Sự thăng trầm của Donald Trump quyết định giá vàng
Giá vàng vừa thoát đáy 2 tuần và được dự báo sẽ tiếp tục tăng gắn liền với sự nổi lên của ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trên Bloomberg, ông Austan Goolsbee, chuyên gia kinh tế của Trường Đại học University of Chicago Booth School of Business cho rằng, giá vàng sẽ nhanh chóng tăng giá nhờ vào sự nổi lên của ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trước các ứng cử viên trong cùng đảng và bà Hillary Clinton bên đảng Dân chủ.
Theo chuyên gia này, trong quá khứ, lạm phát được xem là một yếu tố quyết định tới giá vàng và nỗi sợ hãi chính trị cũng là một yếu tốt đối với kim loại quý này. Tuy nhiên, trên thực tế, không có một mối lo ngại nào về lạm phát trong thời gian tới trong bối cảnh giá cả hàng hóa ở mức thấp. Do vậy, những chuyển động của vàng đến chủ yếu từ những bất ổn chính trị.
Sự thăng trầm của Donald Trump quyết định giá vàng
“Thị trường vàng đang có sự gắn kết với Donald Trump. Khi mọi người bắt đầu có ý nghĩ về việc Donald Trump thắng cử, giá vàng sẽ tăng. Vàng sẽ tăng giá ngay sau những tuyên bố chính thức về chính sách của ứng cử viên này nếu đắc cử tổng thống”, ông Austan Goolsbee nhận định.
Trong phiên giao dịch đêm qua trên sàn New York và rạng sáng 12/5 trên thị trường châu Á, giá vàng đã thoát đáy 2 tuần do USD suy yếu.
Tính tới 9h20 sáng 12/5, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.276 USD/ounce, tăng khoảng 0,9% so với phiên liền trước. Trước đó, trong phiên 10/5 vàng đã rơi xuống 1.257,25 USD/ounce, thấp nhất kể từ 28/4.
Video đang HOT
Trong nước, tính tới 9h30, giá vàng bán ra đã lấy lại ngưỡng 34 triệu đồng/lượng và hiện vẫn thấp hơn giá thế giới quy đổi khoảng 280 ngàn đồng/lượng.
Tuần trước, giá vàng thế giới đã lên mức cao nhất 15 tháng ở 1.303,6 USD/ounce, trước khi giảm trở lại do sự hồi phục của USD. Các nhà phân tích dự đoán giá vàng sẽ tái thử thách ngưỡng 1.300 USD/ounce trong ngắn hạn khi kim loại quý này đã tăng 20% kể từ đầu năm do Mỹ đã không tăng lãi suất như tính toán trước đó trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn.
Trong một diễn biến mới nhất, kết quả thăm dò của Reuters cho thấy, tỷ lệ cử tri Mỹ ủng hộ tỷ phú Donald Trump đã gần ngang cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, 40% so với 41%.
Đây là sự thay đổi ngoạn mục khi chỉ mới tuần trước tỷ lệ ủng hộ bà Clinton còn vượt ông Trump tới 13%. Dù sẽ còn nhiều yếu tố tác động tới tâm lý của cử tri Mỹ từ nay cho đến tháng 11, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến khá cân sức giữa tỷ phú Donald Trump và bà Clinton.
Gần đây, nhiều chính khách thế giới đồng loạt thay đổi thái độ đối với ông Trump, từ phản đối, tẩy chay sang tôn trọng hơn. Chủ nghĩa biệt lập trái ngược với chính sách mà Mỹ truyền giữ trong nhiều thập niên qua của Trump được nhiều người Mỹ hưởng ứng. Ông Trump cho rằng, Mỹ không nên dính vào những cuộc chiến tốn kém.
M. Hà
Theo_VietNamNet
Obama thăm Hiroshima: Sẽ không có lời xin lỗi
Quyết định này đã đánh một dấu mốc lịch sử khi thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm thăm thành phố này
Reuters đưa tin, Ben Rhodes phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama cho biết: "Chuyến thăm của ông Obama như một lời khẳng định cho cam kết thực hiện mục tiêu loại trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới của nhà lãnh đạo Mỹ".
Trong một thông báo mới, Nhà Trắng đã xác nhận về chuyến thăm của ông Obama vào ngày 27/5 tới đây. Thông báo cũng cho biết, sự kiện này nhấn mạnh cam kết của ông Obama trong việc tiếp tục theo đuổi hoà bình và an ninh trong một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945, làm khoảng 140.000 người chết trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Chuyến thăm là chủ đề thảo luận nóng bỏng trong Nhà Trắng suốt nhiều tháng trước khi ông Obama lên kế hoạch tới Việt Nam và Nhật.
Quyết định đi đến Hiroshima đã được tranh luận sôi nổi trong Nhà Trắng. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ chỉ trích nặng nề rằng nó được xem như là một lời xin lỗi.
Nhưng Ông Ben Rhodes, nhấn mạnh: "Ông Obama sẽ không xem xét lại quyết định sử dụng bom nguyên tử vào cuối thế chiến II. Thay vào đó, Tổng thống sẽ đề ra tầm nhìn tập trung hướng đến tương lai của hai nước chúng ta".
Đa số người Mỹ xem vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là "hợp lý, để chấm dứt chiến tranh". Nhưng hầu hết người dân Nhật xem nó là phi lý.
Bình luận về sự kiện này, thư ký báo chí của ông Obama nói rằng: "Chuyến thăm này hoạt toàn hợp lý, nó như một sự hợp pháp của dòng chảy lịch sử. Mỹ mang một trách nhiệm đặc biệt, là quốc gia duy nhất sử dụng vũ khí hạt nhân trong thời chiến. Tổng thống Mỹ Obama sẽ nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm dẫn đầu của Washington trong việc nỗ lực loại bỏ chúng".
Theo chuyên gia Susan Heavey của Reuters: "Chuyến thăm đến Hiroshima như nhấn mạnh những nố lực của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ Mỹ - Nhật. Tín hiệu vui này có thể sẽ được đánh dấu bằng một Hiệp định thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hợp tác chống lại những căng thẳng hàng hải gây ra bởi Trung Quốc, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên".
Nhà Trắng cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hiroshima nhằm khẳng định cam kết của ông ủng hộ hòa bình và an ninh trên một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
"Tôi tin rằng việc Tổng thống Obama tới thăm Hiroshima là để tận mắt chứng kiến những hệ quả của một vụ ném bom nguyên tử. Ông ấy đã dám thể hiện cảm xúc của mình trước toàn thế giới, sẽ là một động lực lớn để thực hiện mục tiêu vì một thế giới không vũ khí hạt nhân", ông Abe nhấn mạnh.
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Hiroshima vào tháng trước, những người dân Nhật sống sót sau vụ đánh bom và các cư dân khác cho biết, nếu ông Obama tới thăm họ hy vọng ông sẽ giúp thế giới thoái khỏi hậu quả của vũ khí hạt nhân. Họ cũng mong một tương lai sẽ tốt hơn chứ không phải là một lời xin lỗi.
Trong chuyến thăm châu Á từ ngày 21 đến 28/5, ông sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật và có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam. Chuyến thăm nhằm củng cố sự "xoay trục" của Mỹ tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Báo Mỹ: Cảng Cam Ranh quyết định cục diện căng thẳng Biển Đông Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của tác giả Yevgen Sautin, người từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan (Trung Quốc) và Trung tâm nghiên cứu Mỹ...