Sự thật đằng sau bài thuốc “trị ung thư”
Giữa những hỗn độn bán mua, giữa sự sống và cái chết cận kề ít ai biết được, đằng sau bài thuốc “trị ung thư” mang tên xáo tam phân còn đầy rẫy thị phi.
Cảnh cây “thần dược” bị tận diệt không thương tiếc, còn những bệnh nhân ung thư phải lạy lục khắp nơi để mong tìm sự sống hiện lên đầy bi đát.
Những ngày lao theo cơn sốt “thần dược” trị ung thư ở Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) chúng tôi được biết, từ câu chuyện ông Lê Hăng (ở thôn Đông, xã Ninh Vân) vốn bị xơ gan cổ trướng may mắn gặp được vị “lương y” Lương Sinh hay còn gọi tên khác là Lương Hồng Kiệt (xã Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa) cho bài thuốc xáo tam phân trị lành bệnh. Từ đây, dưới “công nghệ làm tiền” của không ít đầu nậu, cơn sốt xáo tam phân bắt đầu tăng nhiệt đến chóng mặt, chỉ trong vòng 20 ngày sau khi Viện Dược liệu Trung ương công bố một số dược tính của cây “thần dược”, giá thuốc đã tăng từ 200.000đồng/kg lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.
Người dân đổ xô đi đào xáo tam phân (ảnh lớn). Rễ “thần dược” trong nhà chủ đầu nậu (ảnh nhỏ).
“Công nghệ” làm tiền
Để tìm hiểu thực hư về công nghệ đẩy giá thuốc lên cao, chúng tôi đã tiếp cận bà Trịnh Thị Hiền (thôn Đông, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Bà Hiền “tự hào” rằng, mình cùng với ông Hăng, bà Hồng là những người đầu tiên nghĩ đến chuyện buôn bán “thần dược”. Sau khi ông Lê Hăng khỏi bệnh nhờ uống xáo tam phân, một mặt họ huy động người nhà và người quen lên núi đào cây về xắt lát phơi khô mang bán, mặt khác ông Hăng, bà Hiền, bà Hồng mang thông tin này loan truyền với mục đích bán thuốc trục lợi. Nếu như ban đầu ở Ninh Vân chỉ có 3 đầu nậu này buôn bán thuốc, thì chỉ sau một thời gian ngắn, vì lợi nhuận cao, hàng chục điểm buôn bán “thần dược” ở Ninh Vân đã xuất hiện. Họ tìm đủ mọi cách để lôi kéo khi có khách đến tìm mua xáo tam phân.
Ở Ninh Vân, ai cũng phải “ngả mũ” trước khả năng kiếm tiền của ông Lê Hăng, một số người dân địa phương cho rằng: “Từ khi “thần dược” xáo tam phân lên cơn sốt đến nay, ông Hăng đã đút túi tiền tỷ”. Bà Phu – một người dân địa phương cho biết: “Thực chất ông Hăng chẳng phải là thầy thuốc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sau khi được ông Sinh cứu sống, từ đó ông Hăng nghĩ đến chuyện kiếm tiền từ cây thuốc này.
Những người không biết, đến Ninh Vân chỉ hỏi nhà ông Hăng để mua thuốc, nhưng thuốc ở đó chắc gì đã thật, bản thân ông ta đâu phân biệt được thuốc thật, thuốc giả?!”. Đến nhà ông Lê Hăng, những bài báo nói về loại cây “thần dược” này đã được ông photo sẵn để tiếp thị cho khách. Khi chúng tôi đặt vấn đề làm đại lý tiêu thụ “thần dược”, ông Hăng không ngần ngại nhận lời. Tuy nhiên, cũng tại đây, chúng tôi vô tình biết được có một vị cán bộ ở TP. Nha Trang gửi nhờ ông Hăng kiểm tra xem có phải là cây thuốc thật hay không. Do không biết, nên ông Hăng phải nhờ vợ phân biệt nhưng vợ ông cũng chỉ ngửi một cách qua quýt, rồi phán: “Đây là thuốc thật!”. Xem ra, những lời đồn đoán về ông Lê Hăng không biết gì về xáo tam phân quả là có cơ sở.
Video đang HOT
Ông Lê Hăng – người kiếm tiền tỷ nhờ bài thuốc xáo tam phân.
Chữa ung thư, xáo tam phân không phải là vị duy nhất!
Giữa những lẫn lộn thật giả, giữa những bát nháo bán mua, chúng tôi quyết định đi tìm ông Lương Sinh (tức Lương Hồng Kiệt), là người chữa khỏi bệnh cho ông Lê Hăng để mong giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức về loại cây này. Gặp vị “lương y” đã chữa khỏi bệnh cho ông Lê Hăng, chúng tôi mới biết chính bản thân ông cũng đang rất bức xúc trước việc cây xáo tam phân bị người ta kinh doanh đến mức quá đáng. “Tôi gần như chết điếng cả người khi thấy người ta đối xử quá tàn nhẫn với cây xáo tam phân. Lòng tham con người thật vô độ, lẽ ra chỉ nên chặt phần thân còn gốc và rễ để cho nó sinh sôi, còn có cái mà dùng sau này” – ông Lương Sinh nói.
