Sự thật ít người biết đằng sau bức tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng nhất nước Mỹ
Và nó liên quan đến một hiện tượng hóa học rất quen thuộc.
Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng đã quá nổi tiếng của thành phố New York và cả nước Mỹ. Bản thân bức tượng cũng mang trong mình rất nhiều câu chuyện, rất nhiều bí mật mà cho đến ngày nay nhiều người vẫn không hay biết.
Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với một bí mật như thế. Ít ai biết rằng bức tượng kiên cố này đã suýt nữa thì bị sụp đổ, mà không phải do lỗi của con người.
Trước tiên, hãy đến với cấu tạo của bức tượng. Bề mặt của tượng Nữ thần Tự do được làm bằng cách rập nổi các lá đồng dày từ 2,5 đến 3mm thay cho kỹ thuật đúc đồng thông thường, sau đó được sơn trắng lên toàn bộ bức tượng.
Để giữ cho bức tượng đứng vững với chiều cao lên tới 42m thì cần có một cấu trúc chịu lực đủ vững. Đó là một trụ trung tâm gồm 4 cột sắt giằng chặt vào nhau. Trụ này cao 29m, neo chặt vào bệ tượng. Ngoài ra, trên đỉnh có một trụ thứ hai cao 12,2m để giữ cánh tay cầm đuốc được ổn định.
Video đang HOT
Với quy mô cùng cấu trúc xây dựng kiên cố như thế, rất ít người biết rằng nó đã trải qua một đợt hư hại nghiêm trọng. Cụ thể, vào những năm 1980, khi Dịch vụ Công viên Quốc gia quyết định ngừng sơn và bảo trì hiện trạng của bức tượng, họ phát hiện ra nó đang bị phá hủy từ bên trong.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này mới đang chú ý: Chính lớp vỏ đồng và khung sắt bên trong, vốn tiếp xúc với nhau, lại có sự xúc tác của nước và muối. Kết hợp lại, chúng đã tạo ra một phản ứng điện hóa, cho phép các electron tách ra tự do và các ion từ sắt di chuyển qua đồng.
Electron di chuyển qua lại giữa các kim loại, tạo ra một dòng điện nhỏ nhưng… có võ. Dòng điện này ăn mòn các thanh thép, trong khi lớp đồng vẫn nguyên vẹn. Do vậy, chỉ nhìn bằng mắt thường thì không thể biết bức tượng đang bị ăn mòn từ bên trong.
Sau đó, các kỹ sư đã khắc phục vấn đề bằng cách đổi các khung sắt đã bị han gỉ bằng các mảnh thép mới, và sử dụng lớp phủ Teflon để đảm bảo các kim loại khác nhau không tiếp vào nhau.
Hiệp hội các kỹ sư xây dựng Mỹ thậm chí đã tặng một bộ sơ đồ được thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính cho Dịch vụ Công viên quốc gia, thay thế các bản vẽ gốc bị mất ở Paris vào đầu những năm 1900. Và nhờ đó mà bức tượng vẫn tồn tại đến ngày nay, trong khi sự việc này vẫn là một bí mật với rất nhiều người.
Theo noichungla
Giáng đòn đau với Trung Quốc, ông Trump lĩnh đủ búa rìu dư luận
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc đã gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Mỹ.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã đẩy cuộc chiến thương mại leo thang lên một nấc mới, đồng thời gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Mỹ cùng nhiều tổ chức và hiệp hội kinh doanh tại nước này.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung diễn biến phức tạp. Ảnh: The Financial Courier.
Tổng thống Trump cho biết, ông đã chỉ thị cho Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức thuế bổ sung 10% sẽ được áp dụng từ ngày 24/9 cho đến hết năm 2018. Từ ngày 1/1/2019, mức thuế bổ sung sẽ tăng lên 25%.
Làn sóng chỉ trích ngay tại nước Mỹ
Quyết định của ông Trump đã bị nhiều nghị sỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng các tổ chức kinh doanh Mỹ chỉ trích. Tất cả những lời chỉ trích đều xoay quanh cảnh báo của các nhà kinh tế học cho rằng, hàng rào thuế quan của Mỹ đặt ra với Trung Quốc cũng sẽ gây tổn hại các tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng Mỹ bởi vì điều đó làm gia tăng giá nhập khẩu các loại hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc có thể thực hiện hành động trả đũa đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, khiến người nông dân Mỹ lao đao.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Heidi Heitkamp của bang Bắc Dakota khẳng định: "Sự leo thang trong cuộc chiến thương mại đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực nông thôn của nước Mỹ, vốn đang bị ảnh hưởng bởi những bất ổn trên thị trường".
