Sự nguy hiểm của ung thư gan thứ phát
Có tới 70% người bệnh mắc ung thư gan đến bệnh viện trong tình trạng muộn, sức khỏe đã rất yếu.
TS.BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết ung thư gan thứ phát hay còn gọi là ung thư di căn vào gan là tình trạng các tế bào ung thư từ một cơ quan ngoài gan lây lan sang gan và tạo thành khối u ở đó.
Cần phân biệt được rõ hai khái niệm là ung thư gan thứ phát và ung thư gan nguyên phát. Khối u nguyên phát là loại ung thư mà tế bào ung thư xuất phát trực tiếp từ các bộ phận của cơ thể. Khối u thứ phát là loại ung thư đã lây lan từ nơi mà nó bắt đầu đến một nơi khác trong cơ thể. Tên gọi ung thư gan thứ phát nhằm phân biệt với ung thư gan nguyên phát, là trường hợp ung thư bắt đầu tại gan. Tỷ lệ ung thư gan thứ phát cao hơn rất nhiều so với ung thư gan nguyên phát.
Các loại ung thư thường di căn vào gan
Gan là nơi tập trung mạng lưới mạch máu dày đặc cùng với các chất dịch khác của cơ thể. Chính vì vậy, các tế bào ung thư từ nơi khác rất dễ di căn đến gan và tạo thành khối u thứ phát. Bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể di căn sang gan, trong đó phổ biến nhất gồm: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư túi mật, ung thư tuyến tụy…
Người bệnh mắc ung thư gan thứ phát sẽ phải đối diện với cả triệu chứng do khối u nguyên phát và khối u thứ phát gây ra. Khi khối ung thư di căn sang gan tạo khối u thứ phát sẽ gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan và tổn thương gan với các biểu hiện như: đau ở phía bụng bên phải, rối loạn tiêu hóa, chán ăn và sút cân nhanh, chướng bụng, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu.
Điều trị
Tình trạng ung thư gan thứ phát thường là vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), có tới 70% người mắc bệnh ung thư gan đến viện thì đã ở giai đoạn muộn. Lúc này sức khỏe người bệnh thường đã rất yếu, tỷ lệ tử vong cao và gần như không có biện pháp điều trị khỏi. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ngăn cản sự phát triển của các khối u giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và kéo dài sự sống.
Tùy vào sức khỏe của người bệnh, tình trạng của các cơ quan có khối u và sự tiến triển của ung thư mà các bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định điều trị như:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Hóa trị, xạ trị, đốt sóng cao tần.
Video đang HOT
- Điều trị tại đích.
- Liệu pháp miễn dịch.
- Liệu pháp sinh học.
- Cùng các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, suy nhược,…
Không thể ngờ những dấu hiệu ngứa 'vặt vãnh' này lại cảnh báo có thể bạn mắc ung thư
Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: Ung thư liên quan đến máu (Ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch), ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư gan và ung thư da.
Hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong hai năm cho biết: Người bị ngứa toàn thân có khả năng bị ung thư cao hơn so với những bệnh nhân không thấy ngứa. Người bỗng nhiên cảm thấy ngứa, da bứt rứt khó chịu có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: Ung thư liên quan đến máu (Ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch), ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư gan và ung thư da.
Thông thường, ung thư da được xác định từ những vết mầu lạ, đốm thâm không rõ nguyên nhân xuất hiện bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa có thể là triệu chứng dễ bị bỏ qua.
Vì sao ngứa là nguyên nhân cảnh báo ung thư?
Với ung thư tuyến tụy, khi khối u phát triển sẽ chặn ống mật gây suy giảm chức năng mật. Lúc này, hóa chất trong mật có thể xâm nhập vào da và gây ngứa. Bên cạnh đó, người ung thư tụy cũng gặp tình tràng vàng da hoặc da nhợt nhạt.
Khi mắc bệnh ung thư hạch, người bệnh cảm thấy ngứa vì hệ thống miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư hạch sẽ giải phóng các hóa chất có hại. Bệnh nhân có khối u lympho da, u lympho tế bào T và u lympho Hodgkin sẽ thấy ngứa nhiều hơn. Với các loại ung thư hạch không Hodgkin, hiện tượng ngứa sẽ ít thấy và dễ bị người bệnh bỏ qua.