Nguy hiểm hơn, ông Sinh còn tiết lộ, trong số cây xáo tam phân mà ông Lê Hăng bán bị độn cây giả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự an nguy của các bệnh nhân. Đã nhiều lần, ông Lương Sinh tìm đến tận nhà ông Lê Hăng để phản ứng về việc làm bất nhân của người mà mình cứu sống. Ông bức xúc: “Tôi dùng cây xáo tam phân, kết hợp với các cây thuốc khác chữa bệnh cho rất nhiều người sắp chết nhưng chưa hề lấy của ai một đồng nào. Nay ông Lê Hăng lại dùng chính cây thuốc đã cứu mình để bất chấp trục lợi thì khó có thể chấp nhận”. Chính vì lòng tin bị đặt nhầm chỗ làm cho cây xáo tam phân đang đứng trước nguy cơ bị tiệt diệt khiến ông Lương Sinh rất ân hận. Gặp chúng tôi, ông Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa bức xúc: “Cây thuốc này phải được trân trọng, bởi nó gắn với mạng sống con người. Thế nhưng, họ buôn bán ồ ạt khiến cho nguy cơ tận diệt cây xáo tam phân”.
Ông Lương Sinh – người chữa bệnh cho ông Hăng.
Trái với những suy nghĩ giản đơn bấy lâu, tìm hiểu tại gia đình ông Lương Sinh, chúng tôi vỡ ra nhiều điều về bí mật của xáo tam phân. Qua tìm hiểu, chúng tôi biết rằng, bài thuốc mà ông Lương Sinh dùng để chữa khỏi bệnh cho ông Lê Hăng và nhiều bệnh nhân khác là bài thuốc gia truyền của gia đình ông. Trong bài thuốc không chỉ có một mình cây xáo tam phân. Ngoài vị thuốc này thì còn kết hợp với 4 vị khác để có được bài thuốc “trị ung thư” hoàn chỉnh. Cách dùng thuốc cũng có nhiều điểm đặc biệt. “Không biết gì về cây thuốc này mà cứ bốc lung tung là người bệnh sốc thuốc. Để chữa bệnh, xáo tam phân chỉ là 1 trong 5 vị thuốc kết hợp với nhau. Nếu dùng một mình xáo tam phân thì kết quả sẽ không cao” – bà Tám (mẹ ông Lương Sinh) bật mí.
Những ngày lao theo cơn sốt “thần dược” chữa ung thư, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một góc Hòn Hèo tan hoang khi người dân đổ xô vào rừng đào xáo tam phân. Giữa những lẫn lộn thật giả, giữa bát nháo bán mua “thần dược”, chúng tôi lại nghĩ đến trăn trở của ông Lương Sinh: “Nếu người bệnh chỉ dựa vào tin đồn mà dùng thuốc một cách mù quáng thì ẩn họa sẽ rất khó lường. Sinh mệnh con người không thể đùa”.
Không thể dùng bừa
Theo kinh nghiệm của gia đình ông Lương Sinh, thời điểm lấy thuốc quyết định đến chất lượng của xáo tam phân. Lúc trời nắng thì chất liệu trong thuốc khác lúc trời mưa. Buổi sáng thì chất liệu khác buổi chiều; tác dụng của từng phần trên thân cây thuốc là khác nhau. Thường, những người có nghề chỉ khai thác lúc mặt trời mọc, những cây có dáng mọc thẳng đứng thì chất dược liệu cao hơn cả. Khi bào chế loại “thần dược” này, phải rửa sạch cây thuốc, phân ra từng phần một sau đó mới xắt lát, khi xắt cũng phải chú ý đến độ mỏng dày của thuốc. Rễ làm thành một thang riêng thường uống khi bệnh nhẹ, thân cây thì uống khi bệnh nặng. Sau khi uống thang đầu tiên nếu người bệnh có biểu hiện lạ thì phải thay đổi phương pháp ngay. Trong quá trình bào chế, nếu phát hiện ra mùi lạ từ cây thuốc thì phải dừng lại vì có thể cây thuốc đó không có dược liệu.
Nếu dùng sẽ gây tác dụng khó lường. Theo thông tin mà chúng tôi mới có được, thực ra ngay từ năm 2010, Công ty TNHH Khoa học HL có trụ sở tại Hà Nội cũng đã nghiên cứu về cây xáo tam phân và bài thuốc “trị ung thư”, đã đăng ký bằng sáng chế bài thuốc trị ung thư từ cây xáo tam phân. Công ty này khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng cây xáo tam phân khi không có sự hướng dẫn của lương y, bác sĩ vì có rất nhiều cây có hình dáng giống cây xáo tam phân.
