Sự thận trọng của Ấn Độ sẽ phá sản liên minh “tứ cực”?

Thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề chia sẻ thông tin sẽ có ý nghĩa quyết định cho việc đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ về an ninh trong liên minh “tứ cực”.

Trong chuyến thăm 5 nước châu Á và tham dự các hội nghị thượng đỉnh APEC, ASEAN vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần đề cập đến ý tưởng của nước này về một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa” và kêu gọi các đồng minh cũng như các đối tác trong khu vực tích cực hưởng ứng tham gia.

Ý tưởng về một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa” bao hàm trên nhiều lĩnh vực, từ các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, an ninh khu vực, tự do hàng hải, đến hợp tác quốc phòng….

Trong đó, trục liên minh “tứ cực” giữa Hoa Kỳ – Nhật Bản – Ấn Độ – Australia được cho là “xương sống” cho việc thực hiện ý tưởng này.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Malina (Philippines) vừa qua, các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao của liên minh “tứ cực” đã có cuộc hội đàm để bàn về tầm nhìn và hệ giá trị của mỗi nước nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung trong một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa”.

Sự thận trọng của Ấn Độ sẽ phá sản liên minh tứ cực? - Hình 1

Chiến hạm của Hải quân Ấn Độ (Ảnh: Reuters)

Hiện tại, trong các lĩnh vực hợp tác để thực hiện ý tưởng này về cơ bản đều được các nước trong “tứ cực” đồng thuận và hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ, tuy nhiên, vấn đề hợp tác quân sự lại đang có một rào cản đến từ Ấn Độ.

Ý tưởng về một “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa” được giới chuyên gia nhận định, về bản chất là nhằm cân bằng sức mạnh cả về kinh tế và quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực này.

Trong đó, hợp tác quân sự trong liên minh giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia được coi là khâu then chốt nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Thế nhưng hiện nay, Ấn Độ lại đang cho thấy một sự bất cập trong hệ thống, cũng như sự thận trọng trong hợp tác với các nước thuộc “tứ cực” ở lĩnh vực này.

Theo đó, sự bất cập được thấy rõ là bởi hầu hết các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Ấn Độ hiện nay đều được mua từ Nga.

Trong khi, Hoa Kỳ lại muốn nhiều hơn việc Ấn Độ mua các thiết bị quân sự và phương tiện chiến đấu của nước này.

Mặt khác, chính phủ và quân đội Ấn Độ lại không muốn chia sẻ các dữ liệu về kỹ – chiến thuật cũng như các hệ thống liên kết dữ liệu tình báo nhạy cảm cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia có thể dễ dàng hoạt động cùng nhau, dựa trên hệ thống tàu chiến và máy bay chiến đấu do Hoa Kỳ thiết kế, chế tạo, và sẵn sàng chia sẻ thông tin quân sự cho nhau, thì Ấn Độ lại đang tỏ ra thiếu thích nghi với hệ thống này.

Sự thận trọng của Ấn Độ sẽ phá sản liên minh tứ cực? - Hình 2

Máy bay chiến đấu Hornet và E-2D Hawkeye trên tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ trong cuộc tập trận Malabar-2016 (Ảnh: Reuters)

Theo thống kê của giới chuyên gia, hiện nay Hoa Kỳ và Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận chung thường niên cả trên bộ và trên biển nhiều hơn với bất kỳ quốc gia nào khác kể từ năm 1992 đến nay.

Riêng tập trận hải quân, bắt đầu từ năm 2014 đến nay đã có thêm Nhật Bản tham gia, góp phần mở rộng quy mô của các cuộc tập trận.

Tuy nhiên, các nguồn tin của hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng như của các chuyên gia đều cho rằng, các cuộc tập trận hải quân giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản hiện nay chỉ như là một sự “làm quen văn hoá”, chứ chưa phải là nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho hải quân ba nước.

Lý do là bởi Ấn Độ hiện vẫn nhất quyết không chịu ký vào một thoả thuận hợp tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản về chia sẻ các dữ liệu kỹ – chiến thuật và thông tin tình báo.

