Sự thật không ngờ về trái đào tiên ăn vào ‘trường sinh bất lão’ trong Tây Du Kí
Những trái đào tiên khổng lồ được Tôn Ngộ Không ăn ngon lành trong Tây Du Kí th ực chất là thứ mà không phải ai cũng nghĩ đến.
Trái đào tiên ‘ trường sinh bất lão’ trong Tây Du Kí
Tây Du Ký là một bộ phim đòi hỏi kỹ xảo rất nhiều vì trong phim có quá nhiều khung cảnh về thiên cung, hội bàn đào, cung Quảng… mà trong điều kiện hơn 30 năm trước thì thật tình, cả đoàn làm phim do Dương Khiết làm đạo diễn lại không có nhiều kinh phí, vì vậy, cái gì tự làm được thì cả đoàn sẽ cùng nhau làm, dù chỉ là làm thủ công. Trong đó, sản phẩm thủ công được xuất hiện trong phim làm họ tự hào hơn cả, chính là vườn đào tiên và quả đào tiên khổng lồ.
Theo nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân, quả đào tiên cũng không kém phần vi diệu như củ nhân sâm trên khi mà quả đào ra hoa kết quả cũng mấy ngàn năm, và quả chín thôi cũng mất 9000 năm, tất nhiên, ăn vào thì cũng sẽ trường sinh bất lão. Vì thế, để làm ra quả đào tiên phù hợp với tính chất “thần thánh” trên, đạo diễn Dương Khiết cũng nghĩ quả đào trong phim phải to thật to và vườn đào cũng phải nặng trĩu quả. Chưa kể bà còn yêu cầu phải có cảnh Tôn Ngộ Không cắn quả ăn cho khán giả thích thú.
Cây thật, vườn và lá giả
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, chứ việc tìm một vườn đào thật có quả khổng lồ ăn được để quay phim vào thời điểm đó là bất khả thi, chưa kể nếu có thì đoàn cũng không đủ kinh phí để thuê vài ngày quay phim.
Theo đó các chuyên gia thiết kế mỹ thuật của đoàn với người đứng đầu là Mã Vận Hồng đã cử nhân viên khảo sát một vườn đào ở ngoại ô Bắc Kinh, mua hàng chục gốc đào về cung thể thao. Sau khi tổ đạo cụ “trồng” những gốc đào thật trong cung khiến cả ê-kíp ngỡ như đang chứng kiến một vườn đào thật.
Sau khi bàn bạc tính toán, đạo diễn Dương Khiết quyết định thuê địa điểm tại cung thể dục thể thao của trường Dục Anh (nay là Trường THCS số 25 thuộc quận Hải Định, Bắc Kinh).
Tại đây, các chuyên gia bối cảnh, đạo cụ, ánh sáng đã sắp xếp và cải tạo đơn giản toàn bộ diện tích cung thể thao của trường để có thể bố trí đạo cụ, máy móc cho việc ghi hình, bao gồm hệ thống chiếu sáng, máy ghi âm, phông nền dạng tròn, bao quanh tứ phía treo trên trần tạo cảnh bầu trời…
Theo đó các chuyên gia thiết kế mỹ thuật của đoàn với người đứng đầu là Mã Vận Hồng đã cử nhân viên khảo sát một vườn đào ở ngoại ô Bắc Kinh, mua hàng chục gốc đào về cung thể thao. Sau khi tổ đạo cụ “trồng” những gốc đào thật trong cung khiến cả ê-kíp ngỡ như đang chứng kiến một vườn đào thật.
Đội thiết kế mỹ thuật nhanh chóng tạo ra những chiếc lá đào giả, tạo thành từng tán, từng chùm lá gắn lên thân cây, khiến ngay cả nhân viên trong đoàn khi đứng gần cũng khó phân biệt được đâu là thật giả.
Quả đào trường sinh bất lão thực chất là khung tre và bột giấy
Hình ảnh trên phim về vườn đào tiên xuất hiện những cây đào sai trĩu quả, quả nào quả nấy đều to ngoại cỡ. Những quả đào tiên “hàng vạn năm tuổi mới kết trái” với kích thước khổng lồ thời kỳ đó ở Trung Quốc không thể tìm đâu ra, mặc dù hiện nay đã có loại đào lai có thể to hơn những quả đào tiên dựng trong phim.
