Sự thật chiếc xe sang con trai lái về quê ngày Tết khiến bố mẹ ngã ngửa
Nhìn thấy xe của con trai, bố mẹ đã vội chạy ra mở cổng chào đón, khuôn mặt ánh lên sự rạng rỡ và tự hào.
Thấy chiếc xe hơi sang trọng đỗ trước cổng, bố mẹ chồng tôi rạng rỡ chạy ra, miệng không ngớt lời khen: “Con trai giỏi quá, mới đây mà đã mua xe đẹp thế này rồi. Chúc mừng các con”.
Tôi nghe mà buồn thắt ruột gan nhưng cũng cố gắng cười để bố mẹ chồng vui lòng. Chúng tôi bước xuống xe, các con ôm chầm ông bà. Ở quê, bố mẹ cũng chỉ mong có ngày này, đợi con cháu về sum vầy, nhìn thấy các con thành đạt.
Tôi đau đầu khi chồng phải che giấu bản thân với người nhà. Ảnh minh họa: PX
Đó là lý do chồng tôi dù không có công ăn việc làm suốt 2 năm nay vẫn không nói với bố mẹ một lời. Anh sợ ông bà buồn rồi lại suy nghĩ, ảnh hưởng sức khỏe.
Anh nỗ lực xin việc nhưng ở công ty nào cũng chỉ làm được 2-3 tháng lại nghỉ. Chán cảnh làm thuê, anh vay vốn tự làm chủ nhưng rồi nợ không đòi được, đơn hàng không có khiến anh càng nản chí.
Suốt 2 năm nay, tôi một mình gồng gánh gia đình, có lúc kiệt sức muốn buông xuôi.
Anh hứa lần này ra Tết sẽ tu chí làm ăn, dù là công việc lương bèo bọt cũng chấp nhận. Thế nên, để bố mẹ có cái Tết ấm no, vui vẻ, anh quyết định thuê xe, “đánh bóng” bản thân, giúp bố mẹ tự hào với hàng xóm.
Thấy con trai “giàu có”, ông bà liên tục đề nghị mua thứ này, sắm thứ kia. Chồng tôi không từ chối vì sợ bố mẹ thất vọng. Mỗi lần anh gật đầu là mỗi lần tôi cảm thấy ruột gan rối bời.
Tôi biết rõ tài chính gia đình hiện thế nào. Tiề.n tiết kiệm đã hết, tiề.n nợ ngân hàng vẫn còn đó. Vậy mà anh vẫn cố làm hài lòng tất cả. Anh còn bảo tôi: “Ở nhà ngoại cũng phải giấu, lỡ lộ ra, bố mẹ biết, bà con biết, anh còn mặt mũi nào?”.
Video đang HOT
Nhưng tôi hiểu, sự thật không thể che giấu được. Tết đến, tiề.n biếu ông bà, quà cáp cho họ hàng, những khoản chi tiêu lớn nhỏ cứ chất chồng. Tôi đã nghĩ đến việc bán đi mấy chỉ vàng tiết kiệm để lo cho cả hai bên nội ngoại.
Nhưng tôi nhận ra rằng sự hy sinh âm thầm của mình sẽ không giải quyết được điều gì nếu chồng không cố gắng, cứ sĩ diện hão. Phải làm cho anh cảm thấy xấu hổ mà có động lực cố gắng.
Cuối cùng, không hỏi ý kiến chồng, tôi quyết định nói thật với bố mẹ chồng. Khi biết con trai thất nghiệp, ông bà buồn lắm.
Bố chồng tôi hỏi: “Tại sao thất nghiệp mà không nói? Bố mẹ có đòi hỏi gì đâu? Bố mẹ muốn tự hào về các con nhưng không phải vì thế mà các con phải mượn danh này danh kia hay đi thuê xe làm hài lòng bố mẹ. Con làm thế bố mẹ càng buồn”.
Những lời của bố khiến chồng tôi tủi thân. Anh giận tôi vì tôi không chịu nghe lời anh, để anh không còn sĩ diện. “Anh đã hứa ra Tết kiếm việc, sao em không tin anh? Em làm vậy, giờ anh còn mặt mũi nào nhìn ai nữa”, anh oán trách.