Do đó, các cuộc tập trận hải quân giữa ba nước và trong tương lai là đầy đủ liên minh “tứ cực” sẽ vẫn chỉ được thực hiện thông qua các lệnh thoại và các văn bản điện tử với sự trao đổi dữ liệu thô sơ theo kiểu tin nhắn SMS. [1]

Video đang HOT

Cuộc tập trận hải quân gần đây nhất giữa ba nước là vào hồi tháng 7, với tên gọi Malabar-2017, đã quy tụ một lực lượng quân sự hùng hậu chưa từng có, với sự tham gia của tàu sân bay USS Nimitz của Hoa Kỳ, tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ và tàu sân bay trực thăng JS Izumo của Nhật Bản, cùng 18 tàu chiến mặt nước, 2 tàu ngầm và 95 máy bay các loại. [2]

Thế nhưng, các hoạt động chỉ huy, hiệp đồng tác chiến trong quá trình tập trận chỉ được thực hiện chủ yếu thông qua các lệnh thoại mà không có liên kết vệ tinh để cho hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản truy cập thông tin và chia sẻ các hình ảnh, dữ liệu trên màn hình trong các trung tâm chỉ huy tác chiến trên tàu.

Do đó, đã dẫn đến những khó khăn trong chỉ huy, hiệp đồng tác chiến và ảnh hưởng đến hiệu quả thực chất của cuộc tập trận, bởi thông tin liên lạc và chia sẻ dữ liệu luôn là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong bất kỳ cuộc tập trận cũng như tác chiến nào trên thực tế.

Trong thời gian tới, đặc biệt khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã hình thành liên minh “tứ cực” để hướng tới sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh trong khuôn khổ của một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa”, thì quy mô của các cuộc tập trận “Malabar” hàng năm của liên minh “tứ cực” này chắc chắn sẽ được mở rộng hơn rất nhiều.

Khi đó, yêu cầu về việc chia sẻ các dữ liệu thông tin kỹ – chiến thuật và tình báo cũng như chỉ huy, hiệp đồng tác chiến sẽ càng trở thành vấn đề đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết.

Lúc đó, thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề chia sẻ thông tin sẽ có ý nghĩa quyết định cho việc đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ về an ninh trong liên minh “tứ cực”.

Hoa Kỳ là nước hiểu rõ nhất vai trò quan trọng của Ấn Độ trong hợp tác an ninh để thực thi ý tưởng về một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa”.

Bởi vậy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã từng mô tả về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là một “vùng chiến lược đơn lẻ” mà trong đó, Ấn Độ và Hoa Kỳ như là những cuốn “sổ ghi chép” của khu vực.

“Nói một cách cụ thể, ý tưởng về một khu vực &’Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa’ sẽ dẫn tới sự phối hợp tuyệt vời giữa quân đội Ấn Độ, Nhật, Australia và Hoa Kỳ, bao gồm nhận thức về chiến lược biển, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến đổ bộ, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Các cuộc tập trận nhằm tạo ra nền tảng cho các đợt tuần tra chung mà Hoa Kỳ mong muốn tiến hành với Ấn Độ và các đồng minh trên khắp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có ý nghĩa cực kỳ quan trọng”, ông Tillerson nói.

Cùng quan điểm nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Ấn Độ trong liên minh quân sự cũng như hợp tác quốc phòng, ông Christopher Logan – một sĩ quan thủy quân lục chiến và là phát ngôn viên của Lầu Năm Góc nói rằng:

Khả năng tương tác tốt hơn giữa các bên là một mục tiêu đặt ra cho các cuộc tập trận chung trong liên minh quân sự.

Sự thận trọng của Ấn Độ sẽ phá sản liên minh tứ cực? - Hình 3

3 sĩ quan chỉ huy hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ tại cuộc tập trận chung Malabar-2016, ảnh: dvidshub.net.

Trong đó, vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ sẽ là “đòn bẩy” để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quân sự quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.

“Việc xác định Ấn Độ là một đối tác quân sự quốc phòng quan trọng sẽ có ý nghĩa thúc đẩy mục đích thương mại và chia sẻ công nghệ quân sự quốc phòng với Ấn Độ, nhằm đạt đến mức độ hợp tác tương xứng với các đồng minh và đối tác lâu năm của Hoa Kỳ”, ông Logan nói.

