Sự tàn phá làn da của mỹ phẩm có chứa Corticoid
Những sản phẩm này hiện đang lan tràn trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp, gây nhiều biến chứng cho người sử dụng, đặc biệt là ở cả lứa tuổi thiếu niên và trẻ nhỏ.
Mỹ phẩm làm trắng đẹp nhanh đang là cái bẫy khiến nhiều người bị lừa. Thông qua những hình ảnh quảng cáo trên mạng và ở các chợ, khách hàng được khuyến khích dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc các loại kem tự chế để trị nám, trị mụn nhanh. Tại một số nhà thuốc, người bán cũng thường xuyên hướng dẫn cách làm kem trộn vớiCorticoid để trị nám và trị mụn.
Những trường hợp bị tai biến
Với mong muốn có được làn da trắng mịn màng, không tỳ vết, chị L.A – nhân viên bán hàng tại TP.HCM đã quyết định mua sản phẩm mặt nạ thuốc bắc rao bán trên mạng để đắp hàng ngày. Sau khi đắp được hơn 1 tuần, da mặt của chị trở nên trắng mịn, căng bóng, chị rất mừng và tiếp tục đắp cho đến lúc gần hết hũ kem thì ngưng, khoảng 2 – 3 tuần sau khi ngưng, mặt của chị bắt đầu sần sùi, nổi mụn có nước và đau nhức, cảm giác nóng rát khắp mặt. Không chịu nổi chị đã đến khám bác sĩ da liễu và được biết chị bị nhiễm Corticoid có trong mỹ phẩm chị sử dụng.
Với anh C. H – sinh viên tại TP.HCM, do mặt bị nổi mụn quá nhiều, theo lời giới thiệu của bạn bè và những quảng cáo trên mạng, anh đã mua kem trị mụn về sử dụng, với mong muốn sẽ hết mụn, hết thâm và trắng da. Chỉ sau 1 ngày sử dụng, da mặt anh đã trắng rõ rệt. Khoảng 3 – 4 tháng sau, da mặt anh bắt đầu sần sùi, nổi nhiều mụn nhỏ li ti và trở nên viêm nhiễm, anh đã không còn tự tin đến trường, phải nghỉ học, nghỉ làm, bắt đầu tìm chỗ chạy chữa. Khi đến bác sĩ khám thì anh được biết mình cũng đã bị nhiễm Corticoid.
Trên đây chỉ là 2 trong vô số những trường hợp sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường có chứa Corticoid.
Dùng mỹ phẩm có chứa Corticoid – con dao hai lưỡi
Bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Anh – nguyên giảng viên trường Đại học Y – Dược TP.HCM tại buổi tọa đàm “Sự tàn phá làn da của mỹ phẩm chứa Corticoid làm đẹp nhanh” do báo Phụ nữ TP.HCM tổ chức cho biết: Corticoid là chất độc bảng B theo phân loại của Bộ Y tế, là dược phẩm chống viêm mạnh, có tác dụng chống dị ứng, chữa viêm các loại… được dùng dạng uống, tiêm mạch, tiêm bắp và chích tại chỗ hay bôi da tại chỗ. Corticoid dùng lâu dài thường gây nhiều biến chứng như: giảm khả năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ thể, rối loạn hoạt động nội tiết và các biến chứng như đái tháo đường, hội chứng Cushing, cao huyết áp, đặc biệt là hiện tượng nghiện Corticoid…
Video đang HOT
Làm đẹp đang là nhu cầu tất yếu không chỉ của chị em mà của cả đấng mày râu, nhưng làm đẹp bằng cách nào để vừa đẹp, vừa an toàn là một vấn đề cần phải quan tâm. Hiện nay, các loại kem làm đẹp, trắng da kém chất lượng được quảng cáo tràn lan trên mạng với giá rẻ. Do thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về sản phẩm mà nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn trẻ mới lớn, đã không ngần ngại mua kem về sử dụng với mong muốn sau khi sử dụng, làn da sẽ trở nên trắng mịn, căng bóng…
Theo bác sĩ Cẩm Anh, sản phẩm kem bôi mặt làm trắng nhanh được quảng cáo và bán tràn lan trên mạng hầu hết là kem trộn không có nguồn gốc, các loại này hầu như đều có chứa Corticoid với tỉ lệ nhiều ít khác nhau. Chỉ 1 đêm sau khi dùng, da trở nên láng mịn, căng bóng, sau 1 tuần sử dụng, những vùng nám mờ nhanh và những nếp nhăn li ti trên da biến mất…, nhưng sau một thời gian sử dụng, da sẽ nổi mẩn đỏ li ti, ngứa rát, thậm chí mụn mủ lan tràn… Việc lạm dụng Corticoid trong mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ gây nên những triệu chứng viêm da, gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho người sử dụng.