Tôi im lặng, không cãi lại. Tôi thực sự đã quá mệt mỏi. Tôi chỉ muốn người trong nhà sống thật với nhau, không cần phải màu mè hình thức. Nếu tiếp tục che giấu sẽ làm tất cả không thể cởi mở, vui vẻ thực sự.
Tôi biết anh giận nhưng tôi không bận lòng. Có thể anh không hiểu tôi lúc này nhưng rồi có lúc anh sẽ hiểu vì sao tôi làm vậy.
Tôi cũng mong anh vì sự thật này mà cố gắng, không mơ tưởng hão huyền, nghĩ đến việc làm giàu nhanh chóng. Khi chưa đủ năng lực để làm ăn lớn như người ta thì hãy “tích tiểu thành đại”.
Cụ ông U60 đặt 10 bàn tiệc tổ chức sinh nhật nhưng 6 anh em không ai tới, lý do gâ.y số.c: Tất cả đi ăn tân gia nhà em út
Câu chuyện của ông Tạ, 70 tuổ.i ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng bàn tán xôn xao.
Vô tình nghe được cuộc nói chuyện của vợ chồng em dâu, tôi sửng sốt khi biết các em có rất nhiều vàng nhưng vẫn đi thuê phòng trọ Bác giúp việc về quê một tuần, vừa lên nhà chủ thì quỳ xuống, khóc lóc xin 200 triệu Xem phim "Se.x Education", tôi đa.u đớ.n nhận ra sai lầm nghiêm trọng trong việc dạy con, khiến cuộc đời con trai rơi vào bi kịch suốt 25 năm
Chuyện khó xử của anh cả trong nhà
Tôi sinh ra trong gia đình có 7 anh em. Là con cả, tôi là niềm tự hào của bố mẹ, cũng được 6 em nể trọng. Mọi việc trong gia đình, các em đều bàn bạc với tôi đầu tiên. Có lẽ bởi với các em, tôi là người biết tính toán, hiểu biết nhiều, độ lượng, biết điều.
Bố mẹ tôi chỉ là công nhân bình thường, cả đời vất vả nuôi 7 người con ăn học trưởng thành. Trong thâm tâm, bố mẹ là người vĩ đại nhất trên đời. Khi về già, bố mẹ ở nhà riêng, nhưng vợ chồng tôi thường xuyên qua lại thăm nom. Chúng tôi tận tâm tận lực chăm sóc bố tốt nhất có thể.
Trong lúc bố bị bệnh, là anh trai cả trong nhà, tôi cố gắng chăm sóc cho bố hết sức có thể. Mỗi khi tan làm là tôi lập tức đến bệnh viện, chăm sóc bố chu đáo.
Khi bố mất, mẹ tôi kiên quyết muốn ở riêng một mình, muốn tự chăm sóc cho bản thân. Khi đó, mỗi dịp cuối tuần tôi đều đến thăm, nấu cơm cho mẹ.
Cho đến năm mẹ 86 tuổ.i, tuổ.i già khiến bà không thể nào tự chăm sóc cho bản thân được.
Vì nhà mẹ cách nhà chúng tôi khá xa. Cách tốt nhất lúc đó là mấy anh em thay phiên nhau đón mẹ về nhà chăm sóc. Bản thân tôi cũng thấy điều đó hợp lý, nhưng vợ tôi kiên quyết phản đối.
Vợ nói sức khỏe của cô ấy không sợ không chăm sóc chu đáo được mẹ, lại còn ảnh hưởng ngược lại. Hơn nữa khoảng cách thế hệ, người cao tuổ.i khó tính nên dễ xảy ra mâu thuẫn. Hơn nữa, công việc của vợ tôi khá bận nên không thể nào toàn tâm toàn ý chăm sóc mẹ được.
Dù thương lượng chuyện này nhiều lần, nhưng vợ tôi vẫn nhất quyết phản đối. Bất lực, tôi dành nhượng bộ. Thực tế, bản thân tôi cũng biết việc chăm sóc người già dễ dàng gì. Thời gian tôi ở viện chăm sóc bố tôi cũng cảm thấy vô cùng vất vả, khó sắp xếp công việc.
Bất đồng khi chăm mẹ già
6 em tôi lần lượt đưa mẹ về nhà chăm sóc, đến lượt mình, tôi đành gợi ý: "Chị dâu sức khỏe không tốt, công việc thì bận rộn nên không thể nào chăm sóc mẹ được. Hay là anh góp thêm chút tiề.n..."
