Sự nín nhịn của nàng dâu và cái kết bất ngờ
Chẳng mấy ngày là hàng xóm không thấy bà Chung kể tội con dâu. Nhiều chuyện chẳng đáng gì thế mà với bà Chung, cô con dâu như mang tội lớn lắm…
Có cháu, bà Chung càng vui mừng, xoắn xuýt con dâu. Ảnh minh họa
Nơi khác thì tôi không biết tục lệ gọi tên con dâu như thế nào còn ở chỗ tôi, phụ nữ cứ cưới chồng rồi chỉ được gọi bằng tên chồng. Nhiều người sống ngay cạnh nhà mà tôi chẳng biết tên bà hay cô ấy mà chỉ gọi thân mật bằng cái tên của chồng họ.
Nhà bà Chung, ở gần nhà tôi, năm trước cưới được cô con dâu xinh xắn lắm. Cô còn trẻ măng, chắc cũng vừa mới qua tuổi học sinh. Cũng như lệ, tôi chẳng biết tên cô ấy là gì, chỉ thấy mẹ chồng cô ấy gọi “vợ Thành” thì cũng gọi theo như vậy.
Chồng bà Chung mất lâu rồi. Nhà bà còn hai con gái, là chị của chú Thành. Nhưng hai cô đã đi lấy chồng ở xa và có con nên thi thoảng mới ghé thăm, chỉ có chú Thành ở với bà. Từ ngày có con dâu, cứ tưởng bà Chung đỡ quạnh quẽ hơn, không ngờ có cô Thành mà hộ nhà bà Chung đâm ra lại trở thành hộ “tiêu biểu” của khu bởi vì quá ầm ĩ.
Chẳng mấy ngày là hàng xóm không thấy bà Chung kể tội con dâu. Nhiều chuyện chẳng đáng gì thế mà với bà Chung, cô con dâu như mang tội lớn lắm. Một lần, cô Thành ngồi giặt quần áo còn bà Chung đứng rửa mặt ở sân giếng.
Cô đổ nước đã giặt xong ra khỏi chậu, nước ào ra hơi mạnh một chút, thế mà bà mắng chửi. Ai nghe thấy cũng buồn cười. Bà chửi thế thôi chứ bà đứng cao như thế, còn cô hành ngồi dưới đất cơ mà.
Video đang HOT
Có hôm cô Thành quét nhà, ấy thế mà bà Chung cũng kiếm được cái cớ để mắng. Khổ, có gì đâu. Hôm trước bà Chung khuân đủ thứ hoa quả, rồi thùng mì ăn sáng của bà xếp dưới chân giường. Biết tính mẹ chồng, đụng vào nhỡ sai đi bà nghi cho cô lục đồ của bà thì lại càng to chuyện, nên cô mới tránh góc ấy ra.
Ai dè bà lại bẻ ngoe, cho rằng cô không quét chỗ bà ngủ. Chuyện độc có mỗi vậy mà bà Chung chửi con dâu sa sả, cô Thành vẫn một lặng hai nín như mọi lần.
Hàng xóm nghe cũng thấy thương cô Thành. Lần nào to tiếng cũng chỉ nghe tiếng lấn át của bà Chung, chẳng thấy cô Thành ho he dám cãi. Có bận vừa nghe tiếng cô Thành lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, mẹ bỏ quá cho con”, đã thấy bà Chung gào lên: “Tao không tin cái mặt mày, thơn thớt thơn thớt xong đâu lại vào đấy”. Ai cũng thở dài ngao ngán. Có người còn bảo khẽ: “Đấy, mình có con gái sau này đừng gả cho người như bà Chung, khó tính, hay bắt bẻ con dâu”.
Một hôm cô Thành đi làm về, thấy bà Chung đang quét sân, cô vội nói: “Con chào mẹ, con đã về”. Chẳng biết bà Chung không nghe thấy thật hay là bà kiếm cớ mà cũng làm toáng lên: “A, đi về mẹ chồng còn sờ sờ ra đây mà mày không thèm hỏi lấy một câu. Mày giỏi quá rồi”.
