“3 đen, 2 mùi, 1 đau” là những đặc điểm thường thấy của người có tế bào ung thư gan đang nhen nhóm phát triển
Ung thư gan cũng là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa nên việc chủ động tầm soát bệnh từ sớm cũng rất quan trọng.
Tuy ung thư gan ở giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện nhưng vẫn có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể giúp chúng ta nhận biết sau đây.
Ung thư gan hay bất kỳ loại ung thư nào cũng đều là những căn bệnh gây nguy hại lớn cho sức khỏe . Thế nhưng, gan lại là cơ quan không có dây thần kinh đau, ngay cả khi tế bào ung thư xuất hiện, chúng cũng không dễ phát hiện. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa vì sao mà mọi người thường bỏ qua tình trạng sức khỏe của gan.
Nếu không bảo vệ lá gan của bạn thì ung thư gan sẽ có cơ hội hình thành và gây ra những khối u ác tính có tỷ lệ tử vong rất cao. Đối với nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư gan do yếu tố di truyền hoặc uống nhiều rượu bia càng phải đề phòng những biểu hiện bất thường “3 đen, 2 hôi, 1 đau” trên cơ thể để đến bệnh viện điều trị kịp thời.
3 đen gồm:
1. Thâm dưới mắt
Mắt có quầng thâm cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn chức năng gan nghiêm trọng khiến cơ thể ở trong tình trạng mất ngủ, dẫn đến suy nhược.
Ngoài ra, quầng thâm dưới mặt còn có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó, bạn nên chủ động đi khám sớm để tầm soát ung thư và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
2. Da sạm đen
Da sạm đen là tình trạng thường gặp ở người có chức năng gan bị tổn thương. Khi gan không đào thải kịp thời melanin sẽ tích tụ nhiều hắc tố trên mặt, dẫn đến da tối màu.
Thêm vào đó, những người bị rối loạn chức năng tuyến yên thì hormone melanogenesis cũng tăng đột ngột gây nám da và làm sạm màu da.
3. Móng tay có sọc màu đen
Móng tay và gan có mối liên kết chặt chẽ với nhau nên khi chức năng gan bị suy yếu thì đồng nghĩa các chất độc sẽ tích tụ và làm đổi màu móng tay của bạn. Vì vậy, khi thấy móng tay bỗng dưng không đều và xuất hiện những đường đen thì nên chủ động đi khám ngay để đề phòng trường hợp mắc ung thư.
2 mùi gồm:
1. Hôi miệng
Đánh răng, súc miệng sạch sẽ hàng ngày mà miệng vẫn phát ra mùi khó chịu thì đây có thể không phải là vấn đề răng miệng mà là vấn đề về gan. Hôi miệng do bệnh gan có mùi tương tự như táo thối hoặc trứng thối. Chủ yếu là do chức năng gan không hoạt động bình thường khiến hàm lượng nitơ urê và amoniac trong máu tăng lên và được thải một phần ra khỏi miệng và mũi sau khi thở.
2. Nước tiểu có mùi khó chịu
Khi chức năng gan bị suy yếu, urê, amoniac và nitơ không thể chuyển hóa kịp sẽ dần tích tụ trong cơ thể, một phần đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu nên khiến nước tiểu có mùi hôi nồng nặc.
Trong trường hợp nước tiểu vừa sẫm màu vừa có mùi khó chịu thì đó còn có thể là dấu hiệu có liên quan tới bệnh ung thư gan mà bạn không nên bỏ qua.
1 đau là:
Đau vùng bụng trên bên phải
Nhiều người sẽ lầm tưởng tình trạng đau tức vùng bụng trên bên phải là do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trên thực tế, đau âm ỉ vùng bụng bên phải ở trên còn là triệu chứng của bệnh ung thư gan nguyên phát. Trong đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và ngứa ran xung quanh vùng này.
Vì thế, bạn không được chủ quan bỏ qua khi thấy tình trạng đau liên tục kéo dài qua nhiều ngày.
Cách nhận biết ung thư gan ở trẻ
Bệnh u gan ở trẻ em hiếm gặp. Các trẻ em trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn các trẻ em gái. Các khối u gan có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính).
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng cực kỳ quan trọng. Một trong những chức năng đó là sản xuất ra các protein lưu thông trong máu. Một số loại protein giúp cho máu đông lại và ngăn chặn sự ra máu quá mức, trong khi đó các protein khác cần thiết để duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể.
Gan còn phá hủy các chất có hại, và tiêu hủy những sản phẩm thừa không cần thiết của cơ thể, vì vậy chúng có thể được đào thải ra ngoài trong nước tiểu hoặc phân.
Gan còn chịu trách nhiệm trong việc phân giải thức ăn có chứa hydrat- cacbon (các loại đường) và các chất béo, vì chúng có thể được cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng. Gan chứa đựng những chất như glu-co và các loại vitamin và những chất này có thể được cơ thể dùng đến khi cần thiết. Gan còn sản xuất ra mật, một chất phân giải các chất béo trong thức ăn, vì vậy chúng có thể được hấp thu qua ruột.
