Sự thật điệp vụ của phim hay nhất Oscar 2013
Đằng sau bộ phim Argo vừa giành giải Phim hay nhất Oscar 85 là câu chuyện thật về kế hoạch giải thoát 6 người Mỹ ở Iran. Câu chuyện nghẹt thở này vừa được điệp viên CIA Tony Mendez, nguyên mẫu nam chính trong Argo, kể lại.
Tháng 11/1979, cách mạng Iran nổ ra, làn sóng chống Mỹ lan rộng. Đám đông người địa phương tràn vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran.
Sáu nhân viên người Mỹ nấp trong phòng rồi sau đó thoát theo lối cửa sau của Đại sứ quán và trốn trong nhà riêng Đại sứ Canada. Họ có nguy cơ bị những người cách mạng Iran hoặc báo chí quốc tế phát hiện bất kỳ lúc nào.
Cả thế giới tập trung theo dõi số phận của 66 nhân viên Đại sứ quán Mỹ bị chế độ cách mạng mới của Iran giữ làm con tin. Trong số này, 13 người được thả sau khi bị giữ nửa tháng. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ lúc đó là Jimmy Carter gánh chịu áp lực phải bảo đảm toàn bộ con tin, kể cả 6 người mà phía Iran chưa biết, trở về nước an toàn.
Một cảnh trong phim Argo
Tony Mendez phải tìm cách đưa 6 người ra khỏi Iran. Nhưng trước tiên, anh phải làm sao để bản thân mình không bị nghi ngờ khi nhập cảnh Iran để cứu họ.
“Chúng tôi xem xét mọi lý do giải thích sự có mặt của mình tại Tehran, nhưng không có lý do gì hợp lý cả”, cựu điệp viên 73 tuổi kể.
“Thông thường, chúng tôi sẽ chọn một vỏ bọc rất đơn giản, nhàm chán, dễ quên. Nhưng chúng tôi không thể giả làm giáo viên vì các trường quốc tế lúc đó đóng cửa. Chúng tôi cũng không thể giả làm kỹ thuật viên dầu khí. Chúng tôi cũng không thể vào vai các chuyên gia dinh dưỡng đi kiểm tra mùa màng”.
Khủng hoảng con tin ở Iran
Mendez cũng phải cân nhắc một thực tế là 6 người Mỹ đang trốn trong nhà riêng Đại sứ Canada ở Tehran không được đào tạo về những phi vụ bí mật. Tại thủ đô Ottawa của Canada, khi liên lạc với chính phủ nước này về vụ con tin, anh quyết định “đảo nghịch nguyên tắc và tạo ra sự sao lãng”.
Mendez nghĩ ra kế hoạch bay tới Tehran và giả vờ là thành viên đoàn làm phim tìm kiếm địa điểm quay cho một bộ phim khoa học viễn tưởng.
“Mọi người biết rằng người của Hollywood đi tới bất kỳ nơi đâu họ muốn, bất chấp thời gian trong lịch sử. Họ quên thực tế rằng có chính trị và sự nguy hiểm trên thế giới”, Mendez nói.
Một cảnh trogn phim Argo
Tháng 1/1980, anh bay tới thành phố Los Angeles của Mỹ với 10.000 USD trong túi. CIA có lịch sử làm việc lâu đời với Hollywood, đặc biệt khi liên quan lĩnh vực cải trang.
Mendez thuê một người viết kịch bản và người này bắt tay ngay vào việc. Sau đó anh tìm một văn phòng cho công ty ma sản xuất phim tên là Studio 6 (được đặt tên theo số người mà anh sẽ giải cứu).
Trong vòng 2 ngày, kịch bản phim đã xong, với tiêu đề Argo. Cốt truyệt tương tự loạt phim khoa học viễn tưởng Star Wars – phim ăn khách nhất thời điểm đó. Bối cảnh chính là một nơi bí ẩn không xác định có một khu chợ đẹp kỳ lạ.
Studio 6 liên lạc với các tạp chí như Hollywood Reporter, Variety… để lăng-xê về bộ phim sắp quay. Mendez muốn mọi việc phải như thật, phòng trường hợp chế độ Iran kiểm tra bối cảnh.
Mendez mất vài tuần để thuyết phục các lãnh đạo của mình ở CIA cùng các thành viên chính phủ Canada và Mỹ ủng hộ kế hoạch của mình. Người ta lo ngại rằng, tình hình thực tế không thể dự đoán. Họ cũng mất nhiều thời gian thảo luận xem liệu con tin nên mang hộ chiếu giả của Mỹ, Canada hay tất cả mang hộ chiếu nước ngoài khác nhau.
Video đang HOT
Thất bại đồng nghĩa với việc chính phủ Canada, Mỹ sẽ rất mất mặt và tính mạng của 6 con tin gặp nguy hiểm khôn lường.