Hiện nay, Hoa Kỳ và Ấn Độ đang xúc tiến đàm phán và ký kết các thỏa thuận hợp tác quân sự quốc phòng, tuy nhiên, quan điểm đưa ra giữa hai bên vẫn còn nhiều sự khác biệt.

Hồi năm ngoái, Ấn Độ mới đồng ký kết một thỏa thuận về hợp tác hậu cần quân sự với Hoa Kỳ sau một thập kỷ đàm phán, nhưng vẫn còn hai thỏa thuận khác vẫn đang bị mắc kẹt khi giữa hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Trong hai thỏa thuận đang còn bị mắc kẹt này, có một thỏa thuận về Bảo mật và Chia sẻ thông tin quốc phòng (CISMOA).

Phía Hoa Kỳ cho biết, thỏa thuận CISMOA nếu được hai bên đồng ý ký kết và thực hiện, sẽ cho phép Hoa Kỳ cung cấp cho Ấn Độ các thiết bị trong hệ thống thông tin mã hoá quân sự;

Đồng thời nó sẽ tạo ra một khuôn khổ mà hai bên có thể chia sẻ các dữ liệu thông tin nhạy cảm để hỗ trợ nhắm mục tiêu và điều hướng trong chỉ huy, hiệp đồng tác chiến.

Tuy nhiên, Ấn Độ lại quan ngại rằng, việc đồng ý với CISMOA sẽ vô hình trung mở đường truyền quân sự của họ tới Hoa Kỳ, và thậm chí Hoa Kỳ có thể nắm bắt được những hoạt động quân sự của Ấn Độ;

Trong đó sẽ có những mặt mà lợi ích của Ấn Độ và Hoa Kỳ có thể không trùng hợp – chẳng hạn như kế hoạch phòng thủ và tấn công của Ấn Độ chống lại đối thủ Pakistan.

Các quan chức quân sự cao cấp của Ấn Độ còn cho biết, mối quan tâm của Ấn Độ là muốn đảm bảo sự tự chủ, tránh bị ràng buộc vào các quy tắc và quy trình hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.

Điều này đã trở thành rào cản dẫn đến những hạn chế trong hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ so với các đồng minh khác của Hoa kỳ trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia.

Để khắc phục vấn đề này, mới đây Hoa Kỳ đã đề xuất một hệ thống truyền thông “xách tay” được gọi là CENTRIXS có thể truyền dữ liệu hoàn chỉnh về các tình huống chiến đấu cho các tàu chiến của Ấn Độ trong các cuộc tập trận giữa hải quân Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và trong tương lai có thêm cả Australia nữa.

Tuy nhiên, phía Ấn Độ đã từ chối cho phép các thiết bị thông tin “xách tay” CENTRIXS này được vận hành trong suốt thời gian diễn ra các cuộc tập trận chung;

Đồng thời, ngay cả các máy bay chiến đấu Sukhoi-35 mà Ấn Độ mua của Nga sử dụng trong các cuộc tập trận Malabar thường niên cũng được lệnh tắt các radar và thiết bị gây nhiễu, như là một cách để tránh sự thâm nhập của các “siêu virut” từ bên ngoài vào hệ thống máy tính của họ để lấy cắp dữ liệu.

Ông David Shear, người từng giữ chức vụ Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách vấn đề châu Á dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phải thừa nhận rằng:

“Các lực lượng trong quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là hải quân đã nhận thức rõ ràng rằng, sẽ rất khó để tạo ra các ràng buộc về tương tác thông tin quân sự giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Đây chính là một trở ngại trong hợp tác quân sự với Ấn Độ, và để khai thông vấn đề này có lẽ sẽ còn phải mất một thời gian khá dài nữa”. [1]

Với quan điểm thận trọng của Ấn Độ trong lĩnh vực hợp tác quân sự, đặc biệt là việc chia sẻ thông tin sẽ là một trở ngại thật sự đối với Hoa Kỳ trong thực hiện ý tưởng về một trục liên minh quân sự “tứ cực” để tạo ra “xương sống” cho việc đưa tầm nhìn về một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, mở cửa” vào hiện thực.

