Sự rạn nứt quan hệ với ông Trump đe dọa tương lai chính trị của ông Pence
Kế hoạch và tương lai chính trị năm 2024 của Phó tổng thống Mike Pence đang trở nên u ám sau khi ông từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump để chủ trì buổi xác nhận chiến thắng cho ông Joe Biden hôm 6.1.
Ông Mike Pence lâm vào thế khó khi từ chối lời yêu cầu của Tổng thống Trump . Ảnh REUTERS
Ông Mike Pence luôn là người phó trung thành của Tổng thống Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ nhiều sóng gió, và là cầu nối đáng tin cậy giữa MAGA (những người ủng hộ cuồng nhiệt ông Trump) và phe bảo thủ. Phó tổng thống Mỹ hy vọng tiếp tục nương theo những đặc điểm này vào thời điểm tham gia tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa năm 2024.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump liên tục yêu cầu ông Pence không chủ trì phiên họp lưỡng viện xác nhận phiếu đại cử tri hôm 6.1, và sau đó chỉ trích người phó vì từ chối tuân theo, dù ông Pence phân trần rằng mình không có quyền hành gì về mặt hiến pháp để thuận theo yêu cầu đó.
Hậu quả là mối quan hệ hoàn hảo của họ bị đẩy đến ngưỡng rạn nứt, theo báo Washington Examiner nhận định hôm 11.1.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ phát hiện rằng ông Trump chỉ chút xíu nữa thì chê thẳng mặt ông Pence là kẻ hèn nhát. “Mike Pence không đủ dũng khí để làm điều cho phép bảo vệ quốc gia và hiến pháp Mỹ”, tổng thống đăng dòng tweet trên mạng xã hội Twitter trước khi xóa.
“Tôi biết Mike Pence từ lâu, và tôi chưa từng chứng kiến ông ấy nổi giận đến thế”, Thượng nghị sĩ Jim Inhofe chia sẻ với một tờ báo địa phương.
Sự rạn nứt trong quan hệ với ông Trump có thể đẩy ông Pence vào tình thế “bơ vơ” về mặt chính trị. Trước khi trở thành phó tổng thống trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, ông Pence từng là thống đốc bang Indiana, nhân vật số 3 của đảng Cộng hòa (GOP) tại hạ viện Mỹ.
Báo Washington Examiner dẫn lời nhà phân tích chiến lược Chris Barron: “Tôi không cho rằng ông Pence còn tương lai chính trị”. “Đối với phe GOP muốn lật sang trang mới, họ xem ông Pence luôn là người phó của ông Trump. Còn đối với phe ủng hộ nhà lãnh đạo, ông là người đã làm ông Trump thất vọng”, theo nhận định của ông Barron.
Dù bất công hay không, bất kỳ sự xa cách nào, nếu kéo dài, giữa hai ông Trump – Pence cũng khiến vị phó tổng thống lâm vào tình cảnh khó tận hưởng được lợi thế như ông George H.W. Bush đạt được từ mối quan hệ thân cận với ông Ronald Reagan trong cuộc bầu cử sơ bộ của GOP năm 1988. Ông Bush là phó tổng thống trong nhiệm kỳ của ông Reagan (1981-1989). Đến năm 1988, ông Bush ra tranh cử tổng thống và đắc cử.
Giờ đây, ông Pence đang đối mặt với áp lực gia tăng từ Đồi Capitol về viễn cảnh kích hoạt Tu chính án số 25 với tuyên bố ông Trump không còn đủ năng lực hoàn thành nhiệm kỳ.
Trump tự tin sẽ không bị phế truất
Tổng thống Trump không có dấu hiệu muốn từ chức và tin rằng ông sẽ không thể bị phế truất.
Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, Tổng thống Donald Trump tự tin rằng Phó tổng thống Mike Pence và các thành viên nội các của ông sẽ không nỗ lực phế truất ông theo Tu chính án 25.
Trump và một số đồng minh còn cho rằng đảng Dân chủ đang phản ứng quá mức khi một lần nữa kêu gọi luận tội ông vì vụ bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1, nguồn tin cho biết. Tổng thống Mỹ không tin Thượng viện sẽ ra quyết định này trong bất kỳ trường hợp nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 6 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Theo một nguồn thạo tin, Phó tổng thống Pence đã không đề cập bất cứ điều gì về Tu chính án 25 mà chỉ thể hiện ý kiến trong các cuộc thảo luận cá nhân rằng cách tiếp cận như vậy là không khả thi.
Điều 4 trong Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ quy định phó tổng thống với sự ủng hộ của đa số quan chức cấp cao trong nội các có thể nộp văn bản lên lưỡng viện quốc hội Mỹ tuyên bố tổng thống không thể thực thi quyền lực và nhiệm vụ của mình. Khi đó, phó tổng thống sẽ lập tức trở thành quyền tổng thống.
Tổng thống Trump không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông đang cân nhắc từ chức như yêu cầu từ nhiều đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 8/1 cho hay đã chỉ thị Ủy ban Quy tắc chuẩn bị tiến tới đề xuất xem xét bãi nhiệm Trump nếu Tổng thống Mỹ không từ chức hoặc Pence không kích hoạt Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ.
Một nhóm hạ nghị sĩ Cộng hòa hôm 9/1 đã viết thư cho Tổng thống đắc cử Joe Biden, khẩn cầu ông thuyết phục Chủ tịch Hạ viện Pelosi từ bỏ việc luận tội Tổng thống Trump vì lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Dân chủ đang rất giận dữ về cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol và quyết tâm buộc Trump phải chịu trách nhiệm. Các công tố viên liên bang cũng không loại trừ khả năng buộc tội Tổng thống Trump vì vai trò của ông trong cuộc hỗn loạn.
Tổng thống Trump hôm 6/1 xuất hiện trước hàng nghìn người ủng hộ trong cuộc mít tinh tại thủ đô Washington để tuyên bố ông đã chiến thắng cuộc bầu cử năm nay. Trump khẳng định sẽ dẫn dắt người biểu tình kéo tới tòa nhà quốc hội, nơi cuộc họp kiểm phiếu đại cử tri đang diễn ra, thúc giục họ hành động.
Những người ủng hộ Trump sau đó đã xông vào tòa nhà quốc hội, gây ra náo loạn, làm gián đoạn cuộc họp xác nhận kết quả bầu cử, khiến 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Các nghị sĩ lưỡng đảng cho rằng Trump phải chịu trách nhiệm cho cuộc bạo loạn và tố ông "lạm dụng lòng tin" của người ủng hộ để kích động bạo lực.
Pence 'không loại trừ' kích hoạt điều khoản phế truất Trump Phó Tổng thống Pence không loại trừ việc kích hoạt Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ để phế truất Trump nếu "Tổng thống trở nên bất ổn hơn". Phó tổng thống Mỹ Mike Pence muốn "để dành" phương án kích hoạt Tu chính án 25 trong trường hợp Tổng thống Donald Trump có những hành động "liều lĩnh" đe dọa đến...