Bác sĩ Cẩm Anh khuyên các bạn trẻ khi sử dụng mỹ phẩm: phải hiểu về những sản phẩm đang lựa chọn và tra cứu thông tin trước khi chọn sử dụng; không dùng các loại dược phẩm uống và bôi da để trị nám, trị mụn mà không có toa của bác sĩ; không dùng thuốc gia truyền không có nhãn hiệu để chữa những tình trạng da và cơ thể nói chung… Đặc biệt, khi đã bị nhiễm Corticoid cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám và kiên trì điều trị đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo SKĐS
Cảnh báo về an toàn sức khỏe cho chị em dùng mỹ phẩm
Hiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại.
Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích và tìm thấy dầu khoáng trong 25 loại hóa mỹ phẩm.
Dầu khoáng rất thuận tiện trong sử dụng và không gây dị ứng. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, có một điều bất lợi khi dùng dầu khoáng, đó là nó có thể kết hợp với một vài hợp chất khác tạo thành hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư - còn gọi là MOAH - dầu khoáng hydrocacbon thơm.
Stiftung Warentest đã thông báo về 25 sản phẩm được cho là chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm. Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích các loại kem dưỡng, sản phẩm chăm sóc em bé và cả sản phẩm chăm sóc môi, tinh dầu dưỡng cơ thể, sáp dưỡng tóc và sáp dưỡng ẩm...
sản phẩm này chứa lượng dầu khoáng hydrocacbon thơm từ 0.005-%. Viện Đánh giá rủi ro Liên bang Mỹ đã xem xét một số loại mỹ phẩm và báo cáo rằng lượng dầu khoáng hydrocacbon thơm chiếm khoảng 5% trong mỹ phẩm.
Một vấn đề nữa là dầu khoáng hydrocacbon thơm còn xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc môi. Bởi vậy hầu hết loại dầu khoáng này sẽ được nuốt vào bên trong cơ thể, gây nguy hại sức khỏe.
Cũng theo Quỹ Stiftung Warentest, các phương pháp quy định việc kiểm tra độ tinh khiết đối với các nhà sản xuất là không đủ, vì phương pháp này không thể phát hiện các tư liệu quan trọng.
Hiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại. Ảnh minh họa
Nhận thức về những vấn đề trong thực phẩm
Vấn đề thực phẩm chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm đã từng được đưa ra thảo luận trước đó. Vào năm 2012, Quỹ Stiftung Warentest cũng đã thông báo về sôcôla có chứa thành phần dầu khoáng.
Ví dụ, thành phần dầu khoáng không được ghi trên bao bì sản phẩm vì nó chứa trong mực in. Các nhà sản xuất nên ngăn chặn tạp chất lẫn vào sản phẩm bằng một thiết kế bao bì tương ứng.
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã kết luận rằng dầu khoáng hydrocacbon thơm có thể gây nguy cơ ung thư. Cục cũng đã cấm sử dụng các chất gây ung thư trong mỹ phẩm. Ngoài ra các chất có khả năng gây ung thư như dầu khoáng hydrocacbon thơm cũng bị cấm sử dụng. Giới hạn cho dầu khoáng hydrocacbon thơm trong mỹ phẩm không tồn tại.
Dầu khoáng hydrocacbon thơm còn được gọi là dầu khoáng hydrocarbon bão hòa. Đây là đã được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm. Những chất này, không có nguy cơ gây ung thư trong các phát hiện trước đó. Tuy nhiên, các chất này có thể tích tụ trong các mô mỡ trong cơ thể người.
Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng dầu khoáng hydrocarbon bão hòa tích tụ rất lâu trong các mô mỡ. Chất này thường tích tụ trong cơ thể những người phụ nữ thường xuyên sử dụng kem dưỡng da tay và son môi, kem chống nắng thường xuyên.
Các nhà sản xuất nên phân tích chính xác sản phẩm của họ
Dầu khoáng hydrocarbon bão hòa có thể được tích tụ trong trong các tế bào nhỏ trong cơ thể như trong gan, lá lách, các hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Ở người, chất này hầu như không liên quan đến nhiễm trùng hay những tổn thương khác.
Theo Viện Liên bang Đánh giá rủi ro Mỹ, việc sản phẩm chứa dầu khoáng có thể hấp thụ qua da và nhưng không gây những nguy cơ cho sức khỏe.
Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đang được sử dụng để chăm sóc da trong hàng thập kỷ trở lại đây. Trong da liễu, sản phẩm chứa dầu khoáng vẫn được sử dụng để chữa trị các bệnh vẩy nến và các rối loạn da khác.
Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đã được sử dụng mà không gây bất cứ vấn đề nào tới sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên khoảng sợ. Tuy nhiên, chưa có thông báo chính thức về dầu khoáng hydrocacbon thơm nên bạn cần giảm thiểu sử dụng những sản phẩm chứa chất này.
Theo Alobacsi
Rước bệnh vì dùng mỹ phẩm trôi nổi giá rẻ Chưa đầy 12 tiếng đồng hồ sau khi bôi kem, da mặt chị Nguyên nóng rát, nổi mẩn ngứa và sưng đỏ. Bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm da do dị ứng mỹ phẩm. Cầm lọ kem màu trắng nắp đỏ không có nhãn mác, chỉ in dòng chữ "Kem làm trắng da, xóa tàn nhang, thâm nám", chị Nguyên ở quận...