Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ XVIII: Nơi kết nối vì một tương lai tốt đẹp hơn
Theo phóng viên TTXVN tại Tunisia, Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 18 đã khai mạc sáng nay (19/11) trên đảo Djerba.
Tổng thống Tunisia Kais Saied phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Với chủ đề: “Kết nối trong đa dạng: Kỹ thuật số, yếu tố phát triển và đoàn kết trong không gian Pháp ngữ”, 88 phái đoàn từ các quốc gia thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) đã đến Djerba để tham dự sự kiện này. Trong số đó có 31 nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước thành viên OIF, các Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng phụ trách Pháp ngữ, các nhà ngoại giao, cũng như 7 Tổng thư ký của các tổ chức khu vực và quốc tế. Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu tham gia các hoạt động của Hội nghị.
Cuộc họp tại Djerba đán.h dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ của Tunisia trong hai năm tới. Một buổi lễ chuyển giao quyền chủ trì Hội nghị cấp cao giữa Tổng thống nước Cộng hòa Kas Saed và Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinya (nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ XVII) đã được thực hiện trước phiên họp toàn thể.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, các nguyên thủ quốc gia Tunisia và chính phủ Armenia, cũng như Tổng thư ký OIF Louise Mushikiwabo đã chia sẻ những lo ngại về những biến động đang làm xáo trộn tình hình thế giới, trong đó có cả cộng đồng Pháp ngữ. Theo họ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng y tế, các cuộc xung đột kéo theo những hệ lụy chưa từng có về kinh tế, xã hội… đã ảnh hưởng trực tiếp đến từng quốc gia thành viên, cũng như hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ.
“Bối cảnh đầy cạm bẫy, bất trắc và cả căng thẳng đã cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải đẩy nhanh tiến trình cải cách. Điều này cũng cho thấy rõ sự cần thiết phải đổi mới, thậm chí phải suy nghĩ lại về hệ thống đa phương”, đây là điều mà Tổng thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo muốn nhấn mạnh khi đề cập đến sự cần thiết phải đoàn kết và phối hợp nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Video đang HOT
Là một tổ chức quy tụ đông đảo các quốc gia có mặt ở 5 châu, hơn bao giờ hết, yếu tố khoảng cách được đặt lên hàng đầu trong mọi suy nghĩ và hành động của cộng đồng Pháp ngữ. Rút ngắn khoảng cách, tạo cơ hội cho tất cả các nước cùng vươn lên và phát triển bình đẳng, bền vững là những vấn đề ưu tiên của Cộng đồng Pháp ngữ. Trên tinh thần này, các nhà lãnh đạo đã kêu gọi các nước thành viên đoàn kết, coi trọng kết nối trong đa dạng, tận dụng công nghệ số như động lực phát triển và đoàn kết trong thế giới nói tiếng Pháp. Tổng thư ký OIF Louise Mushikiwabo nhấn mạnh: “Vận mệnh của Pháp ngữ đang nằm trong tay chúng ta. Tương lai của cộng đồng Pháp ngữ được kết nối từ hiện tại, ở thành phố đảo Djerba xinh đẹp này”.
Tổng thống Cộng hoà Pháp Emmanuel Macron dự hội nghị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Trong hai ngày làm việc, lãnh đạo các nước có sử dụng tiếng Pháp sẽ cùng thảo luận về những thách thức của cộng đồng Pháp ngữ. Các cuộc tranh luận tập trung vào hợp tác kinh tế trong khu vực nói tiếng Pháp, các biện pháp thúc đẩy tiếng Pháp trên thế giới, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hiện nay. Ngoài ra, chương trình nghị sự còn đề cập đến việc làm cho thanh niên, sử dụng số hóa như một phương tiện để tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực nói tiếng Pháp.
Hội nghị thượng đỉnh Djerba cũng là một thời điểm quan trọng đối với bà Louise Mushikiwabo, người sẽ đệ trình một báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình trong vai trò Tổng thư ký nhiệm kỳ đầu tiên của bà, kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2019. Bà cũng sẽ trình bày tầm nhìn của mình về tương lai của Tổ chức OIF và Pháp ngữ.
Trước khi bế mạc Hội nghị vào ngày mai (20/11), các nguyên thủ quốc gia và chính phủ sẽ thông qua một số văn bản như tuyên bố, nghị quyết, quy tắc hoạt động của tổ chức, chỉ định Tổng thư ký tiếp theo của OIF, cũng như nước chủ nhà tiếp theo của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ XIX.
Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Một ngôn ngữ, 321 triệu người sử dụng
Hội nghị thượng đỉnh là cơ quan cao nhất của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và họp hai năm một lần. Nhưng do đại dịch COVID-19, lần tổ chức Hội nghị gần nhất là vào năm 2018, tại Armenia.
