Sự thật đằng sau 5 “bí ẩn” của bệnh ung thư vú
Nếu là trước đây thì đúng là ung thư vú là một căn bệnh hiểm nghèo, vì ngay đến cả bác sĩ cũng không biết những nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Nhưng trong nhiều thập kỉ vừa qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và hiểu biết về căn bệnh này đã được mở rộng ra, đem lại nhiều hy vọng cho những chị em không may bị bệnh.
Bên cạnh những kiến thức khoa học, vẫn còn những “tưởng tượng” về bệnh này mà rất nhiều chị em vẫn nghĩ. Và biết đâu, bạn cũng có những tưởng tượng này thì sao. Hãy cùng tham khảo để biết được sự thật nhé:
1. Bạn có thể đã nghe: Ngực lớn thì có nguy cơ ung thư vú cao hơn
Sự thật: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào ung thư vú phát triển không bị ảnh hưởng bởi số lượng các mô hoặc chất béo bên trong vú. Nói cách khác, kích thước ngực của chị em không liên quan đến nguy cơ bị bệnh của người phụ nữ phát triển ung thư vú.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, béo phì có liên quan đến một danh sách dài các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú ở phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh.
2. Bạn có thể đã nghe: Nếu gia đình bạn không có tiền sử bị ung thư vú, bạn cũng an toàn và không lo bị bệnh
Sự thật: Rất nhiều phụ nữ ngạc nhiên khi biết rằng không có kết nối di truyền trong gia đình ở căn bệnh này thì chỉ làm giảm tỷ lệ ung thư vú phát triển từ thấp hơn 5-10% mà thôi. Hầu hết các trường hợp ung thư vú, ngay cả những người phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh không phải do đột biến gen ung thư vú BRCA1 và BRCA2.
Phòng tránh bệnh ung thư vú (ảnh minh họa)
Video đang HOT
3. Bạn có thể đã nghe: Uống thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú
Sự thật: Viên thuốc tránh thai chứa hoóc môn liên quan đến ung thư vú. Tuy nhiên, liều thuốc ngày nay thấp hơn đáng kể so với 20 năm trước. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, biện pháp tránh thai này có nguy cơ rất nhỏ làm tăng ung thư vú.
Những nghiên cứu sau đó về mối quan hệ tiềm năng giữa các viên thuốc tránh thai và bệnh tật càng chứng minh điều này, đó là không xem xét kiểm soát sinh là một yếu tố nguy cơ ung thư vú ở hầu hết phụ nữ.
4. Bạn có thể đã nghe: Sử dụng chất khử mùi có thể dẫn đến ung thư vú
Sự thật: Các hạch bạch huyết, nơi mà một số bệnh ung thư vú phát triển, được đặt bên dưới nách. Sở dĩ có quan điểm này là do “lấy cảm hứng” từ những tin đồn về một mối liên kết giữa các sản phẩm lăn nách và bệnh tật.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề các chất khử mùi và antiperspirants có chứa độc tố gây ung thư, hoặc ngăn chặn việc phát hành các độc tố khỏi cơ thể, tuy nhiên, đã không tìm thấy bằng chứng cho một trong hai quan điểm trên. Một số chất khử mùi và antiperspirants cũng như nhiều loại kem, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có chứa parabens, đã được tìm thấy trong các mô ung thư vú, nhưng vẫn chưa không có bằng chứng về sự nhân quả giữa các thành phần này và bệnh ung thư.
Ung thư vú là do nhiều nguyên nhân. (ảnh minh họa)
5. Bạn có thể đã nghe: Ung thư vú là bệnh thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi
Sự thật: Thực tế là hầu hết các trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi chiếm 25% bệnh nhân ung thư vú. Các bác sĩ khuyên phụ nữ bắt đầu thực hiện tự kiểm tra vú hàng tháng khi bước sang tuổi 20, cùng với khám lâm sàng ba năm một lần. Hầu hết các phụ nữ nên bắt đầu chụp quang tuyến vú hàng năm ở tuổi 40, nhưng nếu trong gia đình bạn có tiền sử ung thư vú thì các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn nên chụp quang tuyến vú từ năm 35 hoặc thậm chí 30 tuổi.
Theo SKDS
Phụ nữ thức khuya dễ mắc ung thư vú
Phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm dễ bị ung thư vú bởi tiếp xúc với ánh sáng suốt đêm làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u.
Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội ung thư Đan Mạch có sự tham gia của hơn 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội từ năm 1964 đến năm 1999, và 210 phụ nữ bị ung thư vú từ năm 1990 đến 2003 vẫn còn sống tới năm 2005.
Các nhà khoa học đã yêu cầu phụ nữ tham gia nghiên cứu làm một bảng khảo sát chi tiết liên quan đến thói quen làm việc, sử dụng thuốc ngừa thai, việc dùng HRT (liệu pháp trị liệu nội tiết tố), thói quen tắm nắng...
Kết quả thống kê sau đó cho thấy những người thường xuyên làm ca đêm có tỷ lệ mắc ung vú cao hơn 40% so với người bình thường. Người làm ca đêm từ 3 lần trong tuần trở lên và liên tục 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. Báo cáo cũng ghi nhận phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có tính chất khẩn cấp thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi bình thường.
Lý giải vấn đề này, đại diện nhóm nhà khoa học nói trên trang Onenewspage rằng việc thức khuya làm đêm sẽ phá vỡ "đồng hồ sinh học" và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Johnni Hansen cho biết, làm ca đêm 2 lần trong một tuần không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa phụ nữ thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm làm ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin của cơ thể trong khoảng thời gian từ 21h đến 8h sáng hôm sau.
Melatonin là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, có chức năng điều khiển chu kỳ thức ngủ đồng thời giúp ngăn chặn các khối u. Hàm lượng melatonin thấp tạo cơ hội cho khối u phát triển, vấn đề này thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.
Trên phương diện khác, bác sĩ Rachel Greig, thành viên Hội Breakthrough Breast Cancer cho biết: "Làm ca đêm không phải là nguyên nhân duy nhất, mà lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, chẳng hạn như không thường xuyên tập thể dục". Vì thế ông khuyên để phòng bệnh, phụ nữ nên hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và chế độ ăn uống điều độ.
Theo SKDS
Mặc áo lót thường xuyên dễ bị ung thư vú? Một số tạp chí dành cho phụ nữ khuyên độc giả không nên mặc áo lót thường xuyên, nhất là các loại áo có gọng nâng ngực, vì đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trên thực tế, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào khẳng định lời khuyên trên là chính xác. Tất cả bắt nguồn...