Trong bệnh đa hồng cầu (một trong những bệnh ung thư máu phát triển chậm trong một nhóm được gọi là u nguyên bào tủy), người bệnh thấy ngứa sau khi tắm nước nóng hoặc tắm nước quá lạnh.
Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư cũng dễ gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc các loại hóa chất dùng trong xạ trị.
Tuy nhiên, không phải cứ thấy ngứa không rõ nguyên nhân có nghĩa là bạn bị ung thư. Có thể bạn bị dị ứng thời tiết, sử dụng quần áo, chăn màn có chất tẩy quá mạnh, chưa được phơi khô, mắc chứng viêm da cơ địa... Người mắc bệnh tiểu đường, HIV, thiếu máu do thiết sắt, gan, thận, tuyến giáp hoạt động quá mức, zona thần kinh cũng thường xuyên cảm thấy ngứa, bứt rứt khó chịu.
Nếu bạn thấy ngứa không rõ nguyên nhân và chắc chắn không mắc các bệnh lý trên thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ngứa da và vàng da:Nếu tình trạng vàng da không thể giải thích được đột ngột xuất hiện trong thời gian gần đây, thì đây là một chứng vàng da điển hình trên lâm sàng, thường liên quan đến các bệnh lý về gan và túi mật. Do gan có nhiệm vụ tiết mật, còn túi mật có nhiệm vụ dự trữ và cô đặc dịch mật nên khi quá trình chuyển hóa dịch mật diễn ra bất thường, chất bilirubin sẽ tràn vào máu gây vàng da.
Đồng thời, muối mật sẽ tiếp tục tích tụ trên da, kích thích các dây thần kinh ngoại vi sinh ra hiện tượng ngứa ngáy.
Ngứa da và có khối u hoặc đau: Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến.
Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư. Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.
Ngứa cổ: Nhiều người thường cảm thấy ngứa ngáy trên cổ. Nếu gặp trường hợp này thì bạn cũng nên chú ý, vì cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bạn đã bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời. Nếu không, ngứa cục bộ sẽ rõ ràng hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng bất lợi nghiêm trọng khác.
Ngứa vùng kín:
Khi trong kỳ kinh nguyệt: Nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa âm hộ khi hành kinh, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên âm hộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.
Thông thường nó liên quan đến chất liệu băng vệ sinh kém và không được thay băng vệ sinh kịp thời, viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da dị ứng, thường thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi hết kinh nguyệt của phụ nữ.
Khi không trong kỳ kinh: Ngứa bộ phận sinh dục không do kinh nguyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra máu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm âm đạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.
Ngứa mũi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng. Khi thời tiết thay đổi, vào mùa đông nhiệt độ giảm, độ ẩm cao sẽ dễ bị bệnh này. Những người mắc bệnh về khoang mũi rất dễ bị ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi thường xuyên.
Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như chảy máu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,... đều liên quan đến ung thư vòm họng.
Ngứa bụng: Phần bụng này là nơi sinh ra chứng béo phì của con người. Nếu tình trạng ngứa bụng thường xuyên xảy ra và bạn không thể xác định vị trí ngứa, bạn cũng nên nghi ngờ rằng lượng đường trong máu của bạn đang tăng cao. Chắc chắn bụng bị ngứa không phải là điều tốt, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết càng sớm càng tốt.
Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân: Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa... Hầu hết nguyên nhân ngứa là do "nước ăn" chân hoặc mắc các bệnh về da.
Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, chảy máu răng, chảy máu cam... có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.
Ngứa lỗ tai: Ngứa lỗ tai có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.
Ngứa toàn thân: Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.
Hơn nữa, khi nồng độ đường trong máu quá cao, vi khuẩn dễ dàng phát triển trên da, đây cũng là nguyên nhân chính gây ngứa.
Có 1 loại ung thư đặc biệt "ưa thích" 5 kiểu phụ nữ, cần xét nghiệm di truyền để ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm Một vài dữ liệu liên quan cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới gấp ba lần. Vậy những kiểu phụ nữ như thế nào là người dễ bị bệnh hơn? Một vài năm gần đây, so với những căn bệnh phổ biến như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư gan... thì...