Chú Thành chẳng biết đầu đuôi, bênh mẹ xen vào: “Cô chào mẹ lấy một câu thì nặng nhọc lắm hay sao?”. Bấy giờ, cô Thành nói rất nhỏ: “Tôi chào mẹ rồi. Mẹ cứ bảo là tôi không chào thì tôi biết làm sao? Lần sau đi đâu về tôi đứng ngoài đầu ngõ chào thật to cho hàng xóm chứng kiến hộ tôi nhé. Thật cũng chẳng ở đâu như cái nhà này. Tôi thấy không phải tôi làm sai mà là tôi có làm bất cứ việc gì, mẹ con anh cũng không vừa mắt. Không vì đứa con trong bụng, tôi cũng chẳng một lặng hai nín cho mẹ con anh bẻ ngoe bẻ ngoắt”.
Mẹ chồng và chồng cô đều nín lặng. Cô Thành không cãi to, không lu loa nhưng từng lời của cô thay đổi cả suy nghĩ, cách hành xử của mẹ chồng và chồng.
Một thời gian sau, cô Thành sinh con. Có cháu, bà Chung càng vui mừng, xoắn xuýt con dâu. Nhưng hàng xóm vẫn đồn thổi, không hiểu bà thay đổi vì cháu hay là vì sự phản kháng của cô Thành.
Theo PNVN
Nàng dâu phố ám ảnh với 'những cuộc hành xác khủng khiếp' tại nhà chồng
Tôi chỉ mong một ngày kia có thể thay đổi được phong tục này, chứ mỗi năm cứ thấy đến ngày giỗ là tôi thấy sợ hãi và ám ảnh quá
Tôi sợ hãi những bữa cỗ liên miên ở nhà chồng. (Hình minh họa)
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Đông, tuổi thơ của tôi gắn liền với những con phố nhỏ hẹp và chưa bao giờ phải lấm lem bùn đất. Khi vào học đại học, tôi có mối tình sinh viên với cậu bạn cùng học và cũng là ông xã tôi bây giờ. Biết được vợ chồng tôi muốn làm việc ở Hà Nội, gia đình 2 bên đã góp tiền để mua cho chúng tôi một căn hộ nhỏ để ở.
Chồng tôi sinh ra ở một làng quê nghèo khó. Quê anh đến bây giờ vẫn tồn tại thứ văn hóa làng xã mà tôi cảm thấy rất kỳ lạ và sợ hãi. Sau khi về quê anh 1 lần, tôi đã nói thẳng là nếu 2 vợ chồng không ở Hà Nội, chắc tôi cũng không cưới anh và tìm người khác.
Bắt đầu là chuyện quê anh vẫn còn giữ hủ tục trọng nam khinh nữ. Với họ, người phụ nữ luôn luôn là người phục tùng tất cả những người đàn ông trong gia đình. Khi tôi về quê, cứ sáng đến trong khi đàn ông trong nhà được ngủ đến bao lâu tùy thích thì đàn bà, con gái đặc biệt là con dâu thì phải dậy thật sớm để...nấu đồ ăn và ăn. Mọi việc bếp núc, giặt giũ, dọn dẹp trong nhà đều do đàn bà con gái làm cả, đàn ông không phải làm gì ngoài ăn và uống rượu.
Khi tôi về quê, tôi cũng không dám nhờ chồng làm bất cứ việc gì vì sợ họ hàng nói ra nói vào. Tôi có cảm giác như những người đàn bà ở quê họ đã sống phục tùng, lầm lũi cả đời nên đã quen rồi.
Giỗ ông nội chồng tôi năm nào cũng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Chạp hàng năm. Và theo tôi để ý, năm nào cũng là những ngày đại hàn, không mưa phùn thì cũng giá rét 8-9 độ C. Vậy mà chồng tôi năm nào cũng bắt tôi phải về từ sớm để phục vụ nấu nướng, dọn dẹp.
Mấy năm đầu tôi háo hức về quê chồng lắm vì được anh giới thiệu với cả họ ngoại nên cố gắng "thể hiện". Nhưng càng sau tôi càng thấy kinh hãi và chỉ muốn ra Hà Nội càng sớm càng tốt.
