Sự thật: Mẹ tôi không có trình độ học vấn cao nhưng bà chính là “thiên tài” trong cuộc sống
Mẹ tôi là bậc thầy kỹ năng sống với một loạt mẹo hay.
Thú thật, mẹ tôi là một phụ nữ trung niên ít học. Tuy nhiên bà lại là “ thiên tài” trong cuộc sống với những kỹ năng, kinh nghiệm dày dặn mà không một trường lớp nào có thể dạy.
Mẹ tôi chăm chỉ, gọn gàng và rất đảm đang. Ngôi nhà của chúng tôi luôn được giữ gìn sạch sẽ nhờ bàn tay khéo léo của mẹ. Đặc biệt, việc sắp xếp và lưu trữ các vật dụng trong nhà được mẹ xử lý vô cùng tài tình. Bởi vậy, không bao giờ trong nhà tôi có sự xuất hiện của 2 chữ “bừa bộn”.
Bây giờ tôi sẽ chia sẻ cho mọi người về các “mẹo bảo quản” tuyệt vời của mẹ tôi.
01. Khay đựng đồ
Phải nói rằng chiếc khay nhỏ này thực sự có tác dụng trong việc bảo quản đồ đạc của gia đình. Nó có thể đựng đồ ăn, các loại sữa, nước uống, khăn giấy… Mỗi khi cần sử dụng, việc lấy đồ ra cũng vô cùng dễ dàng mà không bị rối tung lên.
02. Giá sách trong suốt
Vốn dĩ tôi nghĩ rằng chiếc giá này chỉ có công dụng là đựng sách thôi. Song, khi vào tay mẹ tôi nó lại trở nên đa năng vượt sức tưởng tượng. Hãy cùng xem nhé:
- Khi đặt trong nhà bếp, chiếc giá có thể đựng bát rất gọn gàng hoặc dao kéo rất gọn gàng.
- Nó còn có thể trở thành vách ngăn đồ trong tủ lạnh
- Thậm chí chiếc giá còn được mẹ tôi tận dụng để bảo quản quần áo hiệu quả
- Và nếu đặt trong bếp, nó còn có thể dùng để cố định và giữ nắp nồi nầu ăn.
Video đang HOT
03. Dây phơi quần áo
Nếu bạn có dây phơi quần áo ở nhà, ngoài việc phơi quần áo, bạn cũng có thể thử các mẹo bảo quản khác giống cách làm của mẹ tôi.
Ví dụ, một dây phơi quần áo cố định vào cửa sổ bếp có thể dùng để đựng một số vật dụng nhỏ trong bếp. Hoặc bằng cách gắn dây phơi quần áo vào phía sau cánh cửa, chúng ta có ngay một nơi để để cất mũ vô cùng gọn gàng.
04. Móc treo trượt
Tận dụng một số khoảng trống rất hẹp trong nhà, điển hình như: khe hở giữa tủ lạnh và tủ bếp, khe hở ở mặt sau bồn cầu, khe hở giữa tủ phòng tắm và tường, v.v. Mẹ tôi đã tạo ra một nơi lưu trữ kín đáo và gọn gàng.
Bằng cách gắn những chiếc móc treo trượt có khả năng “thu vào kéo ra” trên các khoảng trống. Tại đây, bạn có thể treo các dụng cụ vệ sinh hoặc các vật dụng nhỏ rải rác khác trong nhà.
Kéo chúng ra khi sử dụng và đẩy vào trong những lúc bình thường để “giấu đi”. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự bừa bộn mà còn rất thuận tiện khi sử dụng.
Tham khảo nơi mua: Tại đây
05. Kẹp móc đa năng
Tôi không biết bạn đã bao giờ nhìn thấy những chiếc kẹp có móc như thế này chưa? Nhưng nếu đã biết, tôi chân thành khuyên bạn hãy sắm về nhà bởi nó rất thuận tiện cho việc cất giữ đồ.
Ở nhà tôi, mẹ tôi sử dụng item này để treo quần áo thay cho việc gấp gọn và xếp chồng lên nhau. Nhìn vừa gọn gàng lại siêu tiết kiệm không gian.
