Sự sống mong manh của bé 3 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh nặng
Bị bệnh tim bẩm sinh, lại không có lỗ hậu môn, các bác sỹ khuyên chị Mẫn nên đưa bé ra Hà Nội phẫu thuật, nếu không chỉ cầm cự được không quá 2 ngày. Không có tiền, chị Mẫn ôm con về để người nhà nhìn mặt lần cuối…
3 tháng kỳ diệu đã giúp cậu bé vượt qua lời dự báo của bác sỹ. Từ cái tên Ngô Văn Hưng, bé được đổi thành Ngô Thiên Phước – với niềm hi vọng nhờ có phước trời, bé sẽ giữ được tính mạng của mình.
Hôm tôi đến Thiên Phước đã được 3 tháng 10 ngày nhưng nhìn bé chẳng lớn hơn cái chai đựng nước bao nhiêu. Tay chân bé xíu khua khoắng, quẫy đạp, tiếng khóc như đã lạc đi, người tím tái. Ôm đứa con nhỏ lọt thỏm trong tay, chị Nguyễn Thị Mẫn (SN 1985) nghẹn ngào khi nói về gia cảnh mình.
Mang trong mình trọng bệnh nên hơn 3 tháng tuổi nhưng bé Thiên Phước chỉ nhỉnh hơn chiếc chai đựng nước.
Chị Mẫn vào Đồng Tháp làm thuê và bén duyên với chàng trai miệt sông nước Ngô Văn Phúc. Hai đứa con gái lần lượt ra đời, đồng lương công nhân và thợ hồ không đủ để trang trải cuộc sống nên chị Mẫn gửi 2 cháu về nhờ bà ngoại nuôi giúp khi mới gần 2 tuổi. “Lần mang bầu thứ 3 này siêu âm là con trai, vợ chồng em mừng lắm. Vậy là có nếp, có tẻ rồi. Bà nội qua đời từ lâu, bà ngoài bận hai đứa nhỏ nên em quyết định về quê sinh nở, vừa có người chăm sóc, đỡ dần, vừa tiết kiệm được chi phí”, chị Mẫn kể.
Cuộc hạ sinh an toàn, bé trai nặng 2,5kg. Chưa kịp vui mừng với niềm hạnh phúc đón thành viên mới thì chị Mẫn được bác sỹ cho biết nhịp tim của bé không bình thường nên chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh để kiểm tra cụ thể hơn. Tại đây, sau khi kiểm tra, các bác sỹ cho biết bé mắc bệnh tim bẩm sinh “hẹp hở van động mạch chủ nặng do dị vật van, thông liên thất, ống động mạch lớn”.
Bà Nguyễn Thị Lý – mẹ chị Mẫn tiếp lời: “Nghe cháu bệnh nặng, chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Đang hoang mang không biết lấy tiền đâu để chạy chữa thì bác sỹ yêu cầu gia đình đi mua ống xông vì cháu uống sữa vào cứ nôn. Lúc đó, mọi người mới phát hiện cháu không có lỗ hậu môn nên không tiêu hóa được”.
Ngoài bệnh tim bẩm sinh thể nặng, Thiên Phước không có lỗ hậu môn nên bác sỹ phải mở hậu môn nhân tạo cho bé.
Thiên Phước được mở hậu môn nhân tạo bên hông để giải quyết các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và chờ đợi sức khỏe cho phép cũng như đủ kinh phí để làm phẫu thuật thông hậu môn. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách nhất đối với tính mạng của bé lúc này là giải quyết những khiếm khuyết về tim. “Các bác sỹ bảo gia đình nên chuyển cháu ra Hà Nội để phẫu thuật, càng sớm càng tốt, nếu không cháu không cầm cự được quá 2 ngày. Nghe bác sỹ nói mà em chỉ biết khóc. Muốn đi Hà Nội phẫu thuật thì phải có tiền, nhiều tiền nữa là đằng khác, còn em có gì trong tay đâu? Bất lực, em đành ôm con về để mọi người nhìn mặt cháu lần cuối”, chị Mẫn sụt sùi.
Ngày chị Mẫn sinh con, anh Phúc vẫn đang bám trụ ở miền Nam để kiếm tiền. Nghe tin con bị bệnh hiểm nghèo, anh tức tốc bắt xe về quê ngoại. Nhưng dường như khát khao sống của hài nhi bé bỏng có nhiều khiếm khuyết trong cơ thể mạnh mẽ hơn lời tiên đoán của vị bác sỹ. Thiên Phước vẫn tồn tại, như thể để đương đầu với số phận khắc nghiệt của mình.