Tài liệu tham khảo:

[1] Reuters/ Indian navy the odd man out in Asia’s ‘Quad’ alliance.

[2] https://news.zing.vn/ Mỹ, Ấn , Nhật tập trận lớn nhất lịch sử tại vịnh Bengal.

PHẠM DOÃN TÌNH

Theo giaoduc

Bài phát biểu ấn tượng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại APEC 2017

Chủ tịch Trung Quốc Tâp Cận Bình đã có bài phát biểu đầu tiên tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017).

Bài phát biểu ấn tượng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại APEC 2017 - Hình 1

Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ấn tượng trước 2.000 doanh nhân và khách mời tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

Trong buổi chiều 10/11, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có bài phát biểu ấn tượng trước 2.000 doanh nhân và khách mời tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

Hôm nay tôi rất vui mừng có mặt tại Đà Nẵng. Đà Nẵng thực sự là một thành phố đẹp, tôi rất ấn tượng bởi cảnh quan hết sức tươi đẹp của Đà Nẵng. Khu vực chúng ta đang sinh sống (châu Á - Thái Bình Dương) nắm phần lớn nhất trong vùng kinh tế toàn cầu và là một động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đó là lý do tại sao ở Hội nghị APEC, tôi luôn dành thời gian tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận với họ những biện pháp, cách tiếp cận để đối mặt các thách thức.

Đã qua 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thập kỷ vừa rồi, cộng đồng quốc tế đã hợp tác cùng nhau chặt chẽ để dẫn đường cho nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

Nhờ vào nỗ lực của chúng ta, nền kinh tế hiện nay đang được cải thiện cho dù vẫn còn nhiều nguy cơ và bất trắc. Phát triển là một con đường mà không có điểm kết, chỉ có một điểm bắt đầu, hết điểm bắt đầu này sẽ tới điểm bắt đầu khác.

Theo như một hiền giả Trung Quốc từng nói: Chúng ta nên nhìn về tương lai chứ không nên nhìn vào quá khứ. Chúng ta đang sống trong một thế giới phát triển nhanh chóng và nền kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc. Chính vì vậy chúng ta cần phải theo dõi xu thế của nền kinh tế thế giới, nhận định những chiều hướng mới, duy trì đúng đường lối và theo đó mà hành động.

Các quốc gia đang dựa vào cải cách và đổi mới để đối mặt với thách thức và đạt được tăng trưởng. Những triển vọng cải cách cơ cấu đang mở ra với những ảnh hưởng tích cực giúp tăng cường ở nhiều nước. Sự phát triển mới của công nghệ và công nghiệp dần được thêm đà mới, nền kinh tế số và nền kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, những ngành công nghiệp mới cũng như những dạng thức doanh nghiệp mới cũng phát triển không ngừng. Do đó, những động lực mới đang được tạo ra.

Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong mô thức phát triển toàn cầu, theo thời gian phát triển đang có ảnh hưởng lớn hơn, tầm nhìn về phát triển sáng tạo, phát triển xanh và điều này ngày càng được sự ủng hộ của công chúng. Để có thể đạt được phát triển cao hơn, bền vững hơn đã trở thành 1 mục tiêu chung của toàn cầu. Để thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thách thức khác mang tính toàn cầu, đây là điểm đồng thuận chung của cộng đồng.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa kinh tế đã có những đóng góp rất lớn cho phát triển toàn cầu, và đây là xu thế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng phải đối mặt với những điều chỉnh mới cả về dạng thức cũng như về bản chất. Trong quá trình theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần làm sao để quá trình này mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, mang lại lợi ích, sự bình đẳng hơn có lợi cho tất cả mọi người.

Quản trị toàn cầu đang thay đổi, môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi, đòi hỏi hệ thống quản trị toàn cầu cũng phải thay đổi tương ứng. Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.

Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu, chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường. Đây là câu trả lời của chúng ta: chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình.