Ngoài ra, mẹ còn dùng để treo mũ của các thành viên. Bạn thấy đó, dù có bao nhiêu chiếc mũ đi chăng nữa thì vẫn có thể giữ tủ luôn ngăn nắp.
Khó tin nhưng có thật: Cô giúp việc nhà tôi "nghiệ.n" tiết kiệm tiề.n cho chủ, thích nhất biệt danh "bà hoàng tái chế"
Cô giúp việc nhà tôi thực sự rất có tâm.
Nếu bạn muốn có một ngôi nhà sạch sẽ và không bừa bộn thì việc cất giữ đồ đạc là rất quan trọng.
Khi nói đến việc lưu trữ, tôi thực sự phải dành lời khen cho cô giúp việc của gia đình mình. Không những chăm chỉ, gọn gàng, cô ấy còn có khả năng sắp xếp được các vật dụng trong nhà mà không hề tốn kém một đồng nào. Đó là lý do nhà tôi phải phong danh hiệu "bà hoàng tái chế" cho cô ấy.
01. "Hộp" đựng khăn giấy
Sau khi mua trà sữa, cô giúp việc thường giữ lại những chiếc túi và "hô biến" nó thành dụng cụ đựng giấy ăn và giấy vệ sinh. Túi trà sữa có khả năng chống thấm nước và chống ấm, nên cách tái chế này thực sự phù hợp.
02. "Hộp" đựng hành, gừng và tỏi
Để đựng hành, gừng, tỏi trong bếp, tôi dự định mua một chiếc hộp đựng.
Nhưng cô giúp việc đã ngăn lại và tự "chế" ra một chiếc hộp bằng cách rửa sạch cốc trà sữa đã uống hết. Sau đóchọc vài lỗ dưới đáy để thông hơi rồi đặt thẳng lên bếp rồi đổ tỏi, hành và gừng vào.
Chưa hết, đối với hành lá vì chúng tương đối dài nên cô ấy đã cắt bỏ nửa phần trên của chai nước khoáng ở nhà và đựng nó một cách hợp lý.
03. Lưu trữ chăn bông
Thông thường khi chuyển mùa, chúng ta nhất định phải thay chăn bông, nhà tôi cũng không ngoại lệ.
Cô giúp việc nhà tôi đã tận dụng những chiếc tay áo ngắn mà tôi không mặc để bảo quản và cất trữ chăn một cách thông minh. Sau khi chăn bông được "mặc áo", chúng trở nên gọn gàng, không chiếm diện tích tủ mà vẫn đảm bảo sự sạch sẽ. Phải công nhận đây là một thủ thuật lưu trữ thực sự tuyệt vời!
04. Bảo quản bông tai
Bạn bảo quản những chiếc khuyên tai không thường đeo thường xuyên như thế nào?
Có thể học tập phương pháp của cô giúp việc nhà tôi như sau:
- Tận dụng vỏ hộp bánh quy đã dùng hết, đặt một miếng bọt biển hoặc miếng xốp vào trong đó.
Chỉ với thao tác nhỏ đó thôi là có ngay một chiếc hộp đựng bông tai cũng như trang sức vô cùng hiệu quả rồi đó.
05. Bảo quản chai thủy tinh
Đừng vứt bỏ những chai thủy tinh bạn sử dụng ở nhà, bạn có thể giữ lại và tiếp tục tái sử dụng. Có thể dùng để đựng ngũ cốc hoặc cà phê. Vừa sạch sẽ, hợp vệ sinh và không tốn tiề.n mua thêm hộp kín.
Cô giáo mầm non ở Hải Dương lấy rác thải... làm đẹp cho trường Rất nhiều rác thải, vật dụng thải ra đã và đang được khai thác, tái sử dụng thành các dụng cụ, đồ đạc... hữu ích ở nhiều trường mầm non trong tỉnh Hải Dương. Lốp xe cũ được Trường Mầm non Đồng Tâm chế thành xích đu cho học sinh vui chơi Đẹp trường lớp Không gian sạch, đẹp của Trường Mầm non...