Sự thật gián đất xuất hiện bất thường từ phân bón cây
Liên tục thấy sự xuất hiện bất thường và ngày một nhiều của gián đất dưới lớp đất gốc cây, chậu cảnh và những xó xỉnh của khu vực trồng cây cảnh, dân chơi cây cảnh trên địa bàn TP.Hà Nội tỏ ra hoang mang…
Thời gian gần đây, PV nhận được một số phản ánh của bạn đọc về sự xuất hiện bất thường của gián đất xung quanh khu vực các chậu cây cảnh, nhất là ở các văn phòng, tòa nhà. Đáng chú ý hơn cả là sự hoài nghi của những người này về việc có hay không sự tấn công của gián đất xuất phát từ phân bón và những chế phẩm chăm sóc cây có nguồn gốc từ Trung Quốc?
Anh Nguyễn Đức (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Tôi là người thích chơi và chăm sóc cây cảnh, nên thường xuyên sưu tầm các loại cây từ thân gỗ đến thân cỏ, từ cây trồng trong chậu đến những giò cây sống tầm gửi. Dù ở thành phố, diện tích đất không nhiều, dưới sân chỉ có thể trồng và kê được một vài chậu cây nhưng trên sân thượng của gia đình thì có thể kê được hàng chục chậu cây đủ các kích cỡ khác nhau. Hơn nữa, cũng do điều kiện thành phố mà tôi phải đi mua từng bao đất, túi phân bón đã được các cơ sở pha trộn sẵn có bán ở các cửa hàng về trồng cây. Trong thời gian gần đây, trong quá trình chăm sóc, di chuyển vị trí các chậu cây, tôi bỗng thấy sự xuất hiện khá nhiều của những ấu trùng giống gián đất. Vì vậy, tôi đã tìm mua những loại thuốc diệt trừ về phun. Thế nhưng, qua một số thông tin được biết, loại gián đất này được phát triển từ ấu trùng có sẵn trong các sản phẩm đất pha trộn và phân bón có nguồn gốc nước ngoài hoặc của các đơn vị, cơ sở sản xuất trong nước nhưng có sự sử dụng nguyên liệu từ nước ngoài. Sự thực như thế nào thì tôi không rõ, nhưng mọi người trong gia đình cũng không khỏi hoang mang…”.
Ấu trùng gián không thể tồn tại trong môi trường phân hóa học.
Theo mô tả của anh Đức, nguyên liệu anh mua để trồng cây là các loại đất hoai mục được pha trộn thêm các chất hữu cơ, các loại phân hóa học tổng hợp cũng như các chế phẩm kích thích hoa lá theo hình thức bón hoặc phun. Đặc biệt, cách đây không lâu, sự hoang mang của anh Đức và nhiều người trồng cây cảnh lại tăng lên gấp bội khi biết được thông tin từ vụ việc trước đây người dân từng nhập gián đất của Trung Quốc về nuôi. Sau đó, khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc, khẳng định sự nguy hại khôn lường của việc nuôi gián đất ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) nên đã ra quyết định cấm nuôi và cho tiêu hủy số gián đang nuôi.
Video đang HOT
Khi tiếp xúc với PV, một số người dân cho biết thêm, ở trong nhà, gián đất thường ít xuất hiện vào ban ngày, chủ yếu bò ra vào ban đêm, nhất là khi đèn đã tắt hết, để kiếm ăn. Chúng còn thường xuất hiện ở kẽ tủ, dưới hầm thoát nước thải, tủ bếp, các kẽ nứt trên nền nhà, kho chứa vật liệu, đồ đạc, phía sau tủ lạnh… Đáng sợ hơn, theo các thông tin khoa học, gián đất có thể gây ra đủ các thứ bệnh như: Tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngộ độc thực phẩm gây hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da, mô cơ bản, viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh thương hàn và ngay cả bệnh dịch hạch…
Nhiều nước cấm nhập đất trồng cây
Để tìm hiểu thực hư và lý giải trước những thông tin phản ánh trên, PV đã tìm hiểu thực tế tại một số địa điểm kinh doanh, trồng, bán cây cảnh cũng như những nguyên vật liệu phục vụ cho việc chăm sóc cây. Đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) là một trong những địa điểm được cho là lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp không chỉ là các loại cây cảnh mà còn bán các loại chế phẩm, phân bón, đất trồng. Theo ghi nhận của PV, các chủ cửa hàng ở đây cho biết, các loại phân bón tổng hợp, đất trồng tổng hợp, đến những chế phẩm sinh học nhằm kích thích sự phát triển, ra hoa, tốt lá của cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và của một số cơ sở trong nước.
Anh Nam (chủ cửa hàng) cho biết: “Gia đình tôi đã kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cảnh ở đây từ lâu. Thực ra trước đây, chúng tôi bán các sản phẩm phân bón, hóa chất có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị trong nước sản xuất được nhiều sản phẩm thay thế. Hơn nữa, tâm lý khách hàng hiện cũng cảnh giác nhiều và không hứng thú với các sản phẩm ngoại lai, kém an toàn cho môi trường sống của họ. Còn việc các đơn vị sản xuất phân bón có sử dụng chế phẩm nước ngoài hay không và thông tin về ấu trùng gián đất sinh sôi và phát triển từ phân bón hay không thì tôi… không biết”.
Còn chị Huệ (chủ vườn cây cảnh tại Mê Linh, Hà Nội) cho biết: Việc trồng và chăm sóc cây luôn luôn cần đến những sản phẩm phân hữu cơ và vô cơ. Về phân vô cơ, không thể thiếu ba loại chính là đạm, lân, kali để phù trợ cho từng giai đoạn và giống cây. Tuy nhiên, từ trước, chị Huệ không quan tâm nhiều tới vấn đề xuất xứ của phân bón có nguồn gốc từ đâu, miễn sao cây phát triển tốt theo kỳ vọng thì dùng. Cũng theo chị Huệ, sau mỗi lần ủ phân trồng cây, gián đất xuất hiện cả đàn và còn là thức ăn bổ dưỡng cho gà!