Thứ nhất, thúc đẩy nền kinh tế mở, có lợi cho tất cả mọi người, đóng cửa chỉ làm cho chúng ta bị bỏ lại phía sau, các nền kinh tế mở cửa hiểu được điều này. Chúng ta cần xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở cửa tự do hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn. Chúng ta cần chủ động thích nghi với việc phân chia lao động toàn cầu và tích cực định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu. Cần ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, hợp tác quốc tế.

Thứ hai, chúng ta cần theo dõi sự sáng tạo và động lực mới cho phát triển, tránh tình trạng gây ra sự gián đoạn. Chúng ta cần tăng cường đổi mới sáng tạo, đổi mới cơ cấu, loại bỏ mọi cản trở với đổi mới.

Thứ ba, phát triển kết nối là nhằm mang lại lợi ích chung và các bên cùng thắng. Lợi ích của các quan hệ là không rời nhau.

Trước những đột phá phát triển của cách mạng công nghiệp, trí tuệ nhân tạo, khoa học điện tử... chúng ta- những người thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không thể chỉ đứng ngoài nhìn mà hãy nắm bắt cơ hội sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Năm 2014 bản kế hoạch về kết nối của APEC đã được tạo ra và sẽ chỉ đường cho chúng ta để xây dựng kết nối ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tính toàn diện và đa tầng lớp. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích phát triển đến mọi người trên thế giới thì cần phải nỗ lực hết sức mình.

Tháng 5/2017, diễn đàn hợp tác "Một vành đai, một con đường" được tổ chức thành công ở Bắc KInh, sáng kiến kêu gọi nỗ lực chung và có một trọng tâm là kết nối cơ sở hạ tầng và sự kết nối, tăng cường kết hợp chính sách kinh tế, sự bổ trợ lẫn nhau của các chiến lược đạt được sự thịnh vượng chung.

Dù sáng kiến này có lịch sử từ Trung Quốc nhưng nó thuộc về toàn thế giới. Những đối tác của sáng kiến này là châu Á, châu Phi, Ả Rập... nhưng mở cửa cho tất cả đối tác. Tôi tin rằng sáng kiến này sẽ mở ra một kênh hợp tác năng động hơn cho châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ tư, chúng ta cần tiếp tục khiến cho phát triển kinh tế mang tính bao trùm hơn để mang lại lợi ích cho người dân. Những sự cản trở phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu tạo ra bởi sự thiếu bao trùm trong quá trình phát triển. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích của phát triển đến tất cả các quốc gia trên khắp thế giới, mọi người trong các tầng lớp xã hội và biến tầm nhìn thành sự thật thì chúng ta phải nỗ lực hết mình.

Trong những năm gần đây, chúng ta thử nghiệm nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và chúng ta đã được sự đồng thuận về việc này. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, y tế, việc làm và các lĩnh vực khác quan trọng với đời sống của người dân, xoá đói giảm nghèo và xoá bỏ hố ngăn cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ và giúp cho người lao động có thể thích nghi được tốt hơn với sự biến đổi này trong việc làm để mọi người đều có phần của mình trong sự phát triển toàn diện.

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trong vòng 5 năm trở lại đây, chúng tôi đã tiến hành những bước đi tích cực như tăng cường cải cách cơ cấu, theo đuổi sự phát triển cao hơn, công bằng hơn, và mang tính bền vững hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng trưởng bình quân 7,2% mỗi năm, đóng góp 30% cho tăng trưởng toàn cầu.

Tại Đại hội Đảng 19 vừa qua, chúng tôi đã đưa ra chương trình hành động dựa trên mong muốn của người dân, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Theo đó, năm 2020, Trung Quốc mong muốn trở thành một xã hội hưng vượng trên mọi lĩnh vực, 2035 trở thành một xã hội chủ nghĩa hiện đại. 2050, sau xã hội chủ nghĩa hiện đại, là một xã hội phồn thịnh, văn hóa cao và tươi đẹp.

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực giảm thiểu khí phát thải, đến năm 2030 chúng tôi sẽ đạt được mức khí phát thải thấp nhất, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô, gây ô nhiễm môi trường, tăng sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường. Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ hợp tác, xây dựng giấc mơ của Trung Quốc và kết nối giấc mơ của người dân trên thế giới.