“Phi vụ này không có kế hoạch B. Thông thường phải có kế hoạch thoát thân, nhưng lần này khong có loại đó, kiểu như xe hơi đỗ bên ngoài, nổ máy sẵn”, Mendez nói.
Khi anh cuối cùng đã sẵn sàng tới Tehran, vợ anh, Jonna Mendez, cũng là nhân viên CIA, cũng không biết chồng mình nhận nhiệm vụ gì.
Tổng thống Carter được thông báo ngắn gọn về điệp vụ và gửi Mendez một bức thư đặc biệt với nội dung “Good luck” (Chúc may mắn). Việc một tổng thống liên lạc trực tiếp với điệp viên CIA là một điều cực kỳ không bình thường, Mendez nói.
Khi Mendez tới Tehran, thành phố này “giống như nơi tự do, miễn phí cho tất cả mọi người”, anh nhớ lại. “Buổi tối, lính Vệ binh Cách mạng tự giải trí bằng cách lái xe lòng vòng trên phố, bắn súng máy vào các tòa nhà. Những người cách mạng đình chỉ tất cả các kiểu hội họp, tập trung đông người”.
Bị xác định là công dân Mỹ trên đường phố Tehran lúc đó là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, khi Mendez và đồng nghiệp Julio, một người nói tiếng Farsi (ngôn ngữ Iran), bị lạc đường và hỏi một thành viên Vệ binh Cách mạng tới Đại sứ quán Canada, họ đã gặp may. Mendez thể hiện vỏ bọc của mình một cách hoàn hảo: “Chúng tôi từ Hollywood tới. Chúng tôi cảm thấy hưng phấn hơn bất kỳ người nào khác”.
Thứ sáu ngày 25/1/1980, Mendez và đồng nghiệp cuối cùng gặp được các nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở nhà riêng Đại sứ Canada ở Tehran, nơi họ ẩn náu đã được 86 ngày.
“Họ càng ngày càng lo lắng”, Mendez kể. Anh thông báo ngắn gọn cho họ về kế hoạch và đưa họ danh thiếp Studio 6 cùng quần áo để họ trông giống dân Hollywood hơn.
Chính phủ Canada đồng ý giải pháp dùng hộ chiếu Canada giả cho cả nhóm và Mendez mang theo huy hiệu lá phong để gắn vào vali, túi xách của họ.
Tony Mendez hiện nay, Tony Mendez thời giải cứu con tin và Ben Affleck trong vai Mendez
48 giờ sau đó là tập luyện ứng phó các kỹ thuật thẩm vấn thù địch. Mọi người biết rằng, kế hoạch trốn thoát rất nguy hiểm, Mendez nhớ lại. “Người Iran có thể đã quyết định chặt đầu chúng tôi. Hoặc chúng tôi có thể bị kéo lê sau xe Jeep. Mọi điều đều có thể xảy ra”, anh nói.
Để họ thư giãn, Mendez có gắng tạo ra một trò chơi trong lúc chuẩn bị đào tẩu khỏi Iran. Tôi hy vọng cách đó có thể giúp họ thư giãn và thưởng thức chiến dịch. Nghe có vẻ mánh mung, nhưng bạn có thể khiến người khác sao lãng thông qua vui đùa dễ hơn nhiều thông qua sự sợ hãi. Với riêng một người trong nhóm, tôi phải dùng đến rượu, hiệu Cointreu, để khiến anh này vui vẻ cùng”.
Thứ hai ngày 28/1, nhóm ra sân bay Tehran để bắt chuyến bay 7 giờ tới thành phố Zurich của Thụy Sĩ. “Những khi tới trạm kiểm soát, chúng tôi không chắc mình có qua được hay không”, Mendez nói.
Mendez và đồng nghiệp quyết định đặt vé của Swissair, hãng hàng không anh coi là đáng tin cậy nhất và hiệu quả nhất. Dựa trên thông tin tình báo về nhân viên ở sân bay, nhóm được đặt vé bay vào sáng sớm.
Mendez hy vọng rằng việc đến lúc sáng sớm có lợi vì những người cách mạng, nhân viên xuất nhập cảnh buồn ngủ, mệt mỏi sẽ ít chú ý tới nhóm. Và thực tế diễn ra đúng như vậy.
Máy bay cất cánh và tới sân bay Zurich. Sáu người Mỹ được quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hộ tống tới nơi an toàn rồi về nước.
“Không có thời gian để nói lời cảm ơn, nên tôi và Julio đi ăn trưa”, Mendez nói.
