Sự nguy hiểm của bệnh viêm loét cổ tử cung
Mắc các chứng viêm loét cổ tử cung sẽ có thể dẫn đến các chứng viêm ở những bộ phận khác, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai… nên chị em cần hết sức chú ý phòng bệnh.
Em đi khám phụ khoa thì được bác sĩ kết luận viêm loét cổ tử cung giai đoạn đầu. Mặc dù các bác sĩ nói là không phải lo lắng quá và dùng thuốc sẽ khỏi nhưng em vẫn chưa yên tâm. Bác sĩ cho em hỏi, viêm loét cổ tử cung phát triển theo những giai đoạn nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em nắm được bệnh của mình tốt hơn. Em xin cảm ơn! (Thanh Thúy)
Trả lời:
Bạn Thanh Thúy thân mến!
Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Viêm loét cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung, có thể do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Mắc các chứng viêm loét cổ tử cung sẽ có thể dẫn đến các chứng viêm ở những bộ phận khác ảnh hưởng đến quá trình thụ thai… Ảnh minh họa
Viêm loét cổ tử cung được chia làm 3 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau:
- Ở giai đoạn 1 bệnh còn đang còn trong tình trạng chưa nặng và việc điều trị còn đang dễ dàng.
Video đang HOT
- Ở giai đoạn 2 thường có các biểu hiện như: khí hư ra nhiều thường ở dạng kết dính hoặc dạng mủ, có thể kèm theo mùi hôi khó chịu, đôi khi còn kèm theo máu và chảy máu sau khi quan hệ. Thực chất đây là do âm hộ nóng rát và ngứa ngáy khó chịu, bụng dưới và lưng đau nhức, khi sinh hoạt tình dục hoặc đến kì kinh nguyệt và đại tiện thì tạng trạng càng thêm nặng. Đôi khi có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau họng, buồn nôn, nước tiểu có màu vàng…
Bệnh viêm loét cổ tử cung giai đoạn 2 được coi là giai đoạn tương đối nguy hiểm, nếu không được lịp thời điều trị có thể dẫn tới một số những nguy hiểm như: biến chứng sang các cơ quan khác, tăng nguy cơ ung thư, vô sinh…
- Giai đoạn 3 thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai bị viêm loét cổ tử cung. Trong giai đoạn này, bề mặt viêm loét thường có màu hồng tươi, có dấu hiệu sung huyết rõ rệt hoặc dễ chảy máu, chứng viêm này dễ gây chảy máu. Thêm vào đó, những phụ nữ đang mang thai, sự tăng cao của các hoocmon estrogen và hoocmon progesterone sẽ kích thích cổ tử cung làm cho viêm loét càng nghiêm trọng hơn, sức đề kháng của thai phụ giảm sút, dễ mắc các chứng viêm khác và người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Sau khi mắc các chứng viêm loét cổ tử cung sẽ có thể dẫn đến các chứng viêm ở những bộ phận khác, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai… nên chị em cần hết sức chú ý phòng bệnh. Cách phòng tránh viêm loét cổ tử cung mà chị em nên thực hiện bao gồm: Đảm bảo vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ sinh âm đạo, khám phụ khoa theo định kì, điều chỉnh cuộc sống vợ chồng, giữ gìn vệ sinh sau mỗi lần có quan hệ tình dục…
Các bác sĩ đã khám và kê đơn thuốc cho bạn thì bạn nên tuân thủ việc uống thuốc đúng chỉ định để bệnh nhanh khỏi nhé. Bạn cũng không nên lo lắng quá vì khi được điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Trí Thức Trẻ
Những điều cần biết về quy trình khám phụ khoa của bác sĩ
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Bác sĩ ơi, sắp tới công ty em có đợt khám sức khỏe tổng quát và yêu cầu phải khám cả phụ khoa. Em năm nay dù đã 23 tuổi nhưng chưa từng đi khám phụ khoa lần nào nên em rất lo lắng. Em nghe nói khám phụ khoa nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến rách màng trinh. Đây là điều làm em lo sợ nhất.
Nhưng vì không thể bỏ khám sức khỏe được nên em càng lo lắng hơn. Xin cho em hỏi, nếu khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám thế nào? Và làm cách nào để khám phụ khoa thoải mái nhất? Em xin cảm ơn bác sĩ!
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ, cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình, đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng "quan hệ".
Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5-10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung...) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục , ung thư, viêm âm đạo...
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Ảnh minh họa
Khám phụ khoa giúp chị em biết được tình hình sức khỏe của "vùng kín", sức khỏe sinh sản của mình, những biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh ở "vùng kín" nếu có. Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả lại không cao.
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Một số điều bạn cần biết khi đi khám phụ khoa để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn là:
- Nên giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi khám phụ khoa.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện.
- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.
- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.
- Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.
Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.
Nếu biết được các điều trên, chắc chắn bạn sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi đi khám phụ khoa.
Trí Thức Trẻ
Kiểm tra ung thư cổ tử cung Không phải chỉ mới nghi ngờ là cho làm sinh thiết cổ tử cung, và không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều chuyển thành ung thư cổ tử cung. Một ca khám phụ khoa (ảnh chỉ có tính minh họa) -Ảnh: Shutterstock Tháng 4 vừa qua, trong đợt cơ quan chị N. (ở TP.HCM) tổ chức khám sức khỏe định kỳ,...