Sự suy tàn của ‘ngày hội sale’ ở Trung Quốc
Các chương trình giảm giá lớn khi mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc đang chứng kiến sự dè dặt trong chi tiêu của nhiều người trẻ, do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa nghiêm ngặt.
Ngày 18/6 là một trong những ngày hội mua sắm thường niên lớn nhất Trung Quốc, còn gọi là “618″, với các sàn thương mại điện tử đua nhau tung ra “deal” khủng để thúc đẩy người dùng mở hầu bao.
Tuy nhiên, Xi Le, 27 tuổi, đến từ Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông, không tỏ ra quá hào hứng.
Le đã không mua sắm quần áo mới trong 6 tháng, nhưng vẫn cố kéo mình khỏi sự cám dỗ của những khuyến mãi hời từ 618, ngoại trừ những thứ cần thiết như sản phẩm chăm sóc cá nhân.
“Tôi bắt đầu kiềm chế mong muốn chi tiêu của mình, trừ khi thực sự cần thiết, hoặc đó là một khuyến mãi không thể bỏ qua. Tôi muốn bắt đầu tiết kiệm tiền. Vì đại dịch, không dễ dàng gì tìm được việc mới”, Xi, người làm việc tại một công ty thương mại quốc tế, chia sẻ.
Xi là một trong nhiều người trẻ Trung Quốc đang kìm nén ham muốn chi tiêu của mình trước các đợt khuyến mãi lớn. Tổn thương tài chính vì các đợt phong tỏa nghiêm ngặt là lý do lớn nhất mà họ đưa ra cho sự thay đổi thói quen chi tiêu của mình, theo South China Morning Post.
Phong tỏa nghiêm ngặt khiến nhiều người trẻ tổn thương về mặt tài chính và quyết định tiết kiệm hơn. Ảnh: Reuters.
Không còn “thích là mua”
Song Chuan, một người dân ở Bắc Kinh thường xuyên chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử, cũng cắt giảm khoản chi cho đợt khuyến mãi 618 năm nay.
“Thu nhập của tôi thấp hơn vì đại dịch, và năm nay tôi chỉ mua nhu yếu phẩm. Thói quen chi tiêu của tôi chắc chắn đã thay đổi. Trước đại dịch, tôi thích gì mua nấy, giờ chỉ mua những thứ mình cần”, thanh niên 27 tuổi cho biết.
Xi mô tả tương tự và cho biết thêm: “Tôi đang kiếm được ít tiền hơn ở công việc hiện tại vì đại dịch, và phải đối mặt với đầy rẫy những bất trắc. Tôi sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn nếu có một số tiền tiết kiệm, ngay cả khi không nhiều”.
Các thương hiệu và nền tảng mua sắm trực tuyến lớn đều tung ra chương trình giảm giá lớn cho mùa 618 mỗi năm, với các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt bắt đầu từ nhiều tuần trước đó.
Tuy nhiên, với một nền kinh tế bị tê liệt do phong tỏa nghiêm ngặt ở số thành phố lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, ngày hội mua sắm năm nay dường như không có quá nhiều sức hút.
Dù các nền tảng mua sắm trực tuyến như JD.com, Pinduoduo và Sunning đã ghi nhận mức tăng doanh số ở một số loại hàng hóa, con số dường như vẫn phản ánh sự tổn thương của nền kinh tế.
Các trang thương mại điện tử từng háo hức báo cáo tình hình hoạt động của họ ngay sau khi một mùa 618 kết thúc. Thế nhưng năm nay, mới chỉ có JD.com công bố tổng số hàng hóa bán ra trên toàn nền tảng tính đến chiều 19/6. Điều này đặt ra nghi vấn rằng liệu có phải doanh thu từ mùa “sale-off” ảm đạm hơn mọi năm hay không.
Tính đến hết ngày 18/6, JD.com đã báo cáo tổng doanh thu là 379,3 tỷ nhân dân tệ (56,43 tỷ USD) cho chương trình khuyến mãi lớn JD618 của họ năm nay, tăng 10,3% so với 343,8 tỷ nhân dân tệ của năm ngoái.
Tuy nhiên, đối thủ Pinduoduo không công bố số liệu thật sự chi tiết, mà chỉ nói rằng doanh số bán đồ gia dụng, mỹ phẩm, các mặt hàng chăm sóc cá nhân và vệ sinh gia đình đã tăng hơn gấp đôi.
Một quảng cáo của JD.com cho đợt khuyến mãi “618″ tại một khu mua sắm ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Peng Peng, Chủ tịch của Hiệp hội Cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn của các tỉnh phía nam, nhận xét: “Nếu dữ liệu là xác thực, sự gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến của ngày hội 618 có thể là do người dân chuyển từ mua sắm tại cửa hàng truyền thống sang mua sắm online”.
“Đây cũng có thể là một phần của ‘mua sắm trả thù’ sau thời gian dài bị kìm hãm, nhưng điều đó cũng không thể kéo dài”, ông nói thêm.
