Sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi
Trong sự nghiệp hàng chục năm trên chính trường, tiếng nói của bà Nancy Pelosi có trọng lượng tại quốc hội Mỹ, nơi phần đông thành viên là nam giới.
Trong bức ảnh chụp năm 1993, bà Pelosi khi đó là nghị sĩ đang theo dõi Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh hành pháp. Ảnh: Getty Images
Ngày 18/11, bà Nancy Pelosi tuyên bố sẵn sàng rút lui khỏi vị trí lãnh đạo phe đa số đảng Dân chủ tại Hạ viện. Nữ chính khách 82 tuổi vẫn sẽ đại diện quận 12 của California, điều bà đã đảm nhận trong 35 năm. Bà Pelosi cho biết bản thân thấy “cân bằng” về quyết định của mình để mở đường cho một thế hệ lãnh đạo mới.
Đài BBC (Anh) cho biết bà Pelosi là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ vai trò Chủ tịch Hạ viện.
Trưởng thành trong một gia đình chính trị
Video đang HOT
Bức ảnh chụp bà Pelosi năm 1987. Ảnh: AP
Bà Pelosi là con út trong gia đình 7 người con tại thành phố Baltimore, Maryland. Cha của bà Pelosi – ông Thomas J. D’Alesandro Jr. từng giữ vai trò thị trưởng thành phố này. Bà Pelosi học đại học tại Washington DC và đây là nơi bà gặp gỡ, kết hôn cùng người chồng sau này đồng hành gần 6 thập niên với bà là ông Paul Pelosi.
Cặp đôi sau đó chuyển đến Manhattan rồi San Francisco. Thời điểm này, bà Pelosi đảm nhận công việc nội trợ. Trong vòng 6 năm, bà lần lượt sinh 5 người con gồm 4 con gái và 1 con trai.
Đến năm 1976, bà Pelosi bước chân vào chính trường, tận dụng những mối quan hệ của gia đình để giúp Thống đốc California khi đó là Jerry Brown chiến thắng cuộc bầu cử tại Maryland chọn ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử tổng thống. Sau đó, bà Pelosi vươn lên các vị trí cấp cao hơn của đảng Dân chủ và giành được ghế trong quốc hội năm 1987.
Người phụ nữ tạo ra các cột mốc
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi. Ảnh: AP
Năm 2001, bà Pelosi chạy đua cho vị trí “phó tướng” của phe thiểu số tại Hạ viện và giành chiến thắng. Đến năm 2002, nữ chính khách này trở thành lãnh đạo của phe thiểu số.
Bà Pelosi là một trong những nhân vật cấp cao lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003.
Đến năm 2006, khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên trong 12 năm, bà Pelosi được bầu là chủ tịch Hạ viện và làm nên lịch sử là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vai trò này.
Theo hiến pháp Mỹ, Chủ tịch Hạ viện đứng thứ hai trong danh sách kế vị tổng thống, chỉ sau phó tổng thống. Chủ tịch Hạ viện cùng các phó chủ tịch và các lãnh đạo ủy ban sẽ quyết định dự luật nào được cân nhắc và bỏ phiếu.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời ông Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kiêm cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đánh giá cao kỹ năng và năng lực lãnh đạo của bà Pelosi. Ông Panetta lần đầu gặp bà Pelosi trong thập niên 80 của thế kỷ trước, nhận định: “Bà ấy có thể dành thêm thời gian để xây dựng vị trí lãnh đạo vững chắc hơn trong Hạ viện và cố đảm bảo rằng những người khác có thể đi theo con đường của bà. Câu hỏi hiện nay là ai sẽ lên thay thế bà ấy”.
Chủ tịch Hạ viện kêu gọi Tổng thống Joe Biden tái tranh cử năm 2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 13/11, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng Tổng thống Joe Biden nên tái tranh cử vào năm 2024, đồng thời cho rằng ông Biden đã mang lại "rất nhiều thành công" cho nước Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài truyền hình ABC, bà Pelosi đã nhắc đến các thành quả mà chính quyền Tổng thống Biden đã làm được trong thời gian qua, như các chính sách hỗ trợ người dân, chương trình tiêm vaccine phòng dịch COVID-19, nối lại các hoạt động kinh tế - xã hội sau đại dịch.
Trước đó, Nhà Trắng cho biết ông Biden, 80 tuổi, có ý định tái tranh cử nhưng tạm thời chưa đưa ra thông báo dứt khoát.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh đảng Dân chủ của Tổng thống Biden vẫn duy trì quyền kiểm soát Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua. Chiến thắng của Thượng nghị sĩ Catherine Cortez Masto ở bang chiến địa Nevada đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Thượng viện, với Phó Tổng thống Kamala Harris có thể bỏ lá phiếu quyết định trong trường hợp tỷ lệ phiếu giữa hai bên là 50-50.
Dù kết quả bầu cử Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ, nhưng việc đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện được coi là chiến thắng lớn đầy bất ngờ.
Azerbaijan phản ứng về bình luận của Chủ tịch Hạ viện Mỹ liên quan đến xung đột với Armenia Azerbaijan cho rằng những bình luận "không công bằng" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi như một đòn giáng vào các nỗ lực hòa bình với Armenia. Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại cuộc họp báo chung ở Yerevan vào ngày 18/9/2022. Ảnh: AFP Theo hãng tin Theo AFP, Azerbaijan ngày...