Vì vậy, đoàn phim đã phải sử dụng đạo cụ để tạo ra những quả đào tiên. Được biết những quả đào tiên được tạo ra bằng cách sử dụng tre đan thành hình tròn và được cố định bằng dây thép. Tiếp đến phủ bột giấy tạo hình trái đào và sơn màu để cho ra màu sắc giống y như một quả đào thật với kích cỡ đúng như những quả đào tiên thường thấy trong những bức họa dân gian.
Kết quả tổ chuyên gia đạo cụ đã tạo ra hàng trăm quả đào với nhiều kích cỡ khác nhau, không quả nào giống quả nào. Quá trình này mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi cả sự khéo léo, tỉ mỉ, nhờ vậy khi lên phim khán giả có cảm giác như thấy những quả đào tiên thực sự.
Nhiều người thắc mắc đạo cụ tạo nên đào tiên là khung tre và bột giấy có phải quá nhẹ và không tạo dược cảm giác của một quả đào khổng lồ hay không, trong khi nếu sử dụng chất liệu sáp nến sẽ tạo ra những quả đào giống y như thật. Thực tế nếu sử dụng chất liệu sáp rất dễ bị hư hỏng và xây xát. Hơn nữa, bề mặt quá nhẵn và bóng của chất liệu sáp rất dễ phản chiếu ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng, không có lợi cho việc ghi hình.
Trong cảnh quay ở vườn đào tiên, nhân vật Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng) hái trộm và cắn đào tiên mọng nước, tạo ra âm thanh xồn xột khi nhai. Ấy vậy nhưng những trái đào này lại làm bằng khung tre và bột giấy làm sao ăn được như trên phim.
Bí quyết ở chỗ các chuyên gia đạo cụ tài năng và nhanh trí đã khoét sẵn một lỗ trên những quả đào nhất định được đánh dấu sẵn, sau đó nhét quả đào thật vào bên trong.
Khi ghi hình, Lục Tiểu Linh Đồng buộc phải hướng phần quả đào thật về phía miệng và ăn một cách ngon lành, trong khi phía quả đào giả sẽ quay hướng ra phía ống kính máy quay. Lúc này khán giả cảm thấy Ngộ Không đang ăn đào tiên là thật. Những người xem tinh mắt còn thấy khi Lục Tiểu Linh Đồng cắn vào quả đào và có nước chảy ra, bám vào lông mặt, lông tay hết sức sống động và chân thực.
Xem thêm: Vườn đào tiên Tây Du Ký
Theo doisongvietnam.vn
Hé lộ cuộc sống hiện tại của diễn viên đóng Phật tổ Như Lai trong Tây du ký 1986
Chu Long Quảng- người vào vai Phật tổ Như Lai trong phim Tây du ký hiện có cuộc sống đời tư bình yên không thị phi...
Dấu ấn "Phật tổ Như Lai" của Chu Long Quảng
Tây du ký 1986 là bộ phim thành công nhất trong tất cả các phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân. Không chỉ ghi tên mình vào danh sách các tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ, bộ phim còn tạo ra loạt các nhân vật kinh điển, từ dàn diễn viên chính như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thuỵ, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa... đến diễn viên phụ thời lượng xuất hiện ít ỏi như Tây Lương nữ vương của Chu Lâm hay Phật tổ Như Lai của Chu Long Quảng...
Nói đến vai diễn Phật tổ Như Lai, đến nay, chưa có ai vượt qua Chu Long Quảng về thần thái, cũng như tạo hình nhân vật.
Mặc dù ông đóng nhiều phim thành công, nhưng vai diễn thoáng qua như "Phật tổ Như Lai" mới để lại ấn tượng sâu đậm. Thời đó, đạo diễn Dương Khiết khó khăn lắm mà mãi chưa tìm được diễn viên nào thích hợp thủ vai Phật tổ Như Lai. Sau cùng bà được người quen giới thiệu cho nam diễn viên Chu Long Quảng.
Ngay lần đầu thử vai, ông đã dễ dàng chiếm được cảm tình của đạo diễn bởi hình mẫu thánh thiện, ánh mắt nhìn thấu tâm can vô cùng hoàn hảo. Hoá trang của nam diễn viên gạo cội xuất sắc đến mức, mọi người trong đoàn làm phim và người dân đến xem quay phim còn tường ông là "Phật sống" hiển linh. Thậm chí, ông còn được người dân tặng hoa quả để cúng lễ và chắp tay vái lạy. Nhờ vậy mà hình ảnh của ông in đậm trong tâm trí của khán giả Tây du ký khi đó.
