Sự nghiệp của ‘vua rác’ David Dương vừa bị FBI khám nhà
Được mệnh danh là “ vua rác’, ông David Dương là một trong những doanh nhân gốc Việt có tiếng tại Mỹ nhưng đang bị FBI mở cuộc điều tra.
Ông David Dương (tên thật là Dương Tử Trung, sinh tại TP.HCM, 66 tuổi) vừa được chọn là 1 trong 15 người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu tại thung lũng Silicon – Mỹ, vinh danh bởi San Jose Spotlight (tổ chức tin tức phi lợi nhuận). Trong 15 người này, hầu hết là chính trị gia, duy nhất ông David Dương là doanh nhân.
Ông David Dương hiện là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (tức CWS, đóng tại bang California, Mỹ), Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam, (VWS, trụ sở tại TPHCM). Ông hiện còn là Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ (VABA).
Gia tộc “vua rác” tại Mỹ
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang nhắm đến các thành viên trong gia đình ông David Dương sinh sống tại TP Oakland, bang California gồm vợ ông – bà Linda Dương và con trai của họ là Andy Dương. Họ bị điều tra với những tình nghi thúc đẩy hoạt động chính trị có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cụ thể là tại TP Oakland và một số thành phố khác.
Tại Mỹ, gia đình ông David Dương được biết đến với biệt danh “vua rác”, có cơ ngơi rộng lớn và đang có những kế hoạch kinh doanh lớn.
Chân dung “vua rác” David Dương. Ảnh: Internet
Được biết, ông David Dương định cư tại Mỹ từ năm 18 tuổi. Ông xuất thân trong 1 gia đình khá giả tại Việt Nam, khi có cha từng sở hữu Công ty Giấy Đồng Nai (trụ sở tại TPHCM, là công ty chuyên sản xuất giấy).
Năm 1980, các thành viên trong gia đình ông David Dương khởi nghiệp bằng cách gom góp mua xe tải để kiếm sống bằng nghề thu gom rác, phế liệu, ve chai… quanh khu vực. Từ điểm xuất phát này, gia đình ông đã tạo ra 1 công ty thương hiệu nhưng cũng lâm vào nợ nần và năm 1990 phải bán công ty cho 1 doanh nghiệp xử lý rác thải lớn lúc đó.
Video đang HOT
Vận chuyển rác tái chế tại Công ty CWS ở Mỹ. Ảnh: VWS
Năm 1991, ông David Dương thành lập Công ty CWS. CWS từng bước trở thành công ty xử lý rác thải lớn, với các thương vụ trúng thầu, gần như độc chiếm quá trình thu nhận, xử lý rác tái chế tại tại TP Oakland, San Jose và các thành phố lân cận. Hành trình 15 năm phát triển, CWS trở mình thành doanh nghiệp tỷ đô nổi tiếng. Hiện tại, CWS của “vua rác” không ngừng mở rộng, áp dụng công nghệ hiện đại hàng đầu.
FBI khám xét nhà bà Sheng Thao (Thị trưởng TP Oakland, bang California, Mỹ), đồng thời trong cùng buổi sáng đã khám xét 2 căn nhà thuộc gia đình ông David Dương. Ảnh: Oaklanside.Org
Chưa dừng lại ở đó, doanh nhân David Dương còn công khai hàng loạt dự án triệu USD, tỷ USD như việc đang sở hữu sân golf 175ha; dự án đầu tư xây 2.800 căn nhà trên khu đất 670ha cho nhà đầu tư EB-5 (là chương trình người nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ để có thẻ xanh, trở thành thường trú nhân), ưu tiên cho người Việt; dự án sản xuất nhà container với tổng mức đầu tư 25 triệu USD, đặt tại Mexico; dự án xây dựng 24 căn nhà trên đồi ở TP Oakland, với giá trị 8-15 triệu USD/căn.
Những kế hoạch dang dở tại Việt Nam
Hiện tại, ông David Dương có 2 công ty tại Việt Nam, do ông làm Tổng giám đốc. Đó là Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam, (VWS, trụ sở tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) và dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước và Công ty CP Xử lý chất thải Việt Nam – Long An (VWS-LA) với dự án đang chờ thực hiện là khu công nghệ môi trường xanh tại Long An.
Doanh nhân Việt kiều David Dương từng nhiều lần tâm sự “có sự đau đáu, trăn trở về đất nước, con người Việt Nam, muốn trở về để có trách nhiệm gì đó với quê hương mình”.
Mặc dù đầu tư đúng chuyên môn với dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, quy mô 128ha, nhưng ông David Dương đối diện với không ít khó khăn, thậm chí tai tiếng. Cụ thể, cuối năm 2016, Thanh tra Chính Phủ đã thanh tra VWS theo đơn tố cáo của các công dân cho rằng, bãi rác Đa Phước liên tục bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống của dân cư khu vực xung quanh.