Nhưng một người em đã lập tức phản bác: "Chúng em không giàu có bằng anh, nhưng việc chăm sóc mẹ, em nghĩ chúng ta đều phải có trách nhiệm chung anh ạ".
Ảnh minh họa
Trong lúc này, tôi bèn đưa ra ý kiến đưa mẹ đến viện dưỡng lão. Sau nhiều lần bàn bạc kỹ lưỡng, các em tôi cũng nhất trí tán thành.
Từ khi chuyển mẹ đến viện dưỡng lão, tôi đều đặn đến thăm mẹ vào mỗi cuối tuần. Mỗi lần thấy tôi đến, mẹ bày tỏ không thích hợp ở viện, muốn về nhà. Tôi chỉ biết khuyên mẹ rằng cần có thời gian thích nghi. Dần dần, mẹ cũng không than phiền với tôi nữa.
Nhưng em gái kể, mẹ tôi sống ở viện dưỡng lào càng có nhiều vấn đề phát sinh. Một hôm, em gái bảo tôi nên đón mẹ về. Sau khi cả đại gia đình bàn bạc, ngoại trừ vợ tôi phản đối thì vợ chồng chú út nhất quyết đón mẹ tôi về nhà hai em ở, mọi người còn lại đều trung lập.
Trước khi các em đón mẹ về, không ai bàn bạc với tôi câu nào. Vì chuyện này mà tôi giận các em một thời gian dài. Vợ chồng tôi cũng có đến nhà em út thăm mẹ, nhưng cảm thấy không được sự tiếp đón nên dần dần cũng ít qua. Các em dù có hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp, nhưng đều từ chối mỗi lần tôi bày tỏ muốn hỗ trợ kinh tế.
Mỗi năm tết đến, tôi đều mừng tuổ.i cho cháu trai 1000 NDT (tương đương với 3,4 triệu VND) nhưng lần nào em cũng cương quyết trả lại. Mối quan hệ anh em tôi cứ như vậy cho đến khi mẹ tôi qua đời.
Bữa cơm làm lành và cái kết đắng
Năm nay tôi sinh nhật 60 tuổ.i tròn. Thời gian trôi nhanh, tôi suy tính muốn nhân dịp này cải thiện tình cảm anh em. Sống đến tuổ.i này, tôi nhận ra tình thân là thứ hết sức quan trọng. Tôi dự tính mời mọi tới ăn cơm thân mật, sau đó tổ chức một chuyến du lịch cùng cả đại gia đình. Nhưng chuyện xảy ra không ai ngờ.
Ngày sinh nhật tôi đã đặt 10 bàn cỗ và gửi lời mời tới gia đình 6 người em. Nhưng không ngờ, hôm đó không một ai đến cả. 10 bàn cỗ chỉ dùng đến 2, trong đó có vợ chồng tôi, gia đình con trai và bố mẹ và họ hàng đằng vợ tôi. Lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ nhưng vẫn phải kìm nén sự khó chịu của bản thân, coi như không có chuyện gì đang xảy ra. Khi tiệc tàn, con trai mới tiết lộ rằng, gia đình 6 người em tôi đều đến nhà em út ăn tân gia vì chú mới xây lại nhà mới. Lý do họ không tới dự sinh nhật là tại tôi.
Nghĩ lại, lúc bố tôi ốm, tôi là người chăm sóc bố nhiều nhất, nhưng đến lượt mẹ, vì hoàn cảnh thực tế nên tôi không dám nhận chăm sóc. Các em tôi lại thông cảm mà đối xử với tôi như vậy. Tôi không biết mình cư xử như thế nào cho phải nữa.
Ngày ra tòa l.y hô.n, con trai bất ngờ gửi một tin nhắn khiến tôi bật khóc Tôi nhìn căn phòng nhỏ mình vừa thuê, không biết nên sắp đặt mọi thứ từ đâu. Đúng lúc đó, điện thoại báo tin nhắn của con trai tôi gửi đến. Từng chữ, từng dòng khiến tôi rơi nước mắt. Vợ chồng tôi vừa l.y hô.n sau 16 năm chung sống. Tính trong 16 năm ấy, chỉ có 7 năm hạnh phúc, thời...