Dữ liệu chính thức được công bố vào tuần trước cho thấy doanh số bán lẻ của Trung Quốc tiếp tục giảm 6,7% trong tháng 5, dù với tốc độ chậm hơn so với mức giảm mạnh 11,1% vào tháng 4.
Điều này xảy ra do doanh thu trong lĩnh vực ăn uống, vốn rất nhạy cảm với các biện pháp kiểm soát Covid-19, đã giảm hơn 20%, và không mấy cải thiện so với tháng 4.
Chưa thể sớm phục hồi
Thượng Hải, thành phố giàu có nhất Trung Quốc, chỉ mới dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay, kéo dài gần hai tháng.
Trong khi đó, ở thủ đô Bắc Kinh, việc đóng cửa một phần đã bắt đầu từ cuối tháng 4 khi các đợt lây nhiễm tiếp tục được báo cáo.
Larry Hu, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, cho biết chiến lược Covid-19 mới của Trung Quốc, bao gồm xét nghiệm hàng loạt thường xuyên và phản ứng phong tỏa nhanh khu vực phát hiện ca nhiễm, có thể có tác động tiêu cực lớn đến tiêu dùng hơn là sản xuất và đầu tư.
Nhân viên của một tiệm bánh trong trung tâm thương mại ở Thượng Hải phải mặc đồ bảo hộ y tế khi làm việc, ngày 26/5. Ảnh: Reuters.
“Sự gián đoạn (hoạt động kinh tế) do cách ly và phong tỏa đã giảm bớt nhưng mọi thứ vẫn chưa trở lại bình thường”, ông Hu nhận định.
Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, nhận định cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều vẫn rất khó khăn trong việc phục hồi, và triển vọng phục hồi sắp tới còn ảm đạm, do các biện pháp kiểm soát dịch vẫn được áp đặt cục bộ.
“Các chỉ báo cho thấy nền kinh tế tiếp tục phục hồi chậm. Chúng tôi cho rằng kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua. Với nguy cơ bùng phát dịch dẫn đến phong tỏa vẫn đang rình rập, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trở nên khá thận trọng”, ông giải thích.
“Sự thay đổi trong hành vi của họ làm suy yếu các hoạt động kinh tế, trừ khi chính phủ có những hành động quyết đoán để thúc đẩy tăng trưởng”, ông nói thêm.
Nhiều cư dân Thượng Hải gào thét từ ban công .Một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều cư dân Thượng Hải gào thét từ ban công. Họ đã quá mệt mỏi với cảnh phong tỏa nghiêm ngặt, người quay video khẳng định.
Mỹ công bố danh sách các sàn thương mại điện tử bị khiếu nại trong năm 2021
Ngày 17/2, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố danh sách các trang thương mại điện tử có tiếng xấu trên toàn thế giới năm 2021, trong đó bổ sung 2 sàn thương mại điện tử AliExpress và WeChat của Trung Quốc.
Biểu tượng của WeChat trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, "danh sách đen" của USTR hiện có 42 sàn thương mại trực tuyến và 35 sàn thương mại trực tiếp trên thế giới bị khiếu nại bán hàng giả, gây tổn hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Mỹ.
USTR cho biết, trong năm 2021, số lượng hàng giả và người bán hàng giả đã gia tăng đáng kể trên AliExpress, trang thương mại điện tử thuộc sở hữu của Alibaba. Ngoài AliExpress, Alibaba còn sở hữu Taobao, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đã bị USTR đưa vào "danh sách đen" từ năm 2016. Trong khi đó, nền tảng WeChat - thuộc sở hữu của "gã khổng lồ" công nghệ Tencent với hơn 1,2 tỷ người dùng, bị đánh giá không có quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với người bán và chỉ áp dụng hình phạt nhẹ đối với người bán hàng giả và hàng nhái.
Người đứng đầu USTR, bà Katherine Tai, nhận định hành vi buôn bán hàng giả và hàng nhái trên toàn cầu đã làm suy giảm hoạt động đổi mới, sáng tạo và gây hại cho người lao động Mỹ. Bên cạnh đó, hàng giả có thể tạo ra những nguy cơ lớn đối với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Trong báo cáo mới công bố, USTR cũng ghi nhận nỗ lực của một số quốc gia như Brazil, Ấn Độ và Thái Lan trong việc ngăn chặn hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
'Ông hoàng son môi' Trung Quốc bán 2 tỷ USD hàng hóa qua livestream trong 12 tiếng Chuyên gia bán hàng qua livestream hàng đầu Trung Quốc Li Jiaqi, nổi tiếng với tên gọi "ông hoàng son môi", vừa lập kỷ lục bán gần 2 tỷ USD sản phẩm trong ngày hội mua sắm của Alibaba. Một buổi bán hàng của Li Jiaqi (bên trái). Ảnh: CGTN Li được cư dân mạng gọi là "ông hoàng son môi" vì thường...