Sứ mệnh của người làm báo là góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, viết về xây dựng Đảng là công việc khó, nhưng cũng là mảng đề tài đầy sức hấp dẫn, là không gian cho những tìm tòi, khám phá lao động sáng tạo.
Tối 21/1, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ VI – năm 2021.
Tới dự lễ trao giải có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng…
Giải Búa liềm vàng lần thứ VI đã nhận được tổng số 2.081 tác phẩm, tăng 371 tác phẩm (21,69%) so với năm 2020. Trong đó có 843 tác phẩm báo in, 449 tác phẩm báo điện tử, 511 tác phẩm truyền hình, 221 tác phẩm phát thanh và 57 tác phẩm ảnh báo chí.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ghi nhận Giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ VI có nhiều đổi mới (Ảnh: Quốc Chính).
Hội đồng chung khảo đã lựa chọn 67 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải theo thể lệ Giải Búa liềm vàng lần thứ VI – năm 2021, trong đó có 6 Giải A, 12 Giải B, 16 Giải C, 30 Giải Khuyến khích và 10 giải chuyên đề (có 7/10 tác phẩm đoạt giải kép).
Các tác phẩm được trao tặng giải A của Giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ VI gồm loạt bài: “Khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo” của nhóm tác giả của báo Nhân Dân; Phóng sự ảnh: “Hành trình hơn 20 năm đi tìm hạt gạo ngon nhất thế giới” của báo Cà Mau; Loạt bài: “Khơi lên khát vọng Tả Phìn” của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lào Cai; Loạt bài: “Chủ động tiến công, chặt đứt gốc rễ tham nhũng” của báo Đầu tư…
Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ghi nhận Giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ VI đã có nhiều đổi mới, mở rộng phạm vi và quy mô, chất lượng các tác phẩm cũng ngày càng nâng cao, đa dạng về thể loại, phong phú về chủ đề, bám sát các sự kiện vấn đề của công tác xây dựng Đảng, thể hiện rõ tính phát hiện đề cập nhiều vấn đề mới, khó, bức thiết đang đặt ra.
Video đang HOT
Thường trực Ban Bí thư cũng cho rằng, ẩn sâu trong mỗi tác phẩm báo chí là sự dấn thân, không quản hiểm nguy của nhiều nhà báo xung phong trên tuyến đầu chống dịch; là sự lăn lộn vào thực tiễn để tìm tòi, phát hiện những vấn đề bức thiết của cuộc sống đang đặt ra; là sự dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện suy thoái, tham nhũng, tiêu cực…
“Điều đó cho thấy, càng trong khó khăn, thử thách, những người làm báo cách mạng càng thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, luôn tìm tòi sáng tạo, nâng cao sức thuyết phục của tác phẩm báo chí về đề tài xây dựng Đảng, khẳng định sự trưởng thành nghề nghiệp của những người làm báo”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.
Theo ông Võ Văn Thưởng, các tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng đã góp phần giúp cho đông đảo nhân dân trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Đảng ta và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; về những thành tựu đất nước giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng; những quyết sách quan trọng, kịp thời của Đảng trong xử lý, giải quyết những vấn đề của đất nước và cuộc sống; thấy rõ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong thời điểm đất nước khó khăn trước đại dịch covid-19, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao giải A cho các tác giả (Ảnh: Quốc Chính).
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, sứ mệnh của người làm báo cách mạng và tác phẩm báo chí về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, mô tả, mà còn tham dự sâu sắc, hiệu quả, trách nhiệm hơn vào giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng giá trị, phản biện xã hội, truyền thông chính sách, đấu tranh sắc bén với các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng và góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
“Viết về xây dựng Đảng là công việc khó, nhưng cũng là mảng đề tài đầy sức hấp dẫn, là không gian cho những tìm tòi, khám phá lao động sáng tạo”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý, viết về xây dựng Đảng phải kiên trì, bền bỉ, phải xuất phát từ niềm tin, tình yêu đích thực của người viết đối với Đảng, thể hiện tầm trí tuệ, đạo đức, thái độ đúng đắn, khách quan trước các vấn đề thực tiễn đang diễn ra.