Trao đổi với PV, GS. Nguyễn Quang Thạch (đại học Nông nghiệp Hà Nội) khẳng định: “Việc trứng, ấu trùng gián đất cũng như các loại côn trùng tồn tại trong phân hóa học là không thể, vì theo nguyên tắc thì tỷ lệ các thành phần hóa học trong phân bón là rất cao. Việc gián đất xuất hiện theo phản ánh của những người dân tại thời điểm, giai đoạn đó là do có môi trường sống thuận lợi nên gián đất mới sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét đến sự phát triển của cây, nếu cây không phát triển tốt thì có nghĩa đó là phân giả và cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác có cơ sở khoa học chuyên môn. Nếu nghi ngờ có trứng, ấu trùng trong phân bón, chúng ta có thể gửi mẫu tới viện Bảo vệ thực vật để phân tích. ấu trùng chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm như như đất trồng. Vì vậy, nhiều quốc gia khi nhập cây, họ không cho mang đất theo”.
Cần hiểu rõ về các loài gián để tránh hoang mang Nói về sự tồn tại, phát triển của gián đất, GS.Nguyễn Văn Đĩnh (chuyên gia côn trùng học) khẳng định: “ấu trùng gián đất không thể tồn tại trong môi trường phân bón hóa học. Chúng ta cần phân biệt rõ các loại gián đất để tránh hoang mang và hiểu lầm. Gián đất được nhập về từ Trung Quốc để nuôi thì đã được các cơ quan chức năng cấm và cho tiêu hủy. Loại gián đất thường thấy trong nhà, chậu cây… là nhóm loài khác của Việt Nam. Gián đất là nhóm động vật ăn các chất mục nát nên rất thích nghi với môi trường ẩm, nhiều chất mùn, khe tối. Hiện, nhóm gián đất ở Việt Nam chưa ghi nhận một sự nguy hại nào đáng kể đối với con người. Vì vậy, gián đất còn có tác dụng giúp phân hủy các chất hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhóm gián đất và nhóm gián thường xuất hiện trong nhà là hai loài khác nhau”.
Theo Nguoiduatin
La Viện lôi vùng nhận dạng PK ở Biển Đông hù dọa láng giềng
La Viện hung hăng tuyên bô răng "sơ di Viêt Nam va Philippines dam ngông nghênh như vây là vì TQ không co vung nhân dạng phong không ơ biên Đông".
La Viện lôi vùng nhận dạng PK ở Biển Đông hù dọa láng giềng
Trong bôi canh Trung Quôc rơi vao thê bi đông tại Đối thoại Shangri-La, bi nhiều nươc lên an vì nhưng hanh đông ngang ngươc ở Biển Đông, thi "công cu tuyên truyên đăc lưc" trong nươc la tương về hưu La Viện, một nhân vật nổi bật trong giới "diều hâu" nước này lai môt lân nưa lên tiêng.
La Viên lơn giong cho răng My đang gia vơ đong kich lam ngươi tôt, đông thơi đô vây trach nhiêm cho My trong vu tranh châp Senkaku/Điêu Ngư keo dai nhiêu năm qua.
La Viên không quên nhăc tơi vung nhân dạng phong không ma Trung Quôc đơn phương tuyên bô, vôn không đươc quôc tê công nhân tại biển Hoa Đông. Ông ta nguy biên răng Trung Quôc bi "ep" buôc phai tư minh đăt ra vung nay, nêu không se bi My - Nhât chen ep.
Đi xa hơn nữa, viên tương diêu hâu còn hung hăng tuyên bô răng "sơ di Viêt Nam va Philippines dam ngông nghênh như vây là vì Trung Quôc không co vung nhân dạng phong không ơ biên Đông".
Trước đó, hồi giữa tháng 5, ông Peter Paul Galvez, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Trung Quốc "tiếp tục các hoạt động khai thác và vận chuyển vật liệu" tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Ông Galvez lưu ý rằng, diện tích mà Trung Quốc khai thác tại đảo Gạc Ma có thể lên tới 31 ha - phù hợp với kích thước của một đường băng.
Khi phóng viên hỏi liệu việc xây dựng đường băng có phải là bước đầu trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay không, ông Galvez đáp: "Điều đó là có thể".
Như vậy, không loại trừ khả năng nhưng li le hiếu chiến của La Viện có thể là mở đầu cho việc công khai một âm mưu leo thang của Trung Quôc ở Biển Đông, ma bước tiếp theo là đơn phương thiết lập trái phép một vung nhân dạng phong không ở khu vực này.
La Viên còn khăng đinh Trung Quôc không sơ đôi đầu vơi My, đông thơi lơn tiêng cho răng My muôn lam "bá chủ" thi vê nươc My ma lam, đưng mông tương ơ Thai Binh Dương hay trên toan thê giơi. Viên tướng diều hâu này tư tin cho răng Trung Quôc se trơ thanh đôi trong vơi My ở vi thê cua môt cường quốc.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông sáng 5/6: Trung Quốc 'phớt lờ' không giải trình vụ kiện của Philippines Trước phản ứng của Trung Quốc, Philippines kiên trì kêu gọi Trung Quốc hãy suy nghĩ lại về quyết định của mình. Tình hình Biển Đông sáng 5/6: Trung Quốc 'phớt lờ' không giải trình vụ kiện của Philippines Theo tin đã đưa, Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực (PCA) đã yêu cầu phía Trung Quốc phải gửi bản phản biện...