Giỗ ông nội chồng tôi lúc nào cũng chia làm 2 ngày. Ngày hôm trước cả nhà sẽ thịt lợn và bày 10 mâm cỗ. Ngày hôm sau là giỗ chính, cả nhà sẽ hì hục nấu 20-25 mâm cỗ. Tính là riêng giỗ ông nội chồng tôi, cả nhà tự nấu, tự dọn dẹp 35 mâm cỗ- quy mô ngang ngửa một đám cưới nhỏ.
Vì mời nhiều khách khứa, họ hàng, đám giỗ nhà chồng tôi cũng dựng rạp đàng hoàng. Trong 2 hôm đó, tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để thịt gà, nấu cỗ, nhặt rau, dọn rửa bát đĩa. Tôi cùng với những người họ hàng xa mà tôi chẳng biết mặt, chẳng biết tên cứ thế hì hụi làm từ 4 giờ sáng đến 10 giờ sáng khi khách khứa nhà chồng ùn ùn kéo đến.
Sau khi nấu ăn, tôi và mấy cô bác lại lo chạy bàn, bưng bê và rửa bát, nhiều người cũng chẳng kịp ngồi xuống mà ăn một bát cơm. Nhìn cái mâm bát gần 30 mâm chất đống ở giếng, tôi chỉ muốn òa khóc. Khi ăn thì hơn cả tá người đến nhưng đến lúc rửa bát, dọn dẹp thì chỉ còn tôi với vài người khác. Tôi có cảm giác ngày giỗ ở quê không phải là ngày sum họp, chuyện trò giữa mọi người trong gia đình mà chỉ là một "cuộc hành xác quy mô lớn" của những người đàn bà trong nhà.
3 giờ chiều, sau khi mọi thứ đã dọn dẹp xong, tôi vào giường thì thấy chồng tôi đã ngủ say từ lúc nào. Khi tôi than vãn, kêu mệt mỏi, đau lưng thì chồng tôi bảo: "Người ở quê họ quen làm thế rồi em ạ. Không làm giúp, họ không đến ăn đâu. Cứ nhà này có việc thì họ hàng làng xóm lại đến làm giúp rồi lại cùng ăn, thế mới vui em ạ".
Tôi bảo: "Sau này nếu em được quyền quyết định, em sẽ thuê 100%. Như nhà em, làm giỗ 5-6 mâm cũng thuê toàn bộ, mọi người đến chỉ ngồi chơi và ăn uống. Chứ cứ "hành xác" thế này em ám ảnh lắm, chẳng muốn về ăn giỗ nữa".
Chồng tôi nói: "Em không sống ở quê nên em không hiểu. Phép vua thua lệ làng. Mọi ở quê anh đi ăn cỗ, làm cỗ...quen rồi mà. Ở quê anh cứ thứ 7, chủ nhật là tổ chức giỗ chạp, khao thọ, thôi nôi...Hầu như ai cũng kín lịch đi ăn cỗ".
Nghe chồng nói, tôi chỉ biết quay đi. Một năm họ đi ăn cỗ liên tục như thế, mỗi đám cỗ họ lại nghỉ làm để đi làm cỗ thì thời gian đâu mà làm ăn. Trách gì họ nghèo nên vẫn cứ nghèo. Tôi chỉ mong một ngày kia có thể thay đổi được phong tục này, chứ mỗi năm cứ thấy đến ngày giỗ là tôi thấy sợ hãi và ám ảnh quá.
Theo Dân Việt
Nàng dâu "trốn" giỗ chạp ở quê để đi đón đội tuyển U23 Việt Nam trở về và cái kết đắng Dù đã được mẹ tôi thông báo ngày giỗ ông ngoại từ cả tháng trước nhưng đến trước hôm giỗ cụ, vợ tôi nhất định đòi ở lại thành phố. ảnh minh họa Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo khó. Nhà tôi trước kia nghèo đến mức bố mẹ tôi phải ở trong một ngôi nhà đắp đất...