Sự thật tàn khốc của cuộc nội chiến tại Nam Sudan
Cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua tại Nam Sudan thực chất đã cướp đi sinh mạng của 382.000 người, cao gấp nhiều lần so với các thống kê trước đó. Trong số này, một nửa chết bởi bom đạn chiến tranh và nửa còn lại tử vong vì dịch bệnh và không được tiếp cận các dịch vụ y tế.
Người dân Nam Sudan sơ tán tới khu vực Padding, Jonglei sau khi phải rời bỏ nhà cửa tránh xung đột ngày 4/7/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, đây là kết quả của công trình nghiên cứu mới nhất do Đại học London, thực hiện dựa trên phương pháp thống kê so sánh giữa số lượng tử vong thực tế, số lượng tử vong dự kiến, số liệu điều tra dân số và số liệu tử vong được thu thập trước đó.
Trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Đại học London, Francesco Checchi nhấn mạnh số liệu đáng buồn trên phản ánh rõ nét hơn sự khốc liệt của cuộc nội chiến và tác động của nó đối với người dân Nam Sudan cũng như sự phản ứng chậm chạp của các tổ chức nhân đạo quốc tế.
Video đang HOT
Ông Checci đã kêu gọi các nhóm tham chiến tại Nam Sudan cần tôn trọng cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức cứu trợ tiếp cận với người dân một cách kịp thời và an toàn.
Công trình nghiên cứu trên do Đại học London thực hiện với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ và Học viện Hòa bình Mỹ. Công trình nghiên cứu được đánh giá là sẽ mang lại một góc nhìn mới và chân thực hơn về cuộc nội chiến tại quốc gia non trẻ nhất thế giới này.
Nam Sudan rơi vào tình trạng bạo lực và bất ổn vào tháng 12/2013 sau khi xảy ra tranh chấp chính trị giữa Tổng thống Salva Kiir và cựu phó Tổng thống Riek Machar, dẫn đến cuộc chiến giữa các chiến binh thuộc nhóm sắc tộc Dinka trung thành với ông Kiir chống lại nhóm sắc tộc Nuer ủng hộ ông Machar.
Cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và khoảng 4 triệu thường dân bị đẩy vào cảnh tha hương, trong đó 2 triệu người phải sinh sống tại các trại tập trung trong nước và 1,9 triệu người tị nạn sang các nước láng giềng như Uganda, Sudan, Ethiopia và Kenya.
Ngày 12/9 vừa qua, Tổng thống Salva Kiir và thủ lĩnh phe nổi dậy Riek Machar đã ký kết thoả thuận hoà bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Thỏa thuận này được cho là sẽ đánh dấu một chương mới, giúp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm tại quốc gia nằm tai khu vực Trung Phi này.
Phi Hùng
Theo TTXVN
LHQ kêu gọi các bên ở Nam Sudan sớm đạt thỏa thuận hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 6/8 đã ca ngợi việc ký kết một thỏa thuận chia sẻ quyền lực ở Nam Sudan, đồng thời thúc giục các bên sớm hoàn thành thỏa thuận để chấm dứt gần 5 năm nội chiến ở quốc gia này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hối thúc các bên ở Nam Sudan đạt thỏa thuận hòa bình. (Nguồn: Daily Monitor)
Theo ông Guterres, đây là "một bước quan trọng" để cải thiện quá trình hòa bình sau sự thất bại của thỏa thuận năm 2015. Ngoài ra, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng kêu gọi tất cả các bên làm việc bằng lòng tin và thể hiện cam kết để thực hiện đầy đủ và hoàn thành thỏa thuận này càng sớm càng tốt.
Hôm 5/8, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và thủ lĩnh phe nổi dậy, cựu Phó Tổng thống Nam Sudan Riek Machar đã ký kết thỏa thuận tại Khartoum, với việc cho phép ông Machar trở lại nắm một trong 5 vị trí Phó tổng thống trong chính phủ thống nhất quốc gia.
Thỏa thuận chia sẻ quyền lực cũng quy định rằng, chính phủ chuyển tiếp sẽ có 35 bộ trưởng, gồm 20 người là đồng minh của ông Kiir và 9 người ủng hộ ông Machar cùng với những đại diện của các phe phái khác.
Từ cuối tháng 6 vừa qua, Sudan đã đứng ra làm trung gian tổ chức một số vòng hòa đàm giữa hai phe đối lập tại Nam Sudan. Trong một vòng đàm phán ở Kampala ngày 7/7 vừa qua, các bên đã nhất trí về thỏa thuận chia sẻ quyền lực, theo đó tuân thủ lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và rút quân khỏi các khu vực đô thị.
Những cuộc đàm phán được tiến hành là một phần nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm đạt được nền hòa bình lâu dài cho Nam Sudan, vốn rơi vào cuộc nội chiến chỉ 2 năm sau khi tách khỏi Sudan để trở thành một quốc gia độc lập.
Nội chiến tại Nam Sudan nổ ra từ tháng 12/2013 sau khi Tổng thống Kiir cáo buộc cựu Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chính khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn./.
Theo vietnamplus
4 người thiệt mạng vì tranh chỗ xem World Cup Cuộc xô xát đẫm máu xảy ra khi những người hâm mộ tranh giành chỗ ngồi tại một địa điểm xem World Cup qua màn hình lớn. Cuộc xô xát nổ ra trong thời gian diễn ra trận đấu giữa đội tuyển Brazil và Thụy Sĩ tại World Cup 2018. Sự việc xảy ra khi mọi người đang xem trực tiếp trận đấu...