Cộng đồng Pháp ngữ là ngôi nhà chung của những người cùng chia sẻ ngôn ngữ của Molière, ước tính khoảng 321 triệu người, trải rộng trên năm châu lục. Có 88 quốc gia và chính phủ là thành viên và quan sát viên của OIF, thể chế hợp pháp của cộng đồng này, được thiết lập trên cơ sở Hiến chương Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, được thông qua vào năm 1997 tại Hà Nội. Cơ quan cao nhất của nó là Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ do Tổng thư ký đứng đầu, hiện do bà Louise Mushikiwabo đảm nhiệm từ 12/10/2018 tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ ở Yerevan. OIF triển khai hợp tác đa phương về Pháp ngữ cùng với Hội đồng Nghị viện Pháp ngữ (APF) và bốn cơ quan điều hành là Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), kênh truyền hình TV5MONDE, Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng Pháp ngữ (AIMF ) và Đại học Senghor ở Alexandria (Ai Cập).
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với lãnh đạo, đại diện các quốc gia và chính phủ thành viên Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ chụp ảnh chung. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhiệm vụ của OIF là tăng cường việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp trong sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ; thúc đẩy hòa bình, dân chủ và nhân quyền; hỗ trợ giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu; đẩy mạnh kinh tế hợp tác vì sự phát triển bền vững.
Bầu cử Tổng thống Brazil: Hai ứng cử viên dẫn đầu sẽ tiếp tục cạnh tranh tại vòng 2
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, tối 2/10 (theo giờ địa phương), kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống Brazil cho thấy ứng cử viên của đảng Lao động (PT) giành được nhiều phiếu ủng hộ hơn so với đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro, đại diện cho đảng Tự do cực hữu.
Ứng cử viên Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Manaus, ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tuy nhiên, hai ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử lần này sẽ phải tiếp tục bước vào vòng 2, do không ứng cử viên nào nhận được tối thiểu 50% số phiếu bầu.
Với 97% số phiếu được kiểm, Tòa án Bầu cử Tối cao Brazil (TSE) thông báo nhà sáng lập đảng PT đã giành được 47,8% số phiếu ủng hộ, trong khi đứng vị trí thứ hai với 43,7% phiếu bầu là Tổng thống Bolsonaro. Các ứng cử viên còn lại chỉ đạt được dưới 5%.
Ông Lula da Silva, 76 tuổ.i, là một chính trị gia kỳ cựu với nhiều dấu ấn đậm nét trong hai nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Tổng thống Brazil từ năm 2003 đến 2010. Xuyên suốt quá trình vận động tranh cử, ông Lula da Silva tuyên bố sẽ ưu tiên khôi phục các điều kiện sống của đại đa số người dân Brazil vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng y tế, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp.
Trong khi đó, Tổng thống Bolsonaro là người đã định hướng đất nước quay trở lại và làm sâu sắc hơn mô hình kinh tế tự do mới vốn xuất hiện lần đầu tiên ở Brazil từ đầu những năm 1990, tập trung cho lĩnh vực tư nhân, cắt giảm triệt để chi tiêu công, bao gồm cả dịch vụ y tế và giáo dục bất chấp những phản ứng gay gắt trong dư luận xã hội.
Khoảng 156 triệu cử tri Brazil đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được đán.h giá là quan trọng nhất tại quốc gia Nam Mỹ này trong hơn 30 năm qua, trong bối cảnh vừa trải qua 4 năm đầy biến động dưới thời của chính quyền cánh hữu, cũng như những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội mà đại dịch COVID-19 gây ra.
Kết quả bỏ phiếu vừa được công bố là minh chứng sự phân rẽ mạnh trong xã hội Brazil trước hai luồng tư tưởng, cho dù khát khao thay đổi vẫn chiếm ưu thế. Chính vì vậy, chiến thắng của ông Lula da Silva chưa đủ để nhà lãnh đạo cánh tả này trở lại vị trí đứng đầu nhà nước Brazil và ông sẽ phải nỗ lực để thu hút thêm các đồng minh mới cho cuộc bầu cử vòng hai quyết định sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Hội nghị UNESCO thảo luận về các mối đ.e dọ.a đối với di sản văn hóa Một hội nghị quốc tế với sự tham dự của bộ trưởng văn hóa các nước, khai mạc tại Mexico ngày 28/9, sẽ tập trung thảo luận các mối đ.e dọ.a đối với di sản văn hóa, trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau. Rạn san hô Great Barrier ở Australia bị tẩy trắng nghiêm trọng....