Sự thật đáng kinh ngạc về nước bọt
Bạn đã bao giờ thắc mắc nước bọt có tác dụng ra sao hay chỉ là thành phần dư thừa, thậm chí được xem là “chất bẩn của cơ thể”.
Theo các nhà khoa học, nhiều điều đáng kinh ngạc về chất lỏng sủi bọt này mà chúng ta không biết.
Nước bọt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Đây là một dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh và có nhiều chức năng quan trọng.
Thành phần của nước bọt có đến 99% là nước, 1% các chất khác nhưng lại có tác dụng đặc biệt quan trọng. Nước bọt chứa các vi khuẩn có lợi tương tự như trong ruột, cũng như các chất có khả năng sát trùng và giúp mau lành vết thương.
Từ xa xưa, các thầy thuốc dân gian đã kết luận nước bọt và máu là “anh em” trong cơ thể và chúng đến từ một nguồn gốc. Những thay đổi của nước bọt được cho là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Răng sẽ mục nát nếu thiếu nước bọt
Theo các bác sĩ nha khoa, nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng sâu răng và mất lớp men răng nhờ chứa một chất giúp trung hòa tính axit. Đồng thời, các hợp chất kháng khuẩn trong nước bọt có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây mảng bám.
Đặc biệt, các dòng chảy liên tục của nước bọt giúp rửa trôi những vi khuẩn dư thừa khiến chúng không thể bám trụ lại trên răng. Nước bọt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ làm cứng răng vì chứa thành phần canxi có thể thẩm thấu được vào men răng.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ nha khoa, nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng sâu răng và mất lớp men răng nhờ chứa một chất giúp trung hòa tính axit.
Nước bọt giúp tăng ham muốn
Nước bọt của cả nam và nữ giới đều chứa các hormon bao gồm testosterone, oestrogen, progesterone, cortisone và melatonin. Các hormon này đóng vai trò lớn trong hấp dẫn giới tính mà thông thường ít người biết đến.
Các nhà nghiên cứu phân tích hormon này và nhận thấy việc hai người hôn nhau sẽ chuyển giao nước bọt và các testosterone trong nước bọt làm tăng ham muốn “yêu”.
Nước bọt có tác dụng giảm đau gấp 6 lần morphine
Morphine là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh. Nhưng nếu lạm dụng, chúng có nhiều tác hại với cơ thể như gây đau bụng, nôn mửa, giảm cân, đau đầu, trầm cảm…, đặc biệt có thể dẫn đến gây nghiện.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại thuốc giảm đau tự nhiên, sẵn có còn có công dụng gấp 6 lần so với morphine. Đó chính là nước bọt của con người.
Chúng được gọi là opiorphien – giúp kéo dài khả năng chịu đau tự nhiên của cơ thể. Khi cảm thấy đau đớn, cơ thể sẽ tự sản sinh một hóa chất là enkephalins – hoạt động giống như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Lâu dần, hóa chất này sẽ tự động mất đi nhưng opiorphin có thể giúp kéo dài tuổi thọ của enkephalins.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm tiêm opiorphine vào chân của những con chuột, những con chuột này sau đó phải đứng trên một bàn chông. Họ nhận thấy rằng cần sử dụng lượng morphine gấp 6 lần so với opiorphine mới có thể khiến chuột không nhận ra chúng đang đứng trên bàn chông. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu hy vọng có thể tổng hợp opiorphine số lượng lớn.
Nước bọt có thể dự báo cái chết
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS One tháng 12/2015 cho thấy lượng kháng thể A (IgA) trong nước bọt của người giảm khi cái chết đang đến gần. Trong đó, các kháng thể A do các tế bào bạch cầu tiết ra để chống lại nhiễm trùng trong cơ thể.
TS Anna Phillips, chuyên gia về tâm lý học sức khỏe thuộc Đại học Birmingham, Anh, cùng các đồng nghiệp đã tiến hành đo nồng độ kháng thể A trong 639 người và theo dõi trong 19 năm. Kết quả cho thấy nếu nồng độ kháng thể IgA tiết ra của một người thấp có nghĩa là người đó đang đối mặt nguy cơ tử vong cao.