Kể cả phân biệt về mùi vị cũng rất khó, vì mùi thơm (vị thuốc Nam) của xáo tam phân nếu được độn sẽ bắt mùi sang cây giả, khi phân biệt bằng cách ngửi sẽ rất dễ nhầm lẫm. Khách hàng không nên mua thuốc đã xắt lát vì cây xáo tam phân khi xắt lát, bảo quản trong môi trường tự nhiên với khí hậu đặc thù của Việt Nam rất dễ sinh nấm mốc dẫn đến sử dụng rất nguy hiểm. Việc khai thác, sử dụng cây thuốc từ tự nhiên không chế biến, bảo quản đúng khoa học sẽ rất dễ dẫn đến mắc các mầm bệnh từ nấm mốc, sinh ra tác dụng ngược. Bản thân cây xáo tam phân có chứa một số thành phần dược chất khắc chế được một số bệnh ung thư cũng như chữa một số bệnh thông thường khác và khẳng định dược chất trong cây xáo tam phân sẽ được phát huy tác dụng hơn khi bào chế cây xáo tam phân kết hợp với các thảo dược khác.
Ông Nguyễn Thướng – Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa
ể bài thuốc “trị ung thư” bằng cây xáo tam phân được lưu hành, gia đình ông Lương Sinh phải đăng ký với Sở Y tế theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay đa số các bài thuốc gia truyền đều có những bí mật riêng nên những người có bài thuốc bí truyền đều không muốn công bố. ây chính là vấn đề rất khó cho cơ quan chức năng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Cây thần dược chữa được 5 loại ung thư
Vừa qua, Viện Dược liệu - Bộ Y tế - đã có báo cáo kết quả nghiên cứu về cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera), được nhiều người biết đến rộng rãi với cái tên "cây thần dược"...
Theo kết quả nghiên cứu này, cây xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaloid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).
Phần lớn các flavonoid có màu vàng - và đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt... Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.
Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức hợp với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.
Cây xáo tam phân
Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,...
Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Vì vậy, dù nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.
Với chất courmarin, những nghiên cứu của Y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.
Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Như thế, với những chất này trong "cây thần dược" thì đây là một loại thuốc quý. Báo cáo của Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã ghi nhận thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, "cây thần dược" có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Bên cạnh đó, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, "cây thần dược" có độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này, đồng thời Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen và phát triển "cây thần dược", ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi đăng tải loạt bài nói về "cây thần dược", đã có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan siêu vi A, B, C, xơ gan, ung thư gan và một số bệnh ung thư khác, đã tìm mua để điều trị. Một số người sau khi khỏi bệnh, đã đến gặp chúng tôi, đưa cho chúng tôi bản sao các kết quả xét nghiệm với mong muốn sẽ có thêm nhiều bệnh nhân khác được chữa lành nhờ "cây thần dược" này.
Theo một vị lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, thì "cây thần dược" ở khu vực Hòn Hèo, xã Ninh Vân đã bị khai thác gần như cạn kiệt mặc dù ngành kiểm lâm đã quyết liệt ngăn chặn mà nguyên do là lực lượng kiểm lâm không đủ người để kiểm soát hết mọi lối ra vào rừng. Hiện tại, người dân tìm đến những vùng núi lân cận như Đại Lãnh, Vũng Rô, chặt hái. Đã xuất hiện "cây thần dược" giả - là những thân gỗ của một số loại cây khác, được băm nhỏ, phơi khô, trộn lẫn với "cây thần dược" bán cho người có nhu cầu.
Lương y Nguyễn Khai Minh, ở phố thuốc Bắc quận 5, Tp HCM, nói: "Cây thần dược kích thước đường kính chỉ từ 3 đến 8cm, vỏ màu vàng nhạt, có rất nhiều gai dài và nhọn. Khi chặt hái, người ta róc bỏ những gai này rồi phơi khô, băm thành từng lát. Để đề phòng cây giả, khi mua nên mua nguyên thân, cành, chú ý quan sát những dấu gai đã róc bỏ trên thân cây. Trước khi sắc lấy nước uống, nên sao (rang) cho vàng để loại bỏ chất cyanuahydrid, là một chất độc thường thấy trong cây họ gỗ".
Theo Vũ Cao (Công an nhân dân)
Mất ngực, hỏng tay vì chữa ung thư bằng thuốc Nam Được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm nhưng chị Hoàng Thị Toan, (39 tuổi ở Mỹ Xá, Nam Định) từ chối phẫu thuật vì sợ đụng dao kéo khiến ung thư tiến triển nhanh. Chỉ sau 10 ngày dùng thuốc Nam, chị đã phải nhập viện trong tình trạng một bên ngực sưng to, thâm đen rỉ nước - hoại tử...