Sự thật mắt cô bé ở quận Thủ Đức tăng độ liên tục
Chỉ trong 3 tháng, mắt con gái tôi từ 1,5 độ đã tăng đến 2,5 độ. Nhiều người bảo nên mua vitamin bổ mắt, dầu cá hay thường xuyên nhỏ mắt để hạn chế tình trạng tăng độ.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Tố Oanh (35 tuổi, quận Thủ Đức, TP HCM) hỏi: Con gái tôi năm nay 9 tuổi (đang học lớp 4), dạo gần đây bé ghi chép không chính xác, viết chữ xấu, học hành sa sút. Khi tôi hỏi thì bé nói nhìn lên bảng không thấy rõ, nhòe chữ, mỏi mắt…Tôi đã đưa bé đến phòng khám tư, bác sĩ (BS) thông báo mắt bé đã tăng lên 2,5 độ mà trước đó 3 tháng mắt con gái tôi chỉ 1,5 độ. Nhiều người bảo nên mua vitamin bổ mắt, dầu cá hay thường xuyên nhỏ mắt để hạn chế tình trạng tăng độ. Nếu dùng thuốc bổ mắt, thuốc nhỏ mắt… có hạn chế được tình trạng tăng thị lực hay không?
Ths-BS Phan Phước Thái Bình, Trưởng Khoa Mắt Bệnh viện Mắt KTC Phương Nam, trả lời: Trẻ em là lứa tuổi dễ bị tăng độ cận nhất, bởi các bé chịu tác động của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống. Có thể nói bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại, quan tâm của nhiều phụ huynh.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng thị lực ở trẻ như các bé xem ti vi, điện thoại quá nhiều. Chưa kể đến việc học, đọc sách, xem điện thoại quá gần và thiếu ánh sáng. Do vậy phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến việc học, đọc sách, xem điện thoại của con mình để hạn chế việc mắt làm việc quá nhiều, gây hại cho bé.
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc bổ mắt với những lời giới thiệu rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại thuốc bổ mắt chỉ là những chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho mắt chứ không có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh. Không ít phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ uống thuốc bổ mắt thường xuyên sẽ ngăn ngừa được cận thị; mắt trẻ sẽ sáng nếu bị cận thị hoặc hạn chế tăng độ nếu dùng thuốc bổ mắt thường xuyên là hoàn toàn sai lầm.
Video đang HOT
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi thể thao để giúp mắt bớt căng thẳng thay vì cứ dán mắt vào điện thoại, ti vi…Khi học bài, đọc sách, xem điện thoại…phải giữ một khoảng cách an toàn, cỡ 2 gang tay (30 – 35 cm) và phải đầy đủ ánh sáng. Với trẻ nhỏ, khi đọc sách, xem ti vi khoảng 30 phút thì nên để mắt thư giãn, nghỉ ngơi tầm 5 – 10 phút.
Mặt khác, phụ huynh cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau, củ, quả như cà chua, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng, sữa…Đối với trẻ mới phát hiện cận thị ở mức độ nhẹ chỉ nên cho trẻ đeo mắt kính khi nhìn ở tầm xa.
Đặc biệt, khi khám mắt cho trẻ, nên đưa trẻ đến BV hoặc phòng khám có uy tín để tránh trường hợp đo hoặc chỉ định dùng kính cho bé không chính xác. Có nhiều bé cận ở mức độ nhẹ, hoặc cận giả khi cho đeo thử kính thì thấy rõ hơn nhưng được vài hôm thì lại xuất hiện cảm giác chóng mặt, nhức đầu. Bởi, trẻ không bị cận thị, chỉ cần nghỉ ngơi, giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, mắt bé đã có thể trở lại bình thường. Một vấn đề đáng lưu ý khác là phụ huynh không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt bừa bãi khi không rõ về tác dụng và chất lượng của thuốc.
Trịnh Thiệp
Theo Người lao động
4 hậu quả tai hại của việc thường xuyên dụi mắt
Ngứa mắt thường xuất hiện do bị kích ứng hay làm việc liên tục trên màn hình máy tính. Dụi mắt sẽ làm thỏa mãn cơn ngứa và mang lại cảm giác dễ chịu nhưng về lâu dài sẽ gây ra những tổn hại cho mắt.
Dụi mắt thường xuyên sẽ gây bệnh cho mắt - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dụi mắt có thể kích thích dây thần kinh phế vị, giúp giảm nhịp tim và giảm căng thẳng. Dụi mắt thường xuyên lại có thể gây bệnh cho mắt, làm trầm trọng thêm các bệnh hiện có và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dụi mắt thường xuyên sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
Bị bệnh mắt nghiêm trọng
"Dụi mắt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng giác mạc bị yếu và gây biến dạng giác mạc gọi là keratoconus", Reader's Digest dẫn lời giáo sư nhãn khoa Mark Mifflin tại Đại học Utah (Mỹ).
Dụi mắt thường xuyên gây cọ xát giác mạc, khiến giác mạc mỏng hơn và biến dạng. Nếu những tổn hại quá lớn thì bắt buộc phải ghép giác mạc, giáo sư Mifflin giải thích.
Xước giác mạc
Một sợi lông mi, bụi hay thứ gì đó rơi vào mắt sẽ gây kích ứng, ngứa và khiến chúng ta dụi mắt. Trên thực tế, mọi người không nên dụi mắt vì làm thế có thể khiến tình hình tệ hơn.
Dụi mắt làm cọ xát giác mạc, có thể khiến giác mạc bị trầy xước. Thông thường, trầy xước giác mạc sẽ khỏi chỉ 1 hoặc 2 ngày, Tuy nhiên, nó cũng thể gây lở loét giác mạc, theo Mayo Clinic.
Thay vì dụi khi có vật lạ lọt vào mắt, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên dùng nước sạch hay nước muối sinh lý để rửa mắt.
Khiến bệnh tăng nhãn áp thêm nặng
Tăng nhãn áp là tình trạng mà chất lỏng tích tụ trong mắt, có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Cuối cùng là mù lòa. Dụi mắt sẽ khiến tăng nhãn áp thêm nặng, giáo sư nhãn khoa Charles McMonnies tại Đại học New South Wales (Úc) cho hay.
Nguyên nhân vì dụi mắt sẽ làm gián đoạn lưu thông máu đến mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị lực và làm mù vĩnh viễn, giáo sư McMonnies nói thêm.
Làm cận thị thêm nặng
Trong các loại cận thị có một loại gọi là cận thị thoái hóa. Đây là tình trạng cận thị nặng đi đôi với việc thoái hóa nửa phần sau của nhãn cầu. Việc cọ xát, dụi mắt có thể khiến cận thị ở dạng này thêm nghiêm trọng, theo MSN.
Theo thanhnien
Thêm một ca tử vong vì sốt xuất huyết tại Đồng Nai Thấy con bị sốt, gia đình đưa bé đến các bệnh viện tư để điều trị nhưng tình trạng ngày càng trở nặng. Cuối cùng, bệnh nhân đã tử vong. Ngày 6/12, tin từ trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trên địa bàn huyện vừa có một ca tử vong do sốt xuất huyết. Phun thuốc diệt...