Video đang HOT
Thiên Phước cứ sống, lay lắt và khó nhọc bởi những cơn đau tim hành hạ đến tím tái. Cơ thể bé hầu như không phát triển gì thêm, cứ bé xíu như lúc mới sinh. Cái sự ăn đối với Phước cũng nhọc nhằn lắm, chiếc miệng bé xíu há ra cố gắng ngậm lấy đầu vú mẹ nhưng vội vã nhả ra bởi cơn co thắt ở tim khiến bé không thể thở được. Bữa ăn của Phước là một cuộc chiến đấu thực sự của hai mẹ con.
Mỗi lần giải quyết nhu cầu tối thiểu của con người là mỗi lần cơ thể nhỏ bé này phải chịu đau đớn khiến bé khóc thét lên.
Hậu môn mới được mở bên hông cũng khiến Thiên Phước đau đớn. Chị Mẫn và bà Lý phải thay nhau làm vệ sinh, tránh không để nhiễm trùng vết mổ. Mỗi lần làm vệ sinh, thay băng, Phước lại khóc ré lên vì đau. Tiếng khóc cứ dai dẳng, khào khào nghe đến buốt cả lòng. Nhiều đêm, Phước gần như khóc đến sáng, thành ra, ông bà ngoại cùng chị Mẫn phải thức thâu đêm.
“Các bác sỹ bảo muốn giữ tính mạng của cháu chỉ có cách phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhưng lấy đâu ra tiền mà phẫu thuật bây giờ. Anh Phúc đi làm thợ hồ, ngày được 120-150 nghìn, hôm nào công cao thì được 200 nghìn, chắt bóp lắm cũng chỉ gửi cho mấy mẹ con bà cháu 2 triệu đồng/tháng. Hôm trước em gọi điện bảo anh gửi ít tiền để đưa con đi Hà Nội mà anh vẫn chưa ứng được tiền. Có cách nào cứu con em không chị ơi…” người mẹ bật khóc cầu cứu.
Thương con, thương cháu nhưng gia cảnh ông bà Lý cũng nghèo. Ông kiếm đồng ra đồng vào bằng nghề thợ mộc, bà làm ruộng, lại nuôi 2 đứa con đang đi học. Gả chồng rồi nhưng thương con, thương cháu, ông bà “ôm” lấy tất. Bà Lý kể: “Vừa rồi thằng thứ 4 đậu ĐH ngoài Hà Nội nhưng tôi đành bảo nó nghỉ học. Nó khóc, không chịu, thương con quá, tôi đành vay mượn cho nó nhập học.
Cậu bé được đưa từ bệnh viện về để mọi người nhìn mặt lần cuối đang chiến đấu để được sống nhưng sự sống của bé hết sức mong manh khi bố mẹ quá nghèo.
Thằng Phước bị như thế này, thật tình chúng tôi không biết phải làm răng. Đằng nội nó ở trong Nam cũng nghèo túng quá. Con mình, cháu mình thì mình phải lo thôi. Chỉ mong có phép màu để nó cầm cự được đến khi gia đình vay mượn được đủ tiền cho cháu nó phẫu thuật”
Thằng bé nằm im, gối đầu trên vai mẹ thở một cách khó nhọc. Nó đưa bàn tay bé xíu lên miệng ngậm rồi chép chép miệng ra chiều đã đói lắm rồi nhưng mẹ vừa đỡ xuống cho bú, nó lại khóc ré lên, mặt tím tái hết cả lại. Nó quẫy đạp khiến miếng băng dán nơi lỗ hậu môn nhân tạo xe dịch rơi ra, chị Mẫn lật đật vệ sinh, thay băng cho con. Người mẹ nước mắt lưng tròng, vừa làm, vừa nựng con. Thằng bé vẫn khóc như xé lòng người khác. Cuộc chiến đấu sinh tồn của nó đang chờ đợi phép màu của những tấm lòng hảo tâm.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1609: Chị Nguyễn Thị Mẫn – xóm 7, Nghi Vạn, Nghi Lộc, Nghệ An ĐT: 0165 284 2371 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hoàng Lam
Theo Dantri
Tâm sự của người 30 năm làm cảnh sát khu vực
Hơn 30 năm gắn bó với "nghiệp" Cảnh sát khu vực, tôi hỏi Trung tá Thái Minh Thảo, công an phường Giảng Võ (Ba Đình - Hà Nội) điều gì khiến anh có thể gắn bó với công việc này lâu như vậy? Không cần suy nghĩ, Trung tá Thảo trả lời, đó là bởi người dân vẫn còn tin tưởng ở mình. Khi người dân còn tin nghĩa là mình vẫn còn phải phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Có thể với nhiều người, câu trả lời của Trung tá Thái Minh Thảo bị coi là "sách vở", thế nhưng với những người đã từng một lần tiếp xúc với anh đều tin đó là những lời nói chân thành nhất. Có một câu chuyện thật 100% về anh mà những người đồng đội của Trung tá Thái Minh Thảo ở Công an phường Giảng Võ đều biết, đó là anh đã từng từ chối một lời đề nghị cất nhắc lên một vị trí cao hơn, có điều kiện hơn chỉ vì lý do anh muốn được ở lại phường làm một người cán bộ Cảnh sát khu vực gắn bó với nhân dân.