Tháng 3/1980, sau khi gặp riêng với Tổng thống Carter trong phòng Oval, CIA trao cho Mendez một phần thưởng cao quý – huy chương Ngôi sao Tình báo. Nhưng vì điệp vụ thành công vừa qua là bí mật, anh được yêu cầu trả lại ngay lập tức. Người thân của anh cũng không được dự lễ trao thưởng.
Chiến dịch giải cứu được giữ bí mật suốt 17 năm. Nó nhạy cảm đến nỗi thậm chí không được in trong tạp chí nội bộ của CIA – Studies in Intelligence (Nghiên cứu tình báo).
Cuối cùng, George Tenet, Giám đốc CIA giai đoạn 1997 to 2004 khuyến khích Mendez chia sẻ câu chuyện về điệp vụ giải cứu táo bạo, trở thành cảm hứng để đạo diễn Ben Affleck làm bộ phim Argo và đóng luôn vai Mendez trong phim.
Theo 24h
10 phim điện ảnh xuất sắc nhất năm 2012
Mỗi năm, Viện phim Mỹ (AFI) lại chọn ra 10 phim xuất sắc nhất để vinh danh. Những tác phẩm này phải phục vụ cho sự tiến bộ của điện ảnh.
Điều đáng chú ý trong danh sách năm nay là sự vắng mặt của những bộ phim bom tấn như "The Master" kể về sự thích nghi với cuộc sống mới của một cựu binh sau Thế chiến II và "The Hobbit" với kinh phí đầu tư lên tới 270 triệu đô la.
Sự lựa chọn của Viện phim Mỹ ngay trước thềm Oscar cũng là những manh mối để người ta dự đoán về những cái tên sẽ được xướng lên tại giải Oscar vào tháng 2 năm sau.
Argo
"Argo" làm về đề tài tình báo, pha chất chính trị dựa trên câu chuyện có thật từng được xuất bản thành sách truyện dưới tên "Canadian Caper" của cựu điệp viên CIA Tony Mendez. Bối cảnh phim xoay quanh cuộc cách mạng diễn ra tại Iran hồi thập kỷ 1970 và quá trình giải cứu 6 nhà ngoại giao Mỹ bị mắc kẹt trong hầm trú ẩn của Đại sứ quán Canada tại thủ đô Tehran của một đặc vụ CIA. "Argo" được đạo diễn bởi Ben Affleck. Phim từng đứng thứ hai về số lượng khán giả bình chọn tại Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 37 vừa diễn ra hồi tháng 9.
Poster Argo
Beasts of the Southern Wild (Quái vật miền Nam hoang dã)
Nữ anh hùng 6 tuổi trong phim có nụ cười rất đáng yêu, có thể làm mềm những nắm đấm bạo lực nhất và khiến những con quái vật hung bạo nhất phải trùn bước. Bộ phim chứa đựng tinh thần tự do với những chi tiết siêu thực, ra mắt đúng dịp Quốc khánh Mỹ như một tuyên ngôn chống lại sự hằn thù hoặc chủ nghĩa hoài nghi. Phim như một lời nhắc nhở về ý nghĩa của sự tự do, hãy giúp những đức tin trái ngược, những cách sống khác nhau hoà nhập tốt đẹp.
Nữ anh hùng trong phim
The Dark Knight Rises (Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy)
Sau thành công của "Batman Begins" (2005) và "The Dark Knight" (2008), khán giả hâm mộ điện ảnh đã phải chờ đợi tới 4 năm để được xem nốt tập cuối cùng của loạt phim Batman (Người Dơi) do Christopher Nolan đạo diễn, và họ đã không phải thất vọng. "The Dark Knight Rises" không chỉ hội tụ đủ những yếu tố cần thiết của một bộ phim bom tấn mà còn gửi gắm những thông điệp, ý tưởng mà người xem hoàn toàn có thể liên hệ vào xã hội hiện đại. Phim là một cái kết trọn vẹn và đầy bi tráng cho anh hùng Người Dơi.
Poster phim
Django Unchained (Giải cứu nô lệ)
"Django Unchained" là bộ phim làm theo phong cách cao bồi miền Tây với phần kịch bản và đạo diễn của Quentin Tarantino - nhân vật đã rất nổi danh với nhiều tác phẩm điện ảnh đoạt giải Oscar, Quả cầu vàng, Cành cọ vàng... "Django Unchained" kể về hành trình của người nô lệ có tên Django sau khi được giải thoát khởi thân phận khốn cùng đã cùng với bác sĩ King Schultz đi săn đuổi một băng nhóm giết người để tiêu diệt chúng. Ngược lại, bác sĩ Schultz cũng sẽ cùng Django thực hiện kế hoạch giải cứu cho vợ của Django vẫn phải sống dưới thân phận nô lệ. Phim bị một số nhà phê bình chỉ trích vì có nhiều cảnh quay quá bạo lực nhưng đạo diễn Tarantino cho rằng phim phản ánh đúng bản chất của chế độ nô lệ.