Nhiều năm sau khi bộ phim phát sóng, ông vẫn được mọi người nhớ đến và yêu mến. Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 2016 chia sẻ về cuộc sống sau 30 năm tham gia Tây du ký, diễn viên họ Chu kể: "Mỗi lần tôi ra đường, có người nhận ra tôi lại gọi tôi là Phật tổ. Họ nói xem phim mà bất ngờ lắm và tự hỏi sao có người giống Phật tổ trong trí tưởng tượng đến thế".
Chính ông cũng thừa nhận, dù tham gia nhiều phim nổi tiếng, nhưng vai diễn thoáng qua trong Tây du ký 1986 lại khắc tên tuổi ông trong lòng khán giả cho đến bây giờ.
Chu Long Quảng cuộc sống bên vợ và 3 cô con gái xinh đẹp
So với nhiều diễn viên khác trong Tây du ký 1986, nghệ sĩ Chu Long Quảng khá kín tiếng về cuộc sống đời tư. Chỉ biết, ông kết hôn khá muộn, lúc 35 tuổi. Vợ của ông tên là Ngô Huệ Phương.
Nghệ sĩ Chu Long Quảng và vợ hạnh phúc bên nhau.
Hai vợ chồng ông có với nhau 3 con gái mà theo như ông mô tả là "bốn nàng tiên và một kẻ hầu". Khi nhắc đến ba con gái xinh đẹp và hiếu thuận, ông không giấu nổi sự tự hào, cũng như tình yêu vô bờ. 3 cô con gái của ông rất ít xuất hiện trên báo chí. Chỉ biết qua những thông tin và hình ảnh ít ỏi từng được tiết lộ, cả 3 đều xinh đẹp và thành công.
Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 2016, ông chia sẻ: "42 năm qua, chúng tôi đã cùng nắm tay nhau vượt qua nhiều sóng gió. Các con giờ cũng đã trưởng thành. Các cháu cũng xinh đẹp và ngoan ngãn. Chúng tôi đã quá mãn nguyện và không có gì phải nưới tiếc. Đời người có mấy lần 40 năm đâu".
Chu Long Quảng và con gái.
Sinh ra ở thời kỳ tư tưởng "trọng nam khinh nữ" còn nặng nề, Chu Long Quảng từng bị gia đình thúc giục lấy vợ hai để sinh con nối dõi tông đường. Tuy nhiên, ông bỏ ngoài tai hết, vẫn hết mực yêu thương vợ và 3 con gái.
Ở tuổi 80, "Phật tổ Như Lai" Chu Long Quảng không gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ. Ông ít khi ốm đau, và vẫn còn rất minh mẫn. Hiện tại, thời gian của ông chủ yếu dành cho gia đình, chăm sóc cây cỏ, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp cũ kể chuyện ngày xưa.
Chu Long Quảng (đứng thứ hai bên phải) hội ngộ dàn diễn viên Tây du ký 1986.
Chu Long Quảng sinh năm 1939 ở Tây An, từng tốt nghiệp khoa Biểu diễn tại Học viện Nghệ thuật Lan Châu, đã vụt sáng ngay từ vai diễn đầu tay trong vở kịch Hàng long phục hổ.
Năm 1961, Chu Long Quảng trở thành giảng viên tại Học viện Kịch nghệ Trung ương.
Năm 1986, ông tham gia đóng phim Tây du ký 1986 trong vai "Phật tổ Như Lai".
Năm 1992, ở tuổi 53 ông tiếp tục duy trì hoạt động nghệ thuật, tham gia đạo diễn và diễn xuất trong hơn 30 vở kịch, phim truyền hình và điện ảnh.
Hiện tại, ông đã gần chạm mốc 80 tuổi, và nghỉ hưu được 5 năm. Được biết, ngoài vai trò diễn viên, ông còn từng là Hiệu trưởng Học viện Điện ảnh Đông Phương và cố vấn cao cấp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh
Theo nguoiduatin.vn
Tại sao 'Hồng Hài Nhi' 'biến mất' khỏi làng giải trí? Sau vai diễn 'Hồng Hai Nhi' kinh điển trong 'Tây Du Kí', Triệu Hân Bồi đã 'bặt vô âm tín' với truyền thông. Theo báo chí Trung Quốc, năm 1985, khi đạo diễn Dương Khiết cùng đoàn làm phim chuẩn bị bắt tay vào quay tập phim ' Đại chiến Hồng Hài Nhi' của 'T ây Du Ký' , thư ký trường quay...