Không có gì bằng sống chân tình với người dân
Trung tá Thái Minh Thảo kể, anh sinh ra ở một mảnh đất nghèo miền Trung đầy nắng và gió Lào, tốt nghiệp ra trường, anh được phân công về Công an Hà Nội, đảm trách công tác Cảnh sát khu vực. Ngày ấy với một chàng trai ở quê ra thành phố, giọng nói còn mang nặng âm hưởng của địa phương phải tiếp xúc với người dân thành phố khiến anh còn nhiều bỡ ngỡ lắm. Thậm chí có những lúc không hiểu hết được phong tục, tập quán của người dân cũng khiến anh chưa thể hòa nhập được với quần chúng. Thế rồi có một việc xảy ra mà anh coi đó như là một bài học đầu tiên khi bước chân vào nghề và kinh nghiệm đó còn theo anh cho đến tận ngày hôm nay.
Địa bàn Trung tá Thảo phụ trách khi đó có một bà cụ già sống cô đơn một mình. Một buổi sáng bà cụ ra ao làng lấy nước chẳng may bị điện giật trượt chân xuống ao. Khi mọi người phát hiện ra thì bà cụ đã qua đời. Vì bà cụ sống một mình, không có con cháu nên người dân báo với cơ quan công an. Nhận được tin báo của người dân, anh đã lập tức có mặt. Biết hoàn cảnh của bà cụ neo đơn, khó khăn nên không ngần ngại, Trung tá Thái Minh Thảo đã tình nguyện đứng ra vận động bà con lo ma chay, tang lễ cho bà cụ đến tận khi đưa cụ ra chôn cất tại nghĩa trang như một người con cháu trong gia đình. Trung tá Thái Minh Thảo kể sau việc làm mà anh coi như công việc cuối cùng có thể giúp cho người đã khuất, người dân ở đây dần dần thấy rất có cảm tình với anh Cảnh sát khu vực và đã giúp đỡ anh rất nhiều trong công việc. Và cũng từ câu chuyện ấy, anh Thảo tự chiêm nghiệm cho mình một bài học đầu đời của người Cảnh sát khu vực, ấy là sống với dân, để hoàn thành được nhiệm vụ không có gì bằng sống chân tình và trung thực, thật thà.
Ngót nghét 30 năm gắn bó với địa bàn, với dân, bài học kinh nghiệm đầu đời ấy đã trở thành phương châm làm việc của Trung tá Thái Minh Thảo. Anh tâm sự: "Cảnh sát khu vực là người đại diện cho lực lượng công an ở cơ sở, vì vậy, Cảnh sát khu vực chỉ có sâu sát cơ sở, gần dân, vì dân thì dân mới tin yêu, mới hết lòng giúp đỡ. Mà muốn như vậy, từ những việc nhỏ nhất đúng pháp luật mà làm được cho dân thì người Cảnh sát khu vực cũng phải làm". Trung tá Thảo còn nhớ mãi câu chuyện về tình cảm chân thành của người Cảnh sát khu vực cũng đã góp phần cảm hóa đối tượng lầm lỡ. Khi ấy trên địa bàn của anh phụ trách có một đối tượng thụ án tù về tội giết người. Đối tượng này có một người con ngoài giá thú ở ngoài xã hội. Sau khi đối tượng đi tù, mẹ của cháu bé mang con trả cho gia đình đằng nội rồi bỏ đi mất tích. Qua thông tin của người dân, Trung tá Thảo nắm được hoàn cảnh éo le của cháu bé, bố đi tù, mẹ bỏ rơi, cháu lại không có hộ khẩu để được hưởng những quyền tối thiểu của công dân. Anh đã chủ động báo cáo với Chỉ huy Công an phường và Chỉ huy Công an quận nghiên cứu để nhập hộ khẩu cho cháu bé. Khi biết tin từ người nhà về việc Công an quận đã chấp nhận đăng ký hộ khẩu thường trú cho con mình, từ trong trại giam, đối tượng đã viết thư gửi cho anh Thảo với những lời lẽ hết sức cảm động về sự quan tâm của công an và hứa sẽ cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về với cộng đồng.