Poster các nhân vật
Les Miserables (Những người khốn khổ)
"Les Miserables" là bộ phim nhạc kịch của Anh dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Victor Hugo. Phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng và hấp dẫn với những cái tên như Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried... Hiện "Những người khốn khổ" đang được giới phê bình đánh giá rất cao và đứng đầu trong top những phim có khả năng giành giải Oscar ở hạng mục Phim xuất sắc nhất.
Một cảnh quay trong phim Những người khốn khổ
Life of Pi(Cuộc đời của Pi)
"Life of Pi" là bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên rất nổi tiếng của nhà văn Yann Martel. Được đạo diễn bởi tên tuổi hàng đầu của nền điện ảnh Trung Quốc - Lý An, bộ phim kể về chuyến hành trình kỳ lạ ẩn chứa nhiều triết lý nhân sinh của cậu bé 16 tuổi Pi Patel. Sau khi đắm tàu, bố mẹ cậu bị chết, chỉ còn lại mình Pi lênh đênh trên Thái Bình Dương với con thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal. Phim được giới phê bình đánh giá rất cao và nhận được rất nhiều bình chọn của người xem trên chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes.
Lincoln
Abraham Lincoln là một trong những vị Tổng thống Mỹ được kính trọng nhất. Từ lâu, ông đã trở thành đề tài khai thác của giới văn chương và điện ảnh. Tuy vậy, trước đạo diễn Steven Spielberg chưa có ai làm ra được một tác phẩm điện ảnh mang tính hệ thống, xứng tầm với tên tuổi Lincoln như vậy.
Với tác phẩm này, Spielberg đã tái hiện lại một phần cuộc đời của Abraham Lincoln trong thời kỳ diễn ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Trong giai đoạn ác liệt nhất, Lincoln đã phải làm gì để chấm dứt sự đổ máu trên chiến trường và biến quyết định giải phóng nô lệ của mình trở thành một trong những quyết định đúng đắn và vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Moonrise Kingdom (Vương quốc trăng lên)
"Vương quốc trăng lên" là phim hài kịch lãng mạn lấy bối cảnh hòn đảo New England những năm 1960, khi đó nơi đây vẫn còn là một vùng quê thôn dã yên bình. Bỗng nhiên, một ngày kia, một cặp đôi yêu nhau quyết định bỏ trốn khỏi thị trấn New England, khiến đội tìm kiếm của địa phương phải hối hả tỏa ra tìm kiếm. Cuộc sống của người dân thị trấn cũng bỗng nhiên bị đảo lộn, nhưng điều đó lại mang đến những thay đổi tích cực, những niềm vui lý thú cho cuộc sống trước đây vốn nhàm tẻ của họ.
Silver Linings Playbook
Phim thuộc thể loại hài kịch lãng mạn được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên kể về một người đàn ông trẻ trở về với gia đình sau đợt điều trị tâm lý kéo dài 8 tháng. Những bất ổn trong tâm lý trước đây khiến anh khó lòng hoà nhập lại một cách nhanh chóng với cuộc sống của gia đình. Người vợ mà anh yêu thương cũng đã thay lòng đổi dạ. Kể từ đây, anh quyết định thay đổi bản thân để làm lại cuộc đời. Bộ phim vừa hài hước vừa sâu sắc, cảm động đã thuyết phục được hội đồng trao giải của Liên hoan phim Quốc tế Toronto 2012 và giành giải thưởng cao nhất.
Zero Dark Thirty
"Zero Dark Thirty" (0h30') là một trong những phim được quan tâm nhất trong mùa Oscar năm nay. Phim khắc họa sự kiện chính trị nổi bật năm 2012: hồi kết của cuộc truy bắt Osama Bin Laden. "Zero Dark Thirty" được khen ngợi vì đã xử lý một đề tài chính trị - lịch sử mà không bị những định kiến khiến cho nhàm chán, rập khuôn. Ngược lại, nó là một tác phẩm điện ảnh kết hợp giữa tính báo chí thời sự và chất nghệ thuật đỉnh cao.
Theo Tiin
Jennifer Lawrence phân trần chuyện ngã khi nhận giải Oscar Trả lời phỏng vấn sau khi nhận giải Oscar, nữ diễn viên Jennifer Lawrence đã phân trần về sự cố té ngã trên sân khấu. Jennifer nói: "Sự việc đó à? Ôi, tôi không biết phải nói sao nữa. Tôi mặc chiếc váy khá cầu kỳ và tôi cố gắng cho mình thật sự hoàn hảo nhất khi lên sân khấu. Nhưng tôi...