Sự nguy hại của thuốc lá đối với trẻ sơ sinh
Thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, những người phải hút thuốc lá thụ động.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và thậm chí là cả bào thai trong bụng mẹ đều bị ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, sức khoẻ trong tương lai.
Cản trở sự phát triển của bào thai
Theo thông tin từ Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), hút thuốc gây cản trở sự phát triển của bào thai bằng một số cơ chế sau: Giảm ôxy huyết trong bào thai vì khí cácbon monoxit và ảnh hưởng co giãn mạch của nicotin, thiếu khí ôxy, giảm lượng máu tới tử cung, giảm a xít amin qua nhau thai tới bào thai và gây ra sự không bình thường ở màng của nhau thai và giảm lượng kẽm sẵn có (khoáng chất cần thiết để phát triển).
Phụ nữ càng hút thuốc nhiều trong thời gian mang thai thì cân nặng của trẻ khi sinh càng thấp. Trẻ có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai có cân nặng thấp hơn mức trung bình xấp xỉ 200 – 250g so với trẻ mới sinh của phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc tăng nguy cơ (hơn 50% ở người hút thuốc ít và trên 100% ở người nghiện thuốc) cân nặng của trẻ sẽ ít hơn 2,500g. Chẳng hạn những trẻ em được gọi là “nhẹ cân khi sinh” có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu, bao gồm các vấn đề sức khoẻ lúc mới sinh, đẻ non và chết khi nhỏ. Mối tương quan cũng thấy rõ giữa trọng lượng trung bình giảm khi lượng tiêu dùng thuốc lá tăng trong thời gian mang thai. Thậm chí tiêu dùng ít thuốc lá, ít hơn 5 điếu một ngày vẫn có thể giảm cân nặng của trẻ xấp xỉ 100g.
Video đang HOT
Xây dựng môi trường không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Vinacosh.
Hội chứng trẻ chết đột tử
Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử ở người mẹ hút thuốc cao hơn so với trẻ có mẹ không hút thuốc. Nguy cơ hội chứng chết đột tử ở trẻ em mới sinh có mẹ nghiện thuốc cao hơn xấp xỉ hai tới ba lần so với trẻ mới sinh có mẹ không hút thuốc. Tỷ lệ tử vong do hội chứng chết đột tử cao ở New Zealand đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu tiến hành trên 128 trường hợp chết đột tử so sánh với 503 trường hợp đối chứng, có sự liên quan đáng kể được chỉ ra giữa hút thuốc của người mẹ và hội chứng trẻ chết đột tử. Khi quan sát giữa lượng hút thuốc của người mẹ mang thai và hội chứng trẻ chết đột tử thì thấy mối tương quan: càng sử dụng nhiều thuốc mỗi ngày thì nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử càng cao.
Dị ứng ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Mức độ cao không bình thường của kháng thể IgE đã được phát hiện ở trẻ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Tăng kháng thể IgE liên quan tới tăng nguy cơ các bệnh dị ứng và dị ứng ngoài da.
Giảm khả năng trí tuệ của trẻ
Trẻ mà có bố mẹ hút thuốc thì người nhỏ hơn và bị giảm kết quả học tập ở cả thời điểm khởi đầu và cả cuộc đời sau này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các khó khăn trong học tập đối với trẻ có bố mẹ hút thuốc. Lý do tại sao trẻ em có bố mẹ hút thuốc phải chịu ảnh hưởng này thì vẫn chưa được rõ ràng, nhưng các nghiên cứu này đã gợi ý quá trình luân chuyển của thuốc lá vào các động mạch chính có thể là nguyên nhân tác động tới hệ thống thần kinh trung ương và hút thuốc gây giảm ô xy huyết có thể là nguyên nhân chính.
Những tác hại của thuốc lá đối với trẻ nhỏ là rõ ràng, triệu chứng dễ nhận thấy ở những đứa trẻ lớn hơn chính là nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ngay khi hít phải khói thuốc trong môi trường có khói thuốc lá do bố, mẹ, người thân sử dụng. Bởi vậy, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai của đứa trẻ, người đang sử dụng thuốc lá hãy nhanh chóng cai nghiện, từ bỏ sự lệ thuộc vào thuốc lá và loại nó ra khỏi môi trường sống.
Minh Phương
Theo CAND
Nguyên nhân bé giảm cân sau sinh, mẹ không còn khóc ròng vì lo lắng
Nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì em bé bị giảm cân sau khi sinh. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Một bà mẹ mới sinh thắc mắc rằng khi em bé chào đời đã được 3 kg. Tuy nhiên trong vài ngày, cân nặng của em bé chỉ còn lại khoảng 2,7kg? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao em bé không tăng mà lại giảm cân?
Thực ra, việc giảm cân trong vài ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến. Các bà mẹ không phải lo lắng quá nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ giảm 7% trọng lượng sau 2 - 5 ngày sau khi sinh, thường không vượt quá 10% trọng lượng cơ thể. Trẻ nhiều cân sẽ giảm lớn hơn trẻ ít cân.
Hiện tượng này được gọi là "giảm cân sinh lý", chủ yếu liên quan đến các yếu tố như sữa mẹ không đủ, bé thải phân, mất nước và thay đổi cách ăn uống. Khi lượng sữa tăng lên, cân nặng của bé sẽ tăng dần và thường tăng với tốc độ 15-30 gram mỗi ngày. Sau 10 - 14 ngày, em bé sẽ vượt quá cân nặng khi sinh.
Nếu em bé không tăng cân lại bằng mức cân nặng lúc chào đời sau 10 ngày sau sinh, điều đó có nghĩa đây không phải là "giảm cân sinh lý" bình thường. Các bà mẹ nên chú ý đến điều này và tìm hiểu nguyên nhân càng sớm càng tốt. Lúc đó mẹ cũng cần đánh giá xem em bé được cho ăn hay uống sữa đúng cách hay không để tìm cách khắc phục.
Moon
Theo Sohu/emdep
Thuốc lá tàn phá dạ dày bạn như thế nào? Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi, vòm mũi họng mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày của người hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động. Ảnh minh họa. Trào ngược dạ dày do hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40%, thậm chí tới 82% ở...