Chúng ta tiếp tục cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình, an toàn và thịnh vượng chung. Trung Quốc luôn tôn trọng hòa bình và coi đây là giá trị quan trọng nhất.

Người dân sống trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương luôn cần được sống trong hoà bình ổn định và thịnh vương và chúng ta cần phải nỗ lực hơn để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Và những mối quan hệ này cần phải dựa trên sự tinh tưởng lẫn nhau, sự hợp tác dựa trên lợi ích chung. Và chúng ta cần có hành động cụ thể để tạo ra sự hợp tác cũng như tạo ra tương lai tốt đẹp hơn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta.

Xin cảm ơn quý vị và các bạn!

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
23:38:12 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc
23:32:51 08/05/2025
Tổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xítTổng thống Nga tuyên bố tiếp tục chống chủ nghĩa phát xít
17:08:50 09/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. KennedyMỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
15:00:50 08/05/2025
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyếtTổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết
07:22:45 09/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
20:28:35 08/05/2025
Hình ảnh đầu tiên về lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại vùng Viễn Đông NgaHình ảnh đầu tiên về lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại vùng Viễn Đông Nga
13:39:59 09/05/2025
Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống TrumpRủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump
11:11:16 08/05/2025

Tin đang nóng

Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
21:21:21 09/05/2025
Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35Võ Hạ Trâm giảm 19kg sau khi sinh, sắc vóc quyến rũ tuổi 35
21:38:54 09/05/2025
Nghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ điNghệ sĩ bị đuổi việc vì để mic đụng vào nón "nữ hoàng cải lương": Phải bán cà phê cóc, vợ bỏ đi
23:12:48 09/05/2025
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại đượcHy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
23:00:07 09/05/2025
2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình
20:48:09 09/05/2025
Nam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruộtNam NSƯT sở hữu nhà 2 mặt tiền rộng 400m2 ở quận Phú Nhuận, tuổi 61 không vợ, không con ruột
20:33:18 09/05/2025
Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộScandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ
22:22:20 09/05/2025
Điều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nướcĐiều tra chủ trại vịt cùng một người đàn ông tử vong trong hồ nước
20:38:17 09/05/2025

Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

22:55:46 09/05/2025
Giáo hoàng Leo XIV ngày 9.5 đã cử hành thánh lễ và có bài giảng đầu tiên tại nhà nguyện Sistine trên cương vị mới.
Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

22:45:57 09/05/2025
Mật nghị hồng y bầu Giáo hoàng Leo XIV là một trong những mật nghị ngắn nhất lịch sử và ông đã đi vào lịch sử khi trở thành giáo hoàng đầu tiên người Mỹ.
Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

22:41:36 09/05/2025
Sau 2 ngày mật nghị, các hồng y tại Vatican đã bầu Hồng y Robert Prevost làm Giáo hoàng mới và là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên của Giáo hội, lấy hiệu là Leo XIV.
Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

22:29:59 09/05/2025
Tỉ phú Bill Gates cam kết quyên góp từ thiện gần như toàn bộ tài sản cá nhân của mình và không muốn mọi người sẽ nói rằng ông ấy chết trong giàu sang .
Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

22:26:16 09/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6.5 tuyên bố Mỹ sẽ ngừng ném bom Houthi, nói rằng Houthi đã đồng ý ngừng tấn công các tàu Mỹ.
Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

22:22:46 09/05/2025
Đương kim Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Robert F. Kennedy Jr. từng đề nghị điều tra lại vụ ám sát cha mình là cố Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy do nghi vấn có quá nhiều phát súng.
Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

21:19:26 09/05/2025
Quân đội Philippines nói rằng một cuộc tuần tra của Hải quân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông đã gặp phải những động thái hung hăng và không an toàn của hai tàu hải quân Trung Quốc hôm 5.5.
Người mới mở thời mới

Người mới mở thời mới

21:15:51 09/05/2025
Với thỏa thuận liên minh thành lập chính phủ liên hiệp mới, phe Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) và Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) lại thêm một lần nữa cùng nhau cầm quyền ở nước Đức.
'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

