Sự thật cần biết về bệnh vàng da – căn bệnh khiến Ngũ a ca trong Diên Hi Công Lược suýt thì bị chôn sống
Ngũ a ca Vĩnh Kỳ suýt chút nữa đã không có cơ hội được lớn lên chỉ vì căn bệnh vàng da. Căn bệnh này có gì lạ nhỉ?
*Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim.
Trong tập 17 – 18 của bộ phim cung đấu nổi đình đám Diên Hi Công Lược, khán giả đã được chứng kiến một biến cố thót tim xảy ra với Ngũ a ca Vĩnh Kỳ – hoàng tử của vua Càn Long, người sau này sẽ trở thành hôn phu của Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu Cách Cách.
Theo đó, vị tiểu a ca ra đời với một chứng bệnh lạ khiến toàn thân chuyển màu vàng, kể cả đôi mắt. Cho rằng vị a ca là hiện thân của điềm gở đối với Đại Thanh, Cao quý phi hạ lệnh chôn sống nhằm diệt trừ hậu họa.
Cao quý phi
May mắn là ý định của Cao quý phi đã không thành. Căn bệnh sau đó đã được xác định là chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, và vị tiểu a ca cũng được chữa khỏi hoàn toàn.
Chuyện phim chỉ đến đây thôi, nhưng thắc mắc vẫn còn đó. Bạn có muốn biết vàng da là chứng bệnh gì không nhỉ?
Một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ em
Vàng da là một chứng bệnh phổ biến hơn bạn tưởng. Nó thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, với biểu hiện làn da vàng vọt, thậm chí tròng mắt trắng cũng bị xỉn vàng.
Nguồn gốc của màu vàng là do lượng bilirulin – một hóa chất có trong hemoglobin của hồng cầu. Bilirulin (còn được gọi là sắc tố mật) có màu vàng, nên khi nồng độ quá cao sẽ khiến làn da chuyển màu.
Nhưng tại sao nồng độ bilirulin lại cao? Thông thường khi tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể sẽ tìm cách sản sinh ra tế bào mới để thay thế, và đẩy tế bào cũ cho gan giải quyết. Tuy nhiên vì gan của trẻ sơ sinh vẫn còn quá non nớt, đôi lúc bilirubin sẽ hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý, tích tụ và gây ra bệnh vàng da.
Bệnh vàng da có nguy hiểm?
Video đang HOT
Trên thực tế, có rất nhiều lý do để một đứa trẻ mắc phải chứng vàng da – như nhiễm trùng máu, máu mẹ và con không tương đồng…
Việc đẻ non cũng có thể khiến gan hoạt động không được tốt dẫn đến tích tụ bilirubin. Trường hợp của Ngũ a ca trong Diên Hi Công Lược có lẽ một phần cũng vì nguyên nhân này, khi Du quý nhân đã sinh non gần 2 tuần.
Bàn tay vàng vọt của em bé mắc bệnh vàng da
Đôi khi việc bú sữa mẹ cũng khiến da bị vàng đi, bởi sữa có khả năng can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan.
Đa phần các trường hợp bị vàng da đều không quá nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp da trẻ xuất hiện màu vàng trong vòng 3 – 5 ngày sau khi chào đời, nhưng sau đó dần biến mất khi cơ thể bắt đầu thích ứng và hoạt động trơn tru hơn.
Tuy nhiên, về cơ bản thì bilirubin là một chất độc. Khi tích tụ với nồng độ quá cao, chất này có thể vượt rào vào máu não, tác động thẳng đến tế bào não và gây ra chứng vàng nhân não bộ. Nếu để đến mức độ ấy thì di chứng sẽ là rất lớn, vì nó ảnh hưởng không thể phục hồi đến khả năng phát triển của não bộ. Đứa trẻ lớn lên có thể bị điếc, thiểu năng vận động và trí tuệ.
Ngoài ra, một số trường hợp da biến thành màu vàng vì một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng chưa thể xác định cụ thể. Ở những trường hợp này, các triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện rất sớm – chỉ 24h sau khi sinh, nên cần được theo dõi tỷ mỉ.
Làm sao để nhận biết các triệu chứng nguy hiểm
Như đã nêu, đa phần các trường hợp vàng da đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần phải đi khám trước khi quá muộn.
- Bụng, cánh tay, chân bị vàng
- Vàng da kéo dài hơn 3 tuần
- Tròng mắt vàng đi
- Trẻ mệt mỏi, khó tỉnh dậy.
- Không tăng cân hoặc biếng ăn
Tham khảo: Wiki, NCBI
Theo Helino
Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da xảy ra ở khá nhiều người, vì vậy bạn cần tìm hiểu để điều trị và phòng tránh tránh bệnh nhé.
Vàng da là bệnh gì?
Vàng da hay còn gọi là "vàng mắt" hoặc "vàng củng mạc mắt". Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.
Nguyên nhân gây vàng da?
Các bệnh về túi mật hoặc tụy cũng có thể gây ra vàng da. Các bệnh về máu hiếm khi gây ra tình trạng vàng da.
Các bệnh về gan, mật hay tụy có thể bắt nguồn từ:
Các sỏi nhỏ trong đường mật, được gọi là sỏi mật
Nhiễm khuẩn
Nghiện rượu nặng
Tổn thương gây ra do việc sử dụng thuốc, các chất có nguồn gốc thảo dược hay các thuốc bị cấm sử dụng
Ung thư
Những phương pháp nào dùng để điều trị vàng da?
Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:
Đối với người trưởng thành
Bệnh vàng da thường chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh
Thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.
Nếu các triệu chứng chuyển nặng hoặc không tự khỏi, trẻ sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp sau:
Phương pháp quang trị liệu
Đây là phương pháp chữa trị tốt nhất.Trẻ sẽ nằm ở trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được chụp mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng sẽ giúp làm giảm lượng bilirubin dư thừa.
Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch
Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một protein trong máu có thể hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của bé.
Phương pháp truyền trả máu
Nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bé có thể phải cần tiến hành phương pháp truyền trả máu. Phương pháp này tiến hành bằng cách lấy nhiều lần một lượng nhỏ máu của bé, sau đó làm loãng bilirubin và kháng thể từ cơ thể mẹ, sau đó truyền trả lại vào cơ thể bé.
Theo www.phunutoday.vn
Câu chuyện mất con chỉ sau 5 ngày nhập viện - lời cảnh tỉnh cha mẹ không được lơ là bất cứ dấu hiệu bệnh nào ở trẻ Chỉ khởi phát từ một đợt sốt, nhưng bé Vinh đã phải chống chọi với rất nhiều đau đớn của các căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ khác và cuối cùng là không thể qua khỏi. Cho đến thời điểm hiện tại, dù con trai đã qua đời được gần 49 ngày mà chị Trần Yến (26 tuổi, hiện đang sống ở...