Sự sống trên trái đất nhiều khả năng bắt nguồn từ thiên thạch
Báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications đã cung cấp những chứng cứ ủng hộ các giả thuyết cho rằng những nền tảng của sự sống trên trái đất đích thực xuất phát từ vũ trụ.
Thiên thạch Murchison CHRISTIE’S
Dựa vào những kỹ thuật phân tích hóa học tối tân, các nhà nghiên cứu của Đại học Hokkaido (Nhật Bản) giờ đây chứng minh được toàn bộ các gốc cơ sở cần thiết để tạo thành ADN và ARN, hai cơ sở phân tử của di truyền, có thể tìm thấy bên trong những thiên thạch nhỏ lao xuống bề mặt địa cầu từ không gian xa xôi.
Những hợp chất cơ bản nhất của vật liệu di truyền không phải đại diện cho sự sống ngoài hành tinh, thay vào đó là kết quả của tương tác hóa học diễn ra trên các tiểu hành tinh trong quá trình di chuyển trong không gian. Đến khi một tiểu hành tinh lao vào khí quyển địa cầu và rơi xuống đất, nó có thể tạo ra một hoặc nhiều thiên thạch, tùy thuộc vào kích thước ban đầu.
Video đang HOT
Khi rơi xuống trái đất, các thiên thạch có thể mang theo những hợp chất này và đóng góp vào sự xuất hiện các vật chất di truyền cần thiết cho sự sống sơ khai nhất của địa cầu.
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Hokkaido cho hay đã phát hiện những hợp chất trên trong lúc phân tích 3 thiên thạch đã lao xuống trái đất trong các năm 1950, 1969 và 2000.
Những thiên thạch này được đặt tên lần lượt là Murchison, Murray và Hồ Tagish. Trong đó, thiên thạch Murchison rơi xuống lãnh thổ Úc vào năm 1969, trong khi thiên thạch Murray được tìm thấy ở bang Kentucky (Mỹ) năm 1950. Còn thiên thạch Hồ Tagish được phát hiện ở tỉnh bang British Columbia (Canada) trong năm 2000.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ cần bao nhiêu đợt cấy gốc cơ sở từ thiên thạch để tạo ra môi trường cho phép sự sống cổ xưa nhất được hình thành trên hành tinh chúng ta.
Cơ hội vàng khi tiểu hành tinh bay ngang trái đất
Một tiểu hành tinh cỡ một tòa nhà nhỏ đã bay ngang trái đất hôm 6.4 (giờ Việt Nam), mang đến cơ hội vàng cho các nhà thiên văn học trong nỗ lực nghiên cứu cách thức ngăn chặn một vụ va chạm trong tương lai.
Một tiểu hành tinh đang di chuyển trong không gian NASA
Được đặt tên 2022 GN1, tiểu hành tinh ước tính có chiều dài từ 7,4 đến 17 m, di chuyển với tốc độ 55.836 km/giờ, theo Đài CNN dẫn thông tin từ Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần trái đất (CNEOS) thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Thiên thể này tiếp cận địa cầu ở khoảng cách 127.000 km, hoặc khoảng 1/3 khoảng cách giữa mặt trăng - trái đất.
GN1 có kích thước tương đương thiên thạch Chelyabinsk, đã nổ tung trên bầu trời khu vực Ural ở phía nam Nga vào năm 2013 và tạo nên sóng xung kích khắp khu vực. Khoảng 1.200 người bị thương, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích tỏa ra từ vụ nổ này.
Không giống như Chelyabinsk, GN1 hiện chưa phải là mối đe dọa cho hành tinh chúng ta, ông Gianluca Masi, nhà sáng lập và giám đốc khoa học Dự án Kính Thiên văn Ảo, cho biết.
Thay vào đó, những lần bay ngang trái đất như của tiểu hành tinh GN1 mang đến các nhà khoa học cơ hội hiểu biết thêm về chúng.
Trong trường hợp các tiểu hành tinh, gần như luôn có khả năng sẽ có một tiểu hành tinh đâm trúng trái đất. Đó là lý do Văn phòng Phối hợp Phòng thủ Hành tinh của NASA đang theo dõi các vật thể di chuyển trong không gian có khả năng đe dọa địa cầu.
Một trong những sứ mệnh gần đây nhất của cơ quan này là DART. NASA đang thử nghiệm khả năng liệu một sự tác động vật lý (phóng phi thuyền va chạm trực tiếp) có thể đổi hướng và tốc độ của một tiểu hành tinh hay không.
Và những thông tin thu thập được từ việc quan sát GN1 đều góp phần xây dựng kế hoạch phòng thủ, bảo vệ trái đất trước nguy cơ từ các tiểu hành tinh.
Manh mối về nước trên trái đất từ đá mặt trăng 4,35 tỉ năm tuổi Kết quả phân tích mới từ đá mặt trăng có lẽ cho phép các nhà khoa học đưa ra giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên trái đất, hay nói cách khác là cội nguồn của toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh. Mô phỏng vu va chạm với trái đất và sinh ra mặt trăng PHÒNG THÍ NGHIỆM QUỐC...