“Mỗi tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng ngoài phục vụ công tác tuyên truyền còn góp phần hướng dẫn, động viên, khích lệ cán bộ đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện đường lối chủ trương của Đảng; phản ánh kết quả công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng ở các địa phương, đơn vị…”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Bộ GTVT nới quy định với hành khách bay từ TPHCM, Cần Thơ
Ngày 27/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành quyết định mới, cho phép hành khách đi máy bay từ TPHCM và Cần Thơ không cần phải có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Không cần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2
Quyết định 2233 vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Bộ GTVT quy định hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ.
Bộ GTVT yêu cầu hành khách phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, sử dụng ứng dụng PC-Covid, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo. Đặc biệt, hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...
Hành khách đi máy bay từ TPHCM và Cần Thơ không cần xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Trước đó, theo quyết định 1840, hành khách ở vùng dịch cấp 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong tỏa) hoặc hành khách khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ phải có xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay.
Theo quy định mới nhất của Bộ GTVT, hành khách bay từ TPHCM và Cần Thơ sẽ không cần xét nghiệm âm tính trong 72 giờ khi đi máy bay.
Quyết định mới của Bộ GTVT, cho phép tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa từ 29/12 đến hết ngày 16/2/2022, chia 2 giai đoạn từ 29/12 đến 18/1/2022 và từ 19/1/2022 đến 16/2/2022.
Cụ thể, đường bay Hà Nội - TPHCM sẽ tăng lên 25 chuyến khứ hồi/ngày giai đoạn 29/12 đến 18/1/2022 và 52 chuyến khứ hồi/ngày từ 19/1/2022 đến 16/2/2022.
Chặng bay khác như TPHCM - Đà Nẵng tăng tương ứng 20 chuyến khứ hồi/ngày và 27 chuyến khứ hồi/ngày.
Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng tăng 20 chuyến/khứ hồi/ngày cả 2 giai đoạn; đường bay TPHCM - Hải Phòng/Nghệ An/Thanh Hóa tăng tương ứng 9 chuyến khứ hồi và 14 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay Hà Nội, TPHCM đi, đến Phú Quốc, Khánh Hòa tăng tương ứng 14 chuyến khứ hồi và 27 chuyến khứ hồi; đường bay TP.HCM - Bình Định tăng tương ứng 9 chuyến khứ hồi và 18 chuyến khứ hồi/ngày. Các đường bay khác tổng cộng 9 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.
Bộ GTVT cũng giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, diễn biến dịch bệnh tại các địa phương và trên toàn quốc để đề xuất, báo cáo bộ điều chỉnh tần suất trên các đường bay trong dịp tết Dương lịch và Nguyên đán năm 2022 (nếu cần thiết) trước ngày 13/1/2022. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch khai thác, Bộ GTVT sẽ ban hành quyết định điều chỉnh bổ sung hoặc văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện.
Kiểm soát chặt biến chủng mới Omicron
Ngày 27/12, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình khẩn trương triển khai và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Các đơn vị cần nghiên cứu, tăng cường triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, thực chất vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cùng gia đình nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống dịch trong cơ quan, đơn vị, gia đình và toàn xã hội trước nguy cơ tái bùng phát trên diện rộng trong điều kiện thời tiết cuối năm và biến chủng Omicron.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm soát an ninh, an toàn tại các cảng hàng không, có kế hoạch bố trí nguồn nhân lực phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022 cũng như nâng cao ý thức tự giác chấp hành các biện pháp y tế phòng, chống dịch bệnh của nhân viên hàng không và các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng không.
Cục Hàng không cũng chỉ đạo các Cảng vụ hàng không nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đồng thời triển khai các nội dung trên đến tất cả các hãng hàng không nước ngoài và các đơn vị đang hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay .
TT-Huế: Giám sát việc thực hiện một số chính sách về quản lý đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 Năm 2021, Đoàn giám sát Liên ngành do Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì đã tiến hành giám sát việc thực hiện một số chính sách về quản lý đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 . Hoạt động giám sát của Đoàn giám sát liên ngành nhằm thực hiện Kế hoạch số 106 -KH/HNDT, ngày 05/02/2021 của...