Sứ quán Trung Quốc bị nghi vận động doanh nghiệp Mỹ cản nghị quyết Quốc hội
Sứ quán Trung Quốc tại Washington bị nghi vận động hành lang giới doanh nghiệp Mỹ để cản phá các dự luật liên quan đến Trung Quốc được trình tại Quốc hội Mỹ – bản tin độc quyền ngày 13/11 của Reuters cho biết.
Trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington D.C, Mỹ. Ảnh: Xinhua
Theo bốn nguồn tin ẩn danh mà Reuters tiếp cận được, phía Trung Quốc trong vài tuần gầy đây đẩy mạnh việc tiếp cận giới lãnh đạo điều hành, công ty và các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp Mỹ nhằm cản phá những dự thảo luật được trình ra trước Quốc hội Mỹ có liên quan đến Trung Quốc. Quá trình tiếp xúc được thực hiện dưới các hình thức gửi thư, gặp gỡ trực tiếp với một loạt các đại diện trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Thư do Đại sứ quán Mỹ tại Washington gửi đi hối thúc giới lãnh đạo điều hành doanh nghiệp thúc ép các nghị sĩ Quốc hội Mỹ thay đổi hoặc thậm chí từ bỏ một số dự luật có mục tiêu hướng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ. Trong thư, phía Trung Quốc cảnh báo doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ đánh mất thị phần và giảm doanh thu tại Trung Quốc nếu như những dự luật như vậy được ký ban hành thành luật.
Tháng 6 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Đổi mới và Cạnh tranh Mỹ (USICA), với sự ủng hộ của các nghị sĩ lưỡng đảng. Đây được coi là dự luật có tính bước ngoặt giúp tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ trước Trung Quốc, cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho ngành sản xuất, chế tạo chip tại Mỹ.
Một dự luật khác có tên Dự luật Bảo đảm Sự lãnh đạo và Tham dự toàn cầu của Mỹ (Eagle Act) cũng được giới thiệu tại Hạ viện Mỹ hồi tháng 5, với nhiều điểm điều chỉnh cứng rắn hơn. Nhưng đến nay dự luật vẫn bị ách lại do Quốc hội Mỹ bận tâm với các sáng kiến trong nước khác.
Ngôn ngữ trong thư có hàm ý kêu gọi các công ty phản đối Dự luật USICA và Eagle. “Kết quả của các dự luật liên quan Trung Quốc với những tác động tiêu cực sẽ không đi đôi với việc lợi ích của các công ty Mỹ được bảo vệ, trong khi lợi ích của các công ty Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Điều này chỉ gây tổn thương cho tất cả mọi người” – Đại sứ quán Trung Quốc viết trong bức thư được Reuters thẩm định qua các nguồn tin.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng như Văn phòng kinh tế, thương mại không đưa ra phản hồi trước đề nghị cho biết phản ứng về thông tin Reuters đăng tải.
Mỹ nhập khẩu hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng, dính máu
Một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của Đài CNN phát hiện hàng trăm triệu găng tay y tế đã qua sử dụng được doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu giữa cơn khát vật tư y tế do đại dịch Covid-19.
Đài CNN ngày 24.10 công bố kết quả cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng cho thấy 200 triệu găng tay y tế nitrile cũ, kém chất lượng và thậm chí dính máu đã được nhập khẩu vào Mỹ trong đại dịch Covid-19. Phần lớn số găng tay này đến từ một công ty Thái Lan mang tên Paddy the Room.
CNN đã đưa ra con số trên sau khi xem xét hồ sơ nhập khẩu và thông tin từ các nhà phân phối găng tay. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Nhà chức trách Mỹ và Thái Lan đang tiến hành các cuộc điều tra về vấn đề này.
Hàng đống găng tay đã qua sử dụng được phát hiện tại một nhà kho ở Thái Lan vào tháng 12.2020
CHỤP MÀN HÌNH CNN
Cuối năm 2020, một công ty Mỹ đã nhận được các lô hàng chứa đầy găng tay không đạt tiêu chuẩn và vẫn còn dính bẩn từ Paddy the Room. Công ty này báo cáo Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào tháng 2-3. Tuy nhiên, Paddy the Room vẫn cố gắng xuất thêm hàng chục triệu găng tay đến Mỹ trong những tháng tiếp theo và lô hàng gần nhất cập cảng vào tháng 7.
Một số nhà nhập khẩu CNN liên lạc được trong cuộc điều tra cho biết họ đã tiêu hủy găng tay hoặc bán với giá thấp hơn cho nhà cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm, khách sạn và nhà hàng của Mỹ sau khi phát hiện vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số găng tay khổng lồ còn lại đã đi đâu sau khi vào nước Mỹ. Tình hình này khiến chuyên gia vật tư y tế Douglas Stein nhận định rằng găng tay nitrile đang là "mặt hàng nguy hiểm nhất trên Trái Đất".
Số găng tay tại nhà kho ở Thái Lan vào tháng 12.2020 vẫn còn nguyên các vết bẩn
CHỤP MÀN HÌNH CNN
Đầu năm 2020, nhu cầu vật tư y tế tăng vọt khi đại dịch Covid-19 lan ra khắp thế giới. FDA cấm sử dụng găng tay cao su có bột trong lĩnh vực y tế. Do đó, giá găng tay nitrile, chủ yếu được nhân viên y tế sử dụng, tăng cao.
Hàng chục công ty đã nhìn thấy cơ hội từ việc nhập khẩu găng tay. Tuy nhiên, nguồn cung không thể gia tăng trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu.
Vào tháng 12.2020, nhà chức trách Thái Lan kiểm tra một cơ sở ở ngoại ô Bangkok và phát hiện những túi rác chứa đầy găng tay y tế đã qua sử dụng, một số còn dính đất và thậm chí máu nằm rải rác trên sàn. Với một chiếc tô chứa thuốc nhuộm màu xanh, các lao động nhập cư tại cơ sở này cố gắng làm số găng tay trên trông như hàng mới.
Nhà chức trách Thái Lan đã phát hiện ít nhất 10 cơ sở tương tự trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất găng tay phi pháp thế này trên khắp Thái Lan. Những nơi này đang cung cấp hàng chục triệu găng tay kém chất lượng cho Mỹ và các nước khác trên thế giới.
Số găng tay giả mang nhãn hiệu SkyMed được phát hiện tại nhà kho của Paddy the Room tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 12.2020. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CNN
Mặc dù số găng tay này đem lại nguy cơ tiềm ẩn cho nhân viên y tế tuyến đầu và bệnh nhân, nhà chức trách Mỹ vẫn chưa thể hoàn toàn ngăn chặn các lô hàng tương tự. Mỹ đã tạm dừng áp dụng các quy định nhập khẩu đối với vật tư y tế do tình trạng thiếu nguồn cung trong đại dịch.
Vào tháng 8, FDA đã cảnh báo quan chức ở các cảng rằng các lô hàng từ Paddy the Room sẽ bị tạm giữ mà không cần kiểm tra trước. Các quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cũng xác nhận rằng công ty này đang bị điều tra hình sự.
Khẩu trang, găng tay bảo hộ là nguồn ô nhiễm biển mới thời Covid-19
Mỹ tuyên bố ủng hộ Đài Loan, báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ Nhà Trắng tiếp tục đưa ra tuyên bố ủng hộ Đài Loan, giữa lúc căng thẳng giữa hòn đảo và Bắc Kinh leo thang trong thời gian gần đây. Tàu khu trục USS John S. McCain của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan ngày 4/2/2021 (Ảnh: Hải quân Mỹ). Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 14/10 khẳng định cam...