Sự thật kinh hoàng về các mỹ phẩm làm đẹp
Bạn có nguy cơ ung thư cao khi dùng quá nhiều hóa mỹ phẩm dành cho tóc, hãy hạn chế việc sơn sửa móng tay, móng chân, serum làm dài mi nguy hại hơn bạn nghĩ.
Không phải tất cả các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp đều tốt và phù hợp với mọi người, có một sự thật về tác hại khôn lường của hóa mỹ phẩm làm đẹp mà các nhà sản xuất luôn che giấu chúng.
Người bình thường không thể biết và kiểm soát hết tất cả các thành phần có trong hóa mỹ phẩm, họ thường mua mỹ phẩm dựa vào những lời quảng cáo. Dưới góc nhìn khoa học, lại tồn tại một danh sách dài các hóa chất trong mỹ phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Ngay cả các dụng cụ hoặc các phương pháp làm đẹp cũng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Hơn1/2 số sản phẩm làm thẳng tóc chứa formaldehyde
Mặc dù trên các sản phẩm duỗi tóc, hay làm thẳng tóc, thường ghi không có formaldehyde. Nhưng qua kết quả xét nghiệm thực tế tại Mỹ cho thấy hơn một nửa số các sản phẩm làm thẳng tóc đều có chứa formaldehyde. Tiếp xúc lâu với chất formaldehyde có thể gây ung thư. Nếu một người vài tháng duỗi tóc một lần có thể không có nguy cơ đối với bản thân người đó, nhưng với các thợ làm tóc chuyên nghiệp, đây thực sự là một mối nguy tiềm ẩn gây ung thư.
Sử dụng máy là tóc hại hơn sấy tóc
Sử dụng bảng là tóc khiến tóc thẳng mượt hơn bởi có sự tác động nhiệt trực tiếp trên từng sợi tóc, nhưng hành động này đang phá vỡ cấu tạo của tóc. Nếu dùng nhiều và liên tục sẽ làm hư tóc.
Thuốc làm thẳng tóc có chứa chất gây ung thư.
Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Mặc dù chưa đi đến thống nhất, nhưng một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy có mối liên hệ giữa những phụ nữ mắc bệnh ung thư máu, bạch cầu thể lymphoma do sử dụng thuốc nhuộm tóc. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa ung thư vú với thuốc này. Phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo không tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Dùng kính áp tròng có nguy cơ nhiễm trùng mắt
Làm đẹp bằng kính áp tròng đang trở thành xu hướng làm đẹp thời thượng. Nhưng không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ chấn thương mắt hoặc nhiễm trùng, nặng có thể dẫn đến mất thị lực. Sử dụng kính áp tròng cần có sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để tránh làm tổn thương mắt.
Phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo không tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Video đang HOT
Tinh chất (serum) làm dài mi
Tinh chất làm dài mi thực chất là một loại thuốc bán theo đơn có tên Latisse. Thuốc này được sử dụng bằng cách bôi vào lông mi mỗi ngày và làm dầy mi sau 4 tháng. Tuy nhiên nó cũng có một số tác dụng phụ mà không “quảng cáo” nào nói đến, đó là thuốc làm tối vùng da xung quanh mắt, gây dị ứng hoặc làm biến đổi màu mắt.
Serum làm dài mi không hề tốt cho mắt.
Gắn lông mi giả cũng gây chấn thương mắt
Việc gắn lông mi giả tưởng như là việc đơn giản, vô hại, nhưng thực tế là nó vẫn có rủi ro nhất định đối với sức khỏe của con người từ các chất kết dính. Chất dính lông mi giả có thể gây kích ứng mí mắt hoặc gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra chưa có bất kỳ thuốc nào được Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn để nhuộm lông mi.
Các sản phẩm chống nám, làm trắng da lạm dụng hydroquinone
Hydroquinone là chất thường được sử dụng trong kem làm trắng da, và là thành phần chủ yếu trong kem trị nám. Lạm dụng hydroquinone có thể gây ra đổi màu da. Bởi dùng hydroquinone có khả năng làm mất hắc tố da vĩnh viễn, hủy tế bào sắc tố, bệnh này do lắng đọng sắc tố xanh đen làm vùng da thoa kem sẽ bị xám, xanh, đen. Ở châu Âu, đây là hoạt chất đã bị cấm sử dụng.
