới đa số quốc gia chỉ trừ Mỹ, Canada và Australia, được biết các quan chức cấp cao của nước này cũng đã phải lên tiếng xin lỗi ông Putin.
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở tại Panama. Tài liệu này tiết lộ thông tin tài chính, các thương vụ làm ăn ở nước ngoài liên quan đến gần 150 quan chức trên thế giới cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác.
Số tài liệu này, còn gọi là "Hồ sơ Panama", ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975). Hơn 400 nhà báo từ 80 quốc gia trên thế giới hiện đang cùng tham gia đánh giá và nghiên cứu các tài liệu này.
Thái An (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Kiều nữ Việt câu kết với "Tây đen" lừa đảo tiền tỷ Thông qua mạng facebook, các đối tượng đã làm quen và dụ dỗ được nhiều phụ nữ nhẹ dạ chuyển qua tài khoản cho chúng hàng tỷ đồng. Ngay 12/4, Phong Canh sat kinh tê Công an tinh Quang Ninh cho biêt, đơn vi vưa phôi hơp vơi môt sô phong nghiêp vu Công an tinh và các cuc nghiêp vu Bô Công...