Ông David Dương giới thiệu Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước cho quan chức lãnh sự Mỹ tại TPHCM. Ảnh: VWS
Kết luận cũng chỉ ra một số nội dung tố cáo của người dân là đúng, như việc bãi rác phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng mang tính chất thời điểm; một số chỉ tiêu về môi trường còn vượt mức cho phép.
Hay như dự án bao gồm công nghệ làm phân compost, tái chế nhưng đem rác đi chôn, lý giải là do hợp đồng giữa VWS và đại diện UBND TPHCM ký kết đã không lường trước được sự khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn của thành phố. Ngoài ra, Thanh tra cũng chỉ ra, đơn giá xử lý rác thải của Đa Phước cao hơn nhiều đơn vị khác.
Liên quan đến bãi rác Đa Phước, năm 2023, VWS từng khởi kiện 1 người dân vì đã viết bài trên Facebook cá nhân và Fanpage “Sự thật mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng”, có sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất tiêu cực, xúc phạm cá nhân ông David Dương, Công ty VWS và cho rằng là thủ phạm phát ra mùi hôi thối. Cuối tháng 2 vừa qua, cấp phúc thẩm TAND TPHCM đã tuyên công ty VWS của ông David Dương thắng kiện người dân đó.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước từng bị nhiều người dân tố cáo là thủ phạm gây ra mùi hôi thối… Ảnh: Tuấn Kiệt
VWS đang trình UBND TPHCM về việc thay đổi, áp dụng công nghệ đốt rác phát điện của Nhật Bản vì cho rằng phù hợp với đặc điểm chất thải sinh hoạt của TP và đang chờ chính quyền phản hồi.
Ngoài ra, dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An đã nhiều năm trôi qua nhưng Công ty CP Xử lý chất thải Việt Nam – Long An (VWS-LA) của ông David Dương và chính quyền địa phương vẫn chưa đi đến thống nhất. Doanh nhân David Dương vẫn tâm tư vì đã tốn nhiều tiền để đầu tư hạ tầng của khu vực, đang cố gắng theo đuổi dự án này.
Tại Việt Nam, “vua rác” David Dương còn ấp ủ kế hoạch lớn, đó là biến rác hữu cơ thành viên nén năng lượng, thay thế cho các nhiên liệu chất đốt, với chi phí đầu tư 200-250 triệu USD.
Đó là những dự án, kế hoạch, những ấp ủ lớn của ông David Dương nhưng còn đang dang dở. Hiện tại “vua rác” cùng các thành viên gia đình đang đối diện với cuộc điều tra quy mô của cơ quan tư pháp Mỹ.
Hãng hàng không Ấn Độ cho phép hành khách nữ chọn chỗ ngồi cạnh người cùng giới
Một trong những hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ vừa ra mắt tính năng mới tạo điều kiện để các nữ hành khách chọn chỗ ngồi cạnh người cùng giới trên chuyến bay.
Máy bay của hãng IndiGo Airlines trên đường băng sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi. Ảnh: Getty Images
Hãng hàng không giá rẻ IndiGo Airlines đang cung cấp tính năng mới này trên cơ sở thí điểm, áp dụng với hành khách nữ làm thủ tục trực tuyến.
Hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ nhấn mạnh: "IndiGo tự hào thông báo giới thiệu một tính năng mới nhằm mang lại trải nghiệm du lịch thoải mái hơn cho hành khách nữ. Chúng tôi cam kết cung cấp trải nghiệm đi lại tuyệt vời cho tất cả hành khách và tính năng mới này chỉ là một trong nhiều bước chúng tôi triển khai để đạt được mục tiêu đó".
IndiGo Airlines được thành lập năm 2006, khai thác hơn 2.000 chuyến bay nội địa và quốc tế mỗi ngày ở Ấn Độ.
Đến nay, IndiGo không nêu rõ lý do hãng tạo điều kiện để khách hàng nữ được quyền xem chỗ ngồi của những phụ nữ khác.
Thế giới vẫn ghi nhận nhiều vụ việc hành hung phụ nữ và trẻ em trong các chuyến bay thương mại.
Ở Mỹ, tội phạm trên máy bay thuộc thẩm quyền của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Trong một báo cáo công bố vào tháng 4 nhằm nâng cao nhận thức về các vụ tấn công tình dục trên máy bay, FBI cho biết tính riêng trong năm 2023, họ đã điều tra 96 vụ tấn công tình dục trên máy bay.
Báo cáo của FBI có đoạn: "Tấn công tình dục trên máy bay - thường diễn ra dưới hình thức đụng chạm không mong muốn - là một trọng tội có thể khiến người phạm tội phải ngồi tù. Thông thường, nam giới là thủ phạm, còn phụ nữ và trẻ vị thành niên không có người đi cùng là nạn nhân".
Vụ sập cầu ở Mỹ: FBI mở cuộc điều tra hình sự Ngày 15/4, tờ Washington Post dẫn các nguồn thạo tin cho biết Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã mở một cuộc điều tra hình sự liên bang về vụ sập cầu tại bang Maryland hôm 26/3 năm nay. Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng,...