Sự nghiệp huy hoàng của ‘cha đẻ’ Bệnh viện Việt Đức
Sự ra đời của Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội gắn liền với đề xuất của nhà bác học Alexandre Yersin về một bệnh viện thay thế cho Bệnh viện thực hành của Trường Y Đông Dương cách đây hơn 100 năm…
Alexandre Émile Jean Yersin (1863 – 1943) là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm nổi tiếng người Pháp gốc Thụy Sĩ. Trong lịch sử y khoa thế giới, ông được nhắc đến như là người đồng phát hiện ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch.
Đặc biệt, cuộc đời và sự nghiệp của Yersin có mối liên hệ mật thiết với Việt Nam. Ngược dòng lịch sử, tháng 7/1891, chàng thanh niên người Pháp 28 tuổi Alexandre Yersin đặt bước chân đầu tiên lên bờ biển Nha Trang.
Vào năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch tại Hồng Kông, Yersin trở lại Việt Nam và quyết định ở lại đây cho đến cuối đời. Chỉ với vài con ngựa nuôi thí nghiệm, Yersin đã trở thành người đầu tiên chế tạo ra huyết thanh đặc hiệu chống lại dịch hạch.
Đây là nền móng để Viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu được xây dựng vào năm 1895-1896 nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu điều chế các loại vacxin và huyết thanh cho người và gia súc.
Yersin cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902, đặt nền móng cho nền y học hiện đại của Việt Nam.
Sự ra đời của Bệnh viện Việt Đức gắn liền với đề xuất của Yersin về một bệnh viện thay thế cho Bệnh viện thực hành của Trường Y Đông Dương. Đó là Bệnh viện Bảo hộ (Hôpital Indigène du Protectorat) được thành lập vào ngày 25/3/1904.
Ngoài những đóng góp cho ngành y, Alexandre Yersin cũng là một nhà thám hiểm cừ khôi. Ông đã vạch ra một con đường bộ từ xứ Trung Kỳ sang Campuchia, và được tôn vinh như người sáng lập thành phố Đà Lạt khi khám phá ra Cao nguyên Lâm Viên năm 1893.
Nhà bác học Yersin mất ngày 1/3/1943 tại Nha Trang. Phần mộ của ông đặt tại Suối Dầu, cách Nha Trang 20 km, hằng năm có nhiều người đến viếng. Nhiều viện nghiên cứu, trường học, công viên, đường phố ở Việt Nam ngày nay mang tên ông…
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1.
Bí mật cây sồi 1.000 tuổi nổi tiếng nhất nước Anh
Nằm trong rừng Sherwood, Nottinghamshire, Anh, cây sồi Vĩ Đại (Major Oak) được cho gắn liền với giai thoại về người hùng Robin Hood. Cây sồi khoảng 1.000 tuổi này có thân rỗng nên con người có thể trèo vào bên trong.
Cây sồi Vĩ Đại (Major Oak) sinh trưởng trong khu rừng Sherwood ở Nottinghamshire, Anh. Theo các chuyên gia, cây sồi khoảng 1.000 tuổi và nặng gần 23 tấn.
Cây sồi cổ thụ này không chỉ nổi tiếng ở Anh mà còn được biết đến rộng rãi trên thế giới. Nó được các chuyên gia xem là di sản đặc biệt quan trọng với tự nhiên.
Thêm nữa, cây sồi Vĩ Đại gắn liền với huyền thoại về người hùng Robin Hood chuyên cướp của người giàu chia cho dân nghèo.
Tương truyền, Robin Hood từng ẩn náu ở cây sồi khoảng 1.000 tuổi này. Chính vì vậy, nhiều người ghé thăm khu rừng Sherwood để chiêm ngưỡng cây sồi Vĩ Đại.
Thân cây sồi rỗng nên du khách có thể trèo vào bên trong thông qua những hốc lớn.
Tuy nhiên, hành động này được giới chuyên gia đánh giá là có hại cho cây sồi cổ thụ. Vì vậy, giới chức Anh và các nhà bảo tồn tiến hành bảo vệ cây sồi.
Vào những năm 1970, cơ quan chức năng tiến hành rào lại khu vực xung quanh gốc cây sồi để con người không trèo vào bên trong thân cây.
Để bảo tồn cây sồi gần 1.000 tuổi, các chuyên gia sử dụng cọc kim loại chống đỡ cho cây. Nhờ vậy, cây sồi cổ thụ đứng vững giữa mưa nắng đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Cây bưởi diễn bonsai cổ thụ trăm triệu. Nguồn VTC14
Choáng: hài cốt người trong 'mộ hang động' có hộp sọ như của loài khác Tuy được phát hiện ở Peru, nơi từng nổi tiếng với những hộp sọ bị kéo dài, nhưng các bộ hài cốt này hoàn toàn tự nhiên. Là Homo sapiens, nhưng họ mang hộp sọ gần giống người Neanderthals, một loài người khác đã biến mất. 5 bộ hài cốt của người hiện đại Homo sapiens chúng ta đã được phát hiện tại...