Sự thật ám ảnh về thủ cung sa, thứ cung nữ sợ hơn cả cái chết
Để kiểm tra xem một phụ nữ có còn trong trắng hay không, người xưa thường sử dụng phương pháp thủ cung sa, chấm một vết son đỏ lên tay.
Trong quan niệm của thời phong kiến, phụ nữ có rất nhiều quy tắc và ràng buộc, đặc biệt là về trinh tiết. Những người phụ nữ chưa kết hôn nhưng đã không còn trinh trắng sẽ bị coi thường, trừng phạt, thậm chí mất đi tính mạng. Đối với những phi tần, cung nữ phục vụ trong cung, vấn đề trinh tiết càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Thế nhưng vào thời xưa, người ta chưa có những thiết bị và phương pháp y tế để kiểm tra trinh tiết. Chỉ có một cách được sử dụng vô cùng rộng rãi có tên thủ cung sa, chính là một vết son đỏ được chấm lên tay người phụ nữ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim Trung Quốc cổ đại.
Thủ cung sa là vết son đỏ trên tay để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ xưa.
Để tạo ra thủ cung sa, theo các ghi chép cổ xưa, người ta sẽ nuôi một con thằn lằn trong một bình sứ và cho ăn bằng chu sa trong nhiều năm. Chính vì ăn chu sa trong thời gian dài nên toàn thân thằn lằn sẽ có màu đỏ son.
Khi con thằn lằn đó có trọng lượng khoảng 3 cân thì sẽ đem đi rang chín, tán nhuyễn chúng để lấy một chất bột màu đỏ.
Video đang HOT
Một số ghi chép cho rằng khi chấm vết son đỏ vào cánh tay trái của nữ nhân (ở vị trí cách vai khoảng một tấc) thì vết đánh dấu này sẽ mãi không phai nếu như còn trong trắng.
Ngược lại nếu thất thân (mất trinh tiết) thì thủ cung sa sẽ tự động biến mất.
Lý giải điều này, khoa học cho rằng, những con thằn lằn cái trong thời kỳ sinh sản sẽ được lựa chọn. Lúc đó chúng tiết ra nhiều nội tiết tố nữ (estrogen) và vì những nội tiết tố này không dễ dàng mất đi nên thủ cung sa cũng rất khó để phai mờ.
Bởi vậy, nên khi quan hệ, nội tiết tố nữ gặp nội tiết tố nam (androgen) trong quá trình ân ái sẽ khiến chúng trung hòa và biến mất.
Lời giải thích này dựa theo quan điểm sinh học hiện đại và hiện đang được nhiều người ủng hộ nhất.
Bên cạnh đó, một số người khác cho rằng thủ cung sa thật sự có công hiệu nhưng không phải theo thiên hướng y học mà liên quan đến tâm lý nhiều hơn.
Khi một người phụ nữ được đánh dấu thủ cung sa, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về dấu vết đó, sẽ bị người đời nhìn vào và đánh giá, do đó phải luôn giữ gìn phẩm hạnh để thủ cung sa không biến mất. Nói dễ hiểu hơn, thủ cung sa thực chất chỉ là lời nhắc nhở người phụ nữ bằng mọi giá phải giữ gìn trinh tiết.
Vùng đất bí ẩn khiến các cung nữ sống không bằng chết
Không phải lãnh cung, không phải lưu đày, chỉ cần nhắc đến hai từ này, rất nhiều cung nữ bỏ trốn, thậm chỉ tự làm mình tàn phế để không phải đi.
Vào thời cổ đại, có nhiều phương pháp kì dị, ghê rợn trong cung, người ta thường nhắc đến cụm từ "thủ lăng".
Sau khi hoàng đế băng hà, thường có một nhóm người được phái đến làm nhiệm vụ "thủ lăng" hay còn gọi là trông coi lăng mộ. Những người này ngoại trừ quan quân bảo vệ, còn có những cung nữ, phi tần thất sủng, ngày thường không được hoàng đế đoái hoài.
Ảnh minh họa
Nhóm người này mặc bạch phục, không đeo trang sức, trên đầu đội khăn xô trắng. Sau khi quan tài của vua được táng trong lăng thì phiến đá che cửa lăng sập xuống. Toàn bộ đội ngũ "thủ lăng" sẽ bị chôn vùi cùng người chết.
Tục lệ "thủ lăng" thực sự bắt nguồn từ thời Tây Hán. Sử sách ghi chép lại, khi còn sống Lưu Bang là một người người háo sắc, lúc nào cũng có mỹ nhân bên cạnh.
Sau khi Lưu Bang băng hà, quyền lực trong triều rơi vào tay Lã Hậu (Lữ Trĩ), bà đã giết chết Thích Phu Nhân - người phụ nữ mà Lưu Bang sủng ái nhất khi còn tại thế bằng thủ đoạn rất tàn độc.
Không chỉ vậy, vì không muốn nhìn thấy dàn hậu cung của Lưu Bang, liền sắp xếp một số cung nữ, phi tần đã từng hầu hạ Lưu Bang đi "thủ lăng".
Từ đó về sau mở ra tiền lệ, ngoài Hoàng đế, khi Thái hậu hoặc Hoàng hậu băng hà, đều sẽ có một số lượng cung nữ nhất định được sắp xếp đi "thủ lăng" để giữ trọn đạo vợ chồng, vua-tôi. Những cung nữ, phi tần này được gọi là "chư viên quý nhân".
Nhiệm vụ của cung nữ là châm đèn, dọn dẹp lăng mộ, đồng thời định kì phải tới trước lăng để nhảy múa và đàn hát.
Ngày qua ngày, họ sống trong cô độc, không có tương lai, biết lúc nào sẽ kết thúc kiếp sống nhạt nhẽo, quạnh quẽ.
Đồng nghĩa với việc cả cuộc đời của cung nữ, phi tần bị chôn vùi trong sự cô độc, hiu quạnh, không được bỏ trốn cho đến khi chết.
Cũng chính vì vậy, rất nhiều cung nữ, phi tần vô cùng sợ hãi khi bị lọt vào danh sách đi "thủ lăng". Có người còn tự khiến bản thân bị liệt, hoặc nguyện chết để không phải làm công việc vừa đáng sợ vừa dày vò này.
Vì sao phi tần chủ tử có thể đánh giết nhưng tuyệt đối không được mắng cung nữ? Chỉ được đánh thậm chí đánh tới chết cung nữ mắc sai phạm nhưng phi tần phi tử tuyệt đối không được buông lời thóa mạ bậy bạ. Trong một cấm cung quá đông nữ giới, sự ghen ghét cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng mong giành được sự sủng ái của Hoàng đế, khao khát được tấn...