21:15:31 09/05/2025
Ông Joseph Nye, nhà khoa học chính trị người Mỹ và là cha đẻ học thuyết về quyền lực mềm, đã qua đời vào ngày 6.5 và hưởng thọ 88 tuổi.
125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

21:11:55 09/05/2025
CNN hôm 8.5 dẫn một nguồn tin cho rằng cuộc không chiến giữa chiến đấu cơ của Pakistan và Ấn Độ ngày 7.5 là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hàng không gần đây.
Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

19:56:25 09/05/2025
Trong bài đăng trên Truth Social hôm 5.5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tổ chức một tiệc long trọng với những người nắm giữ memecoin TRUMP. Bữa tối sẽ diễn ra vào ngày 22.5.
Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ

19:14:25 09/05/2025
Khối của QĐND Việt Nam gồm 68 quân nhân thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ban tổ chức sắp xếp Khối QĐND Việt Nam đi thứ 8 trong khối các nước tham dự.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi

Phim châu á

23:47:02 09/05/2025
The Match đã vươn lên top 1 Netflix Việt Nam, khẳng định sức hút khó cưỡng của bộ phim cũng như cái tên Yoo Ah In dù từng bị tẩy chay do bê bối đời tư.
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy

Hậu trường phim

23:38:22 09/05/2025
Ở làng giải trí Hàn Quốc, nơi sắc đẹp và tài năng luôn phải song hành, Kim Ji Won là một trường hợp hiếm hoi khi hội tụ cả khí chất quý tộc lẫn thần thái màn bạc đặc trưng.
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49

Sao việt

23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Phan Đinh Tùng trải qua ca mổ vá lỗ thủng màng nhĩ tai trái tại bệnh viện ở TPHCM. Ca sĩ Minh Tuyết được khen nóng bỏng ở tuổi 49.
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết

Nhạc việt

23:31:22 09/05/2025
Trước câu hỏi về sự ưu ái dành cho đàn em MONO, ca sĩ Noo Phước Thịnh cười to, nói: Chúng tôi trong sạch, không có gì hết, là anh em này nọ đó .
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025

Sao thể thao

23:29:37 09/05/2025
Được kỳ vọng khá nhiều, tuy nhiên tay vợt nữ người Philippines là Alexandra Eala dừng bước ngay ở vòng 1 Italian Open 2025 trước đối thủ Kostyuk.
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!

Sao châu á

23:15:20 09/05/2025
Trong lúc Jennie (BLACKPINK) đang gây bão toàn cầu tại sự kiện Met Gala, thì ở quê nhà Hàn Quốc, chương trình Yoo Quiz On The Block của cô cũng vừa lên sóng.
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ

Pháp luật

22:56:11 09/05/2025
Ngày 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thành Đạt (SN 1998, trú thị trấn Trung Phước, huyện Quế Sơn) về hành vi lừa đảo chiếm đ...
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'

Tv show

22:46:40 09/05/2025
Ngồi ghế nóng chương trình Hãy nghe tôi hát , nhạc sĩ Giao Tiên ngẫu hứng tiết lộ về bóng hồng trong ca khúc Cô Thắm về làng từng được danh ca Thái Châu thể hiện thành công.
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Sức khỏe

22:32:25 09/05/2025
Giáo sư Leo Poon Lit-man, chủ tịch khoa virus học y tế công cộng, cho biết tác dụng bảo vệ lâu dài của vắc xin mới có thể giúp giảm nhu cầu tiêm vắc xin hằng năm, dù cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định tần suất chính xác.
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?

Nhạc quốc tế

22:10:32 09/05/2025
Việc Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm Hallyu tại Trung Quốc có thể trở thành bước ngoặt lớn đối với toàn ngành Kpop.
'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại

'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại

Sao âu mỹ

22:05:50 09/05/2025
Liam Payne qua đời, để lại khối tài sản khoảng 32,2 triệu USD (hơn 835 tỉ đồng). Do nam nghệ sĩ không lập di chúc, tòa án đã chỉ định người quản lý khối tài sản này.