Hay như câu chuyện của một cháu gái sinh năm 2000, có hoàn cảnh éo le. Cháu gái này có bố là người Mỹ, mẹ là người Việt Nam, tuy nhiên bố cháu mất sớm nên cháu ở với mẹ. Trong cuộc sống giữa hai mẹ con có nhiều mâu thuẫn, mẹ cháu đã bất lực trong cách dạy bảo cháu bé này, cháu nhiều lần bỏ nhà đi qua đêm, bỏ học đi theo kẻ xấu để tỏ thái độ với mẹ. Trung tá Thái Minh Thảo đã đến tận nhà gặp mẹ cháu để tư vấn về giáo dục con trẻ và khuyên bảo cháu. Có lần, cháu bỏ nhà đi vào miền Nam, mẹ cháu nói thế nào cũng không về. Được tin, Trung tá Thảo đã hỏi địa chỉ, gửi thư cho cháu gái đó. Sau khi đọc thư, cháu đã đồng ý về với mẹ, Trung tá Thảo cùng gia đình đã ra tận sân bay đón cháu. Cảm động trước tình cảm của người Cảnh sát khu vực, cháu đã khóc và xin được quay lại đi học. Những công việc tuy nhỏ bé, giản dị như vậy song đối với Trung tá Thái Minh Thảo đó lại là những niềm vui hàng ngày không có gì sánh được của người Cảnh sát khu vực giúp anh ngày càng gắn bó với người dân, với công việc.
Vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc
Nói về công việc của người Cảnh sát khu vực, nhiều người vẫn quan niệm, Cảnh sát khu vực chỉ là mấy ông công an quản lý hành chính, "chỉ biết đi làm hộ khẩu". Đó là những suy nghĩ chưa đúng về lực lượng Cảnh sát khu vực, bởi trong công tác của người Cảnh sát khu vực còn có rất nhiều những việc không thể gọi thành tên. Trung tá Thái Minh Thảo cho biết trên địa bàn của mình, người Cảnh sát khu vực phải đứng ra cùng cán bộ cơ sở gắn bó với người dân để nắm tình hình và xây dựng phong trào, chính vì vậy phải bắt đầu từ những việc nhỏ trở đi. Nhiều năm trong quá trình công tác ở đây có những lúc anh Thảo cùng người dân đi mua cột về để nâng những đoạn dây điện bị võng xuống hoặc vận động nhân dân nạo vét cống rãnh hay những đoạn đường lầy lội. Có những thời kỳ trên địa bàn của anh quản lý thường hay mất trộm, anh đã nhiều đêm không ngủ, cùng với nhân dân lăn lộn tuần tra, tuyên truyền ý thức phòng ngừa đến từng nhà dân. Từ những việc nhỏ như vậy đã tạo ra được niềm tin với nhân dân, trở thành chỗ dựa tích cực cho lực lượng Công an trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Bài học về việc tạo lòng tin với người dân được Trung tá Thảo kể với tôi bằng một câu chuyện mới xảy ra trên địa bàn cách đây chưa lâu. Đó là khi tổ công tác của Công an quận phối hợp với công an phường xuống bắt một đối tượng đi cải tạo. Trước khi tiến hành phương án bắt giữ, Trung tá Thảo đã bí mật gặp gỡ gia đình của đối tượng thông báo quyết định và nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của gia đình. Vì có lòng tin ở người Cảnh sát khu vực nên gia đình đã "tố cáo" với anh Thảo rằng con em mình là một kẻ rất manh động và lúc nào cũng để sẵn trên đầu giường 5 vỏ bia cùng dao, kéo và tuyên bố sẽ sẵn sàng chống đối đến cùng nếu bị bắt. Sau khi được sự phân tích, động viên của Trung tá Thái Minh Thảo, gia đình đã phối hợp, hỗ trợ cùng tổ công tác bằng cách trong khi đối tượng ngủ sẽ bí mật cất hết vũ khí và thông báo cho tổ công tác ập vào bắt giữ. Nhờ có sự giúp đỡ này mà việc bắt giữ đối tượng đã đơn giản hơn nhiều.