Trong khi đó, Hạ nghị sỹ Kevin Brady, thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa khẳng định: "Tôi lo ngại rằng khi mức thuế mới được áp đặt, người dân Mỹ sẽ bị buộc phải trả những chi phí phát sinh cho các mặt hàng, trong trường hợp này là gần như một nửa các mặt hàng mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Tôi cho rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần phải đối thoại một cách xây dựng để tìm kiếm giải pháp sâu rộng và lâu dài giải quyết căng thẳng thương mại, tạo chỗ đứng cho các nhà sản xuất, nông dân và công nhân Mỹ".
Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ đã kêu gọi Mỹ và Trung Quốc đối thoại để giảm căng thẳng thương mại:"Không ai chiến thắng trong cuộc chiến thương mại và công nhân làm trong lĩnh vực sản xuất hy vọng chính quyền sẽ có cách tiếp cận nhanh chóng mang lại kết quả khả quan. Giờ là lúc cần đối thoại, chứ không phải giáng đòn về thuế quan. Các nhà sản xuất đã vạch ra kế hoạch chi tiết để thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ-Trung, mà sẽ dẫn tới việc chấm dứt các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc".
Ông Matthew Shay, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF) nhận định: "Mỗi khi cuộc chiến thương mại leo thang thì nguy cơ rủi ro đối với người tiêu dùng Mỹ ngày càng gia tăng. Với vòng áp thuế mới nhất, nhiều người lao động Mỹ sẽ sớm tự hỏi tại sao hóa đơn mua sắm của họ ngày càng cao hơn còn hầu bao thì luôn bó hẹp".
Hiệp hội công nghệ tiêu dùng Mỹ thì cho rằng: "Việc áp thuế hiện nay của chính quyền Tổng thống Donald Trump không phải là một chính sách thương mại hiệu quả và có thể vi phạm luật pháp Mỹ. Quốc hội không trao cho Tổng thống hoặc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ quyền theo đuổi một cuộc chiến thương mại. Chúng tôi hối thúc chính quyền xem xét lại cách tiếp cận sai lầm về việc tăng thuế vì điều đó khiến các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải trả giá".
Cuộc chiến chưa có điểm dừng
Đây là lần đầu tiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump công khai kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại kéo dài tới tận năm 2019 hoặc có thể lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải học cách chung sống với chi phí nhập khẩu tăng cao và coi đây là điều bình thường. Đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Donald Trump vẫn tranh luận rằng ông đang sử dụng thuế quan như một công cụ để buộc các đối tác thương mại của Mỹ tới bàn đàn phán.
Thuế quan, theo lập luận của ông là nhằm đảm bảo một "thỏa thuận tốt hơn" dành cho các doanh nghiệp và công nhân Mỹ trên toàn cầu. Khi tuyên bố áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngày 17/9, Tổng thống Trump một lần nữa lặp lại quan điểm này. Ông cũng nhấn mạnh luôn dành "sự tôn trọng và yêu mến" đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và để ngỏ khả năng về một cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, trong tất cả các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại, Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra ông thích áp đặt thuế quan và có quyền áp đặt chúng. Những nhân vật cứng rắn trong chính quyền của ông từng có ý định buộc các công ty Mỹ đưa chuỗi cung ứng sản phẩm của họ về nước. Tổng thống Trump cũng cho rằng áp đặt thuế quan là một cách buộc các công ty Mỹ chuyển thêm nhiều sản phẩm của họ về Mỹ.
Ông Philip Levy, người từng làm việc trong Hội đồng Cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống George W.Bush nhận định: "Tổng thống Trump rất thích áp thuế. Mặc dù ông nhận ra rằng cuộc chiến thương mại có thể tạo cú sốc đối với người nông dân và các thị trường, song ông vẫn tuyên bố đây là một phần của một cuộc đàm phán. Nhưng trên thực tế ông đang dập tắt tất cả các nỗ lực đàm phán"./.
Hồng Anh
Theo VOV.VN
5 khoảnh khắc liên quan đến vụ 11/9 khiến ông Trump bị dư luận chỉ trích Sự kiện 11/9 đã trở thành một trong những khoảnh khắc quyết định của lịch sử hiện đại của nước Mỹ và được ví như nỗi đau của đất nước này. Tuy nhiên, 17 năm sau thảm kịch, nhiều người cho rằng Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã tỏ ra không tôn trọng và đồng cảm như cách những người Mỹ khác...