Sự thật 67 hộ thoát nghèo sau nhận tiền hỗ trợ COVID-19
Ông Chiến cho biết, hiện tại 67 hộ dân này vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo, chưa ai đưa họ thoát nghèo.
Xung quanh xôn xao vụ nhiều hộ thoát nghèo sau khi nhận tiền hỗ trợ COVID-19, ngày 17/6, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lang Văn Chiến, Bí thư huyện ủy Qùy Châu ( tỉnh Nghệ An) cho biết, mới đây, UBND huyện đã có giải trình về việc này.
“Giải trình của UBND huyện là hoàn toàn đúng vì có thẩm định của Sở lao động thương binh và xã hội, có Phó giám đốc của Sở này đi kiểm tra và xác minh nội dung trong bản giải trình đó.
Trước đó, một số thông tin phản ánh về những hộ vừa nhận tiền hỗ trợ COVID-19 xong là thoát nghèo là không đúng. Thông tin này là do ông trưởng bản Quỳnh 2, xã Châu Bình nói ra. Trong khi ông trưởng bản này lại không có đủ thẩm quyền để đưa danh sách 67 hộ ra khỏi hộ cận nghèo hay hộ nghèo”, ông Chiến cho biết.
Ngôi nhà kiên cố, khang trang của gia đình anh Nguyễn Văn Lai thuộc hộ nghèo ở xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình. Ảnh: GĐ&XH
Video đang HOT
Theo ông Chiến, việc đưa các hộ vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo phải được làm theo quy trình, có hội đồng thẩm định và được huyện phê duyệt, tỉnh đồng ý mới được thông qua. Bởi vậy, hiện tại 67 hộ dân đó vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo, chưa thoát nghèo.
“Quy trình đưa các hộ thoát nghèo cũng giống như quy trình bình xét hộ nghèo, cận nghèo, còn những gia đình xin ra khỏi danh sách này thì cần phải có đơn. Bởi vậy chưa có ai đưa 67 hộ đó thoát nghèo”, ông Chiến cho biết thêm.
Về thông tin con rể của ông Tô Duy Tòng, trưởng bản Quỳnh 2 sau khi nhặt được viên đá đỏ bán 1,1 tỷ đồng đã được thoát nghèo, vị Bí thư huyện ủy Qùy Châu cho rằng, thông tin này cũng không chính xác.
“Hôm trước phòng chuyên môn đi kiểm tra xác minh thông tin đó nhưng không phải gia đình con rể ông Tòng được thoát nghèo vì họ đâu có công ăn việc làm gì đâu. Người ta chụp cái cổng đó lên thế thôi chứ trong nhà vẫn còn một cụ bà nằm liệt giường không có người chăm sóc, hoàn cảnh gia đình vẫn còn khó khăn nên chưa thoát nghèo”, Bí thư huyện ủy Qùy Châu nói.
Trước đó, UBND huyện Qùy Châu đã có báo cáo giải trình về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Quỳ Châu.
Theo báo cáo giải trình, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản và thành lập đoàn kiểm tra và yêu cầu các xã thành lập các đoàn kiểm tra sau khi người dân được nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19. Để đảm bảo chính xác, huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn phát trực tiếp cho đại diện chủ hộ có tên trong danh sách và tổ chức đối chiếu kiểm tra.
Về phản ánh hộ nghèo nhưng có điều kiện xây nhà kiên cố, gia đình không thiếu thứ gì, có cả ô tô, xe máy đẹp, UBND huyện Quỳ Châu giải trình như sau:
“Với quyết tâm của bản Quỳnh 2, xã Châu Bình là về đích nông thôn mới vào năm 2020, bởi vậy các hộ trong bản huy động mọi nguồn lực từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng hồ chứa nước Bản Mồng, nguồn thu nhập từ rừng nguyên liệu đến chu kỳ khai thác, nguồn tiền từ con em đi xuất khẩu lao động và vay ngân hàng.
Đến tháng 6/2020, bản Quỳnh 2 đã vay 13,861 tỷ của các ngân hàng Quỳ Châu, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Lưu (báo phản ánh là có nhà đẹp) đã vay ngân hàng 600 triệu đồng để xây nhà vào tháng 11/2019 và nhiều hộ gia đình khác cũng xây dựng sau khi đã điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo”.
Trường hợp 3 người con của ông Tô Duy Tòng nằm trong diện hộ nghèo và và hộ cận nghèo, theo kết quả kiểm tra huyện Quỳ Châu ngày 5/6 là chính xác.
Riêng trường hợp của bà Nguyễn Thị Hoài có hộ khẩu trong gia đình hộ cận nghèo vẫn nhận tiền hỗ trợ, UBND huyện Quỳ Châu thừa nhận là sai và chỉ đạo xã thu hồi và đã nộp tiền về.
Bắt giữ 6 phương tiện có hành vi khai thác thủy sản trái phép
Ngày 16-6, tổ công tác Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thuỷ phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Nghệ An làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đã phát hiện 6 phương tiện có hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định của pháp luật.
Lực lượng BĐBP Nghệ An kiểm tra các phương tiện có hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Phương Linh
Lúc 8 giờ 45 phút, tại khu vực tọa độ 18o52'N - 105o46'E (ven biển xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), tổ công tác đã bắt giữ 6 phương tiện, gồm 2 phương tiện không biển kiểm soát của Phạm Quốc Tiến (SN 1976, trú tại TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận); Nguyễn Cao Lam (SN 1989, trú tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) và 4 phương tiện mang biển kiểm soát Bth 1230TS của Cao Văn Thạch (SN 1968, trú tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận); BV 95479TS của Nguyễn Nam Hân (SN 1990, trú tại xã Tân Hải, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận); Bth 84563TS của Nguyễn Nam Thiện (SN 1995, trú tại xã Tân Hải, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận); NT 91023TS của Dương Thanh Tùng (SN 1987, trú tại xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ).
6 phương tiện của ngư dân các tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận và Cần Thơ có hành vi khai thác thủy sản ven bờ biển tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phương Linh
Các phương tiện trên đều có hành vi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển ven bờ tỉnh khác.
Hiện, lực lượng phối hợp đang tiến hành điều tra, xử lý các chủ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Nghệ An: Kỹ sư ô tô bỏ phố về quê xay bột mà "gột" nên chức giám đốc Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phạm Văn Long, SN 1991, xã Tân Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) có mức lương ổn định ở Hà Nội là niềm mơ ước của nhiều người. Với niềm đam mê tự lập, chàng trai trẻ quyết định bỏ phố về quê sản xuất, kinh doanh sản phẩm bột ngũ cốc dinh...