Để có được niềm tin và giữ được niềm tin với nhân dân, Trung tá Thái Minh Thảo luôn giữ cho mình một quan niệm hết sức đơn giản đó là phải xác định nếu giúp được gì người dân thì phải có trách nhiệm giúp. Đã hẹn với dân là phải chính xác, nếu hẹn người dân không đến được phải xin lỗi. Không để cho người dân phải đi lại nhiều, gây những ác cảm không hay cho người dân. Ngoài ra, những việc rất nhỏ từ việc dân cần xác nhận giấy tờ, mình phải làm nhanh, không gây phiền hà thì sẽ lấy được lòng tin của nhân dân.
Nhận xét về người đồng đội của mình, Trung tá Võ Xuân Đương - Phó trưởng Công an quận Ba Đình cho biết: Trung tá Thái Minh Thảo luôn là tấm gương cho lớp trẻ học tập về tinh thần trách nhiệm trong công việc. Sự gắn bó của đồng chí Thảo với địa bàn với quần chúng nhân dân chính là những hình ảnh đẹp, đại diện cho người Cảnh sát khu vực.
Trong công việc có vất vả đến đâu thì Trung tá Thảo luôn có nguyên tắc đó là tình cảm, sự tâm huyết, lòng nhiệt tình và sự trách nhiệm người dân luôn phải được đặt lên hàng đầu. Anh Thảo "khoe" với tôi rằng hầu hết các hộ dân trên địa bàn đều có số điện thoại của anh Cảnh sát khu vực. Chính vì vậy mà có những việc xảy ra người dân thường gọi cho Cảnh sát khu vực trước khi gọi cho Cảnh sát 113 và Trung tá Thảo bao giờ cũng là người có mặt sớm nhất. Có những hôm, vừa về đến nhà, đang thay quần áo thì nhận được điện thoại của người dân anh đã lại phải lập tức đi xuống địa bàn. Đáng nhớ nhất là có năm đúng vào thời điểm ngày 1 Tết, đang trên đường đưa vợ về quê ngoại tại Đan Phượng, khi gần đến quê thì nhận được điện thoại ở địa bàn đang xảy ra vụ mâu thuẫn dữ dội trong một gia đình. Vậy là anh để vợ con bắt xe ôm đi tiếp, còn mình thì lập tức quay trở về để giải quyết. Trung tá Thảo tâm sự: Việc có mặt kịp thời ở những "điểm nóng" sẽ giúp ngăn chặn kịp thời những mâu thuẫn, không để phát sinh những phức tạp về an ninh trật tự. Cũng chính vì điều này mà trên địa bàn của Trung tá Thái Minh Thảo gần 20 năm qua chưa từng để xảy ra một vụ trọng án nào.
Cuối buổi nói chuyện, khi tôi hỏi Trung tá Thảo về lý do tại sao anh lại từ chối việc có thể được đề bạt ở một vị trí khác cao hơn, anh trả lời rất mộc mạc rằng, khi làm Công an, tôi luôn nghĩ đơn giản được sống với dân, gắn bó với dân, mỗi ngày được làm một việc tốt phục vụ cho nhân dân như vậy cũng đã là hoàn thành nhiệm vụ rồi. Khi cấp trên có ý muốn tôi làm ở vị trí khác, tôi nói xin cho tôi vẫn được làm Cảnh sát khu vực, để cho tôi làm việc với dân đến lúc nghỉ hưu cho trọn tình.
Theo ANTD
Hà Nội yêu cầu di dân ngay khỏi tập thể cũ "dọa" sập Đơn nguyên III nhà C8 khu tập thể Giảng Võ đã được xác định có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trong tháng 9 tới phải di dời xong các hộ dân đang sống ở đây. Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo giao Sở Xây dựng...