Thẩm mỹ tái tạo bề mặt da
Sử dụng laser để tái tạo bề mặt da thực chất là loại bỏ các lớp trên cùng của da, xóa các vết đồi mồi, tạo lớp da mới mà không cần sử dụng bất cứ một loại hóa mỹ phẩm nào. Nguy cơ của phương pháp này là để lại sẹo hoặc gây đổi màu da.
Mối nguy từ việc làm móng
Sản phẩm móng tay chứa một loạt các hóa chất độc hại như formaldehyde, phthalates, acetone, toluene. Hơi của thuốc đánh móng tay có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và đường hô hấp. Nhân viên làm móng có nguy cơ nhiễm độc và bị phản ứng hơn bởi họ phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này. Sơn sửa móng tay chân còn có thể dẫn đến nhiễm nấm hoặc vi khuẩn do dụng cụ không được tiệt trùng đúng cách.
Làm móng tay, móng chân là sở thích của nhiều chị em, nhưng thuốc làm móng rất gây hại cho sức khỏe.
Hóa chất paraben trong mỹ phẩm gây ung thư
Paraben là chất bảo quản thường thấy nhất trong mỹ phẩm, bao gồm cả sản phẩm trang điểm, dưỡng ẩm, và các sản phẩm chăm sóc tóc. Một nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây ung thư vú và vô sinh nam. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng về nguy cơ đối với sức khỏe của Paraben nhưng các chuyên gia sức khỏe vẫn khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩn không có Paraben làm chất bảo quản.
Tuân thủ hạn sử dụng của các sản phẩm làm đẹp
Không có một thời hạn chung cho các loai mỹ phẩm làm đẹp nhưng có thể có một công thức cơ sở để bạn tham khảo, qua đó tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Phấn nền – 1 năm
Phấn mắt – 2 năm
Son môi – 1 năm
Mascara – 3 đến 4 tháng
Không nên dùng quá lâu mỹ phẩm trang điểm.
Theo Zing
Bí quyết nhuộm tóc an toàn
Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy, thuốc nhuộm tóc có thể chứa độc tố gây ung thư ở người sử dụng cũng như nhân viên chăm sóc tóc.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.
Để củng cố nhận định trên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu của 295 nữ nhân viên làm tóc; 32 người thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm cùng với 60 người không sử dụng chúng trong vòng một năm qua.
Kết quả là, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm có mức toluidine trong máu cao. Họ cũng là đối tượng dễ đối diện với nguy cơ ung thư bàng quang.
Trong quá trình thử nghiệm mẫu máu chứa 8 hợp chất gây ung thư, nghiên cứu phát hiện hàm lượng hóa chất o-và m-toluidine ở các nhân viên làm tóc khá cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nhân viên làm tóc nên có biện pháp phòng ngừa cần thiết trong quá trình làm việc phục vụ khách hàng.
Cụ thể, khi chọn sản phẩm làm đẹp. Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng; cần thận trọng với những cảnh báo được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có dấu hiệu làm giả; không lạm dụng thuốc nhuộm thường xuyên.
Việc giữ thuốc nhuộm lâu không có tác dụng làm tóc dễ bắt màu hơn. Bạn chỉ nên giữ thuốc nhuộm trên tóc trong thời gian quy định; tránh trộn các loại thuốc nhuộm tóc; không để thuốc rơi vào lông mày và lông mi.
Khi tiến hành, các nhân viên nên sử dụng găng tay, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đồng thời, cố gắng tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da khách hàng.
Lưu ý, khi tiến hành gội đầu sau khi nhuộm, bạn không nên chà xát mạnh khiến da đầu bị xước. Thực hiện gội nhiều lần cho đến khi trôi hết thuốc nhuộm trên tóc.
Không nhuộm tóc khi đang mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Những người có mụn, viêm da hay thương tích trên mặt, da đầu không nên nóng vội thực hiện công đoạn làm đẹp bằng cách thay đổi màu tóc. Hãy đợi đến khi cơ thể lành lặn để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
Theo Alobacsi
Khuôn mặt biến dạng rùng rợn sau khi nhuộm tóc Bà mẹ 3 con Jo Thomson bị sưng mặt, mắt gần như bị mù sau khi nhuộm tóc. Vào năm 2011, bà mẹ 3 con Jo Thomson đã gặp phải một ca dị ứng thuốc nhuộm đặc biệt nghiêm trọng. 3 năm sau, mặc dù đã hết sức nỗ lực cứu chữa nhưng ca dị ứng ngày nào đã để lại những dấu...