Gan có khả năng hết sức ngạc nhiên là tự hồi phục. Nó có thể hoạt động bình thường, thậm chí nếu chỉ có một phần nhỏ của gan còn làm việc được.
Ung thư gan nguyên phát ở trẻ em
Ung thư gan nguyên phát có hai loại chính:
- U nguyên bào gan thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này hiếm gặp.
- Ung thư biểu mô tế bào gan, loại này hiếm gặp và thường xuất hiện ở trẻ em lớn.
Nguyên nhân của những khối u gan
Theo Trung tâm Y hoạt hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nguyên nhân của hầu hết các khối u gan nguyên phát ở các nước Phương Tây chưa được biết rõ. Tuy nhiên, ở những vùng khác của thế giới, ung thư biểu mô tế bào gan thường có liên quan đến sự hiện diện của sự nhiễm khuẩn gan.
Ví dụ, ở nhiều quốc gia nơi có nhiều bà mẹ thường bị mắc bệnh viêm gan B và việc tiêm chủng không dễ dàng có được để tiêm cho con họ vào ngay sau đẻ. Những đứa trẻ bị nhiễm bệnh viêm gan B có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư nguyên bào gan vào giai đoạn tuổi thơ sau này hơn là những đứa trẻ không bị nhiễm bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu thông thường nhất là một cục u lồi lên hoặc sưng phồng ở bụng, có thể bị đau. Những triệu chứng có thể xảy ra khác bao gồm giảm cân, ăn kém ngon, cảm giác ốm yếu (buồn nôn) và bị nôn.
Theo BS. Lê Trung Hiếu, khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) ở trẻ em, ung thư gan hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% tổng số ung thư trẻ em. Chỉ có khoảng 1,5 ca ung thư gan trên 1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có u, sờ được trong bụng. Khối u ở vị trí vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả một bên phải bụng.
Bệnh u gan ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào
Hàng loạt các xét nghiệm và thăm dò có thể cần làm để chẩn đoán một khối u gan. Chụp siêu âm và X-quang sẽ được thực hiện có thể cho biết có khối u ở trong gan không. Các xét nghiệm khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân sẽ được làm để xác định phạm vi của bệnh, cả bên trong và bên ngoài gan. Các xét nghiệm máu cũng sẽ được tiến hành.
Hầu hết các u nguyên bào gan và ung thư biểu mô tế bào gan sản sinh ra một loại protein được đưa vào dòng máu trong cơ thể. Loại protein này được biết là Alpha- fetoprotein (AFP). Để có thể đo được các mức AFP trong máu, là chất có thể chỉ điểm hữu ích cho biết liệu khối u gan có đáp ứng với điều trị không hay là nó có tái phát lại sau điều trị hay không. Chất AFP còn được biết đến như là một chỉ điểm ung thư.
Điều trị u gan ở trẻ
Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường gặp nhất là u nguyên bào gan, u có dạng một khối u đơn độc, khoảng 70% có khả năng mổ được. Đặc biệt, bệnh nhạy với thuốc hóa trị nên điều trị kết hợp mổ cắt bỏ u và hóa trị cho kết quả tốt. Có khoảng 80% trường hợp sống thêm 5 năm sau điều trị.
Ở trẻ em hơn 11 tuổi, thường gặp là dạng carcinoma tế bào gan. Đây là dạng ung thư gan thường phát triển đa ổ, xâm lấn rất mạnh và không nhạy với thuốc hóa trị. Bệnh thường có diễn tiến xấu tương tự ung thư gan nguyên phát ở người lớn. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân sống được thêm 5 năm sau điều trị, theo BS Hiếu.
Đối với nhóm ung thư gan giai đoạn sớm, khối u gan đơn độc, chưa có tổn thương di căn, thầy thuốc sẽ mổ cắt bỏ các phần gan có chứa khối u, kết hợp hóa trị bổ túc sau mổ.
Đối với nhóm ung thư gan kích thước quá lớn, đe dọa suy gan sau mổ hoặc liên quan trực tiếp với các mạch máu lớn, không thể mổ ngay được hoặc đã có di căn xa và dạng bướu nguyên bào gan, thầy thuốc sẽ hóa trị trước mổ (2-4 chu kỳ) để làm khối u thu nhỏ lại, thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ u gan.
Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, trên 90% trường hợp trẻ mắc bệnh có nhiều cơ may khỏi bệnh. Trường hợp u nguyên bào gan được phát hiện muộn, khối u to không thể mổ cắt được hoặc có di căn xa, kết quả điều trị thấp hơn.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện có khối u trong ổ bụng, người nhà nên đưa trẻ nhập viện sớm để việc điều trị được tiến hành kịp thời.
Nhận diện bệnh gan nguy hiểm khiến hơn 20.000 người Việt tử vong mỗi năm Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca. Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người...