Khô miệng – cho biết cơ thể không khỏe mạnh
Một người khỏe mạnh trung bình tiết ra 1 lít nước bọt mỗi ngày, tương đương lượng nước tiểu mà cơ thể bài tiết. Nước bọt tiết ra ít hơn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc căn bệnh nào đó khiến miệng luôn cảm thấy khô.
Hội chứng Sjogren là hiện tượng rối loạn tự miễn dịch, có thể gây tổn thương đến các tuyến nước bọt và làm cản trở quá trình tiết nước bọt của cơ thể. Khô miệng hay thiếu nước bọt cũng là hiện tượng thường thấy với phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh do giảm nồng độ estrogen.
Bạn không cần phải quá lo sợ với những nụ hôn, bởi các bác sĩ cũng đưa ra một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh và bảo vệ chính mình.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Bác sĩ Tiin: Nước bọt nhiều trong miệng sau khi thức dậy, nên nhổ đi hay nuốt vào bụng?
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng của mọi người thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men...
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi, vào mỗi buổi sáng thức dậy cháu thấy trong miệng mình có rất nhiều nước bọt. Cháu muốn hỏi bác sĩ rằng nước bọt đó cháu nên nhổ đi hay nuốt vào trong bụng? Nếu nuốt vào bụng thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Và việc cơ thể tiết nhiều nước bọt vào buổi đêm có phải là do cháu bị bệnh gì hay không? Mong bác sĩ tư vấn. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt do tuyến nước bọt bài tiết ra, là hoạt động tự nhiên. Bình thường nước bọt lúc nào cũng có trong khoang miệng, giúp làm ẩm ướt khoang miệng, bôi trơn lưỡi, khoang miệng, vệ sinh răng miệng. Khi có thức ăn giúp nhào trộn, tiêu hóa thức ăn.
Các kích thích gây tăng bài tiết nước bọt là nhai, ngửi hoặc nếm thức ăn (phản xạ không điều kiện). Bài tiết nước bọt cũng tăng lên khi ta nghĩ đến một món ăn nào đó (phản xạ có điều kiện). Bài tiết nước bọt giảm khi ngủ, mệt mỏi, sợ hãi hoặc bị mất nước. Vì thế, khi ta thức hoặc khi ăn nước bọt sẽ bài tiết nhiều hơn khi ta ngủ.
Phản xạ nuốt nước bọt cũng là phản xạ tự nhiên, ta chỉ 'cảm thấy có nhiều nước bọt' khi nước bọt được bài tiết nhiều hoặc khi hoạt động nuốt bị cản trở, nhất là trong trường hợp bị viêm hầu, họng nuốt gây đau khiến ta sợ hãi nuốt mới gây ứ đọng nước bọt trong khoang miệng.
Thông thường khi ngủ dậy, khoang miệng thường khô, hơi thở có mùi do nước bọt bài tiết ít, có xác các loại vi khuẩn trong khoang miệng, thức ăn dính ở kẽ răng lên men... Nếu bạn thấy có nhiều nước bọt có thể do phản xạ nuốt của bạn có vấn đề. Bình thường nước bọt khi bài tiết ra đều được nuốt xuống dạ dày. Vì thế, bạn có thể nuốt hay nhổ ra cũng được. Nuốt cũng không ảnh hưởng gì.
Kiểm tra lại xem bạn có viêm họng, amidan, độ khép kín của môi... có vấn đề gì không mới có nhiều nước bọt trong khoang miệng. Nếu chỉ vừa phải, không ảnh hưởng gì đến vệ sinh (nước bọt ra quá nhiều chảy ra ga, gối) bạn cũng không phải lo lắng gì nhé.
Trong trường hợp có 'vấn đề' bạn có thể đến chuyên khoa răng hàm mặt khám xem nhé. Hy vọng bạn không có vấn đề gì.
Theo baodatviet
7 dấu hiệu của bệnh quai bị Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh - thường là thông qua ho và hắt hơi. Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút dễ...