Sứ mạng chuyến thăm Trung Đông thứ 4 của Ngoại trưởng Mỹ kể từ khi chiến sự Gaza bùng phát
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có lịch trình đến thăm một loạt quốc gia trong chuyến công du thứ tư đến Trung Đông và lần thứ năm tới Israel kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát ngày 7/10/2023.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh Al Jazeera đưa tin ông Blinken sẽ tham gia vào nỗ lực ngoại giao mới nhằm xoa dịu căng thẳng ở Trung Đông khi khu vực này đứng trước bờ vực lan rộng xung đột với vụ tấn công ở Liban khiến phó thủ lĩnh Hamas thiệt mạng, đánh bom kép dẫn đến nhiều thương vong tại Iran và xung đột Israel-Hamas chưa có hồi kết.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ tham gia một số hoạt động ngoại giao con thoi trong chuyến công du kéo dài một tuần bắt đầu từ 4/1. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller xác nhận với các phóng viên rằng ông Blinken sẽ đến thăm Israel, Bờ Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Jordan, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập.
Ông Miller tiết lộ Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận về các biện pháp tức thời nhằm tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh với Israel rằng nước này cần phải hành động nhiều hơn để giảm căng thẳng ở Bờ Tây. Ngoại trưởng Blinken cũng sẽ tập trung vào việc ngăn chặn xung đột mở rộng sang các nước khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm: “Ông Blinken sẽ thảo luận về những bước cụ thể mà các bên có thể thực hiện, bao gồm cả cách họ sử dụng ảnh hưởng của mình với những nước khác trong khu vực để tránh leo thang căng thẳng”.
Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Qatar, UAE, Saudi Arabia và Ai Cập đang đóng những vai trò khác nhau trong việc làm trung gian hòa giải về xung đột tại Gaza hoặc có tầm ảnh hưởng với những lực lượng như Hezbollah và Houthi.
Video đang HOT
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Blinken sẽ thảo luận về những nỗ lực để Ankara hoàn tất việc phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Ông dự kiến tham gia các cuộc làm viẹc tại Hy Lạp xoay quanh hỗ trợ Ukraine và bảo vệ an ninh hàng hải khu vực.
Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại Dải Gaza ngày 1/1. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã khẳng định vị thế là đồng minh mạnh nhất của Israel khi Tel Aviv tiến hành cuộc chiến chống lại Hamas ở Dải Gaza, trong bối cảnh quốc tế kêu gọi thực hiện lệnh ngừng bắn. Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về số người Palestine ở Gaza thiệt mạng và căng thẳng tại Bờ Tây.
Trong những ngày gần đây, Israel đã tăng cường tấn công nhắm vào Gaza, Bờ Tây, Syria, cũng như vào mục tiêu Hezbollah và Hamas. Israel không xác nhận cũng không phủ nhận việc ám sát Phó thủ lĩnh lực lượng Hamas Saleh al-Arouri hôm 2/1 tại Liban.
Trong khi đó, lực lượng Houthi đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu khi nhắm tấn công các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ để ủng hộ Hamas. Các cuộc tấn công khiến cước phí vận tải biển tăng mạnh khi nhiều công ty phải tìm kiếm tuyến đường thay thế, thường dài hơn và mất nhiều ngày di chuyển gây tốn kém nhiên liệu. Trước diễn biến này, Mỹ đã thành lập liên minh an ninh hàng hải đa quốc gia ở Biển Đỏ. Mỹ và 11 quốc gia đồng minh ngày 3/1 đã lên tiếng kêu gọi lực lượng Houthi “dừng ngay lập tức các cuộc tấn công bất hợp pháp” nhằm vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ,
Trong một diễn biến khác, vụ nổ kép ở thành phố Kerman của Iran hôm 3/1 đã khiến hơn 100 người thiệt mạng gần mộ của Tướng quá cố Qassem Soleimani. Vụ việc làm dấy lên lo ngại xung đột sẽ lan rộng trong khu vực. Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cam kết sẽ có “phản ứng gay gắt”. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 4/1 đã thừa nhận việc tiến hành 2 vụ nổ này.
Tướng quá cố Qasem Soleimani là người đứng đầu nhánh Quds (phụ trách chiến tranh phi thông thường và hoạt động tình báo quân sự) thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận cuộc không kích vào tháng 1/2020 tại Baghdad (Iraq) khiến Tướng Qasem Soleimani thiệt mạng là do sự chỉ đạo của Tổng thống khi đó Donald Trump. Cái chết của Tướng Soleimani đã gây căng thẳng quan hệ Iran và Mỹ.
Phóng viên Laura Khan của kênh Al Jazeera nhận định rằng Mỹ hoàn toàn muốn khôi phục lại yên ổn. Bà phân tích: “Điều này xảy ra vào thời điểm rất quan trọng”. Nữ phóng viên này đồng thời bổ sung rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói ông đang tiến hành một cuộc chiến trên bảy mặt trận, tại Gaza, Bờ Tây, Liban, Syria, Iraq, Yemen và Iran.
Nga phản đối coi Hamas, Hezbollah là tổ chức khủng bố tại LHQ
Trước đó, Israel yêu cầu Nga chỉ định các thành viên của phong trào Hamas là những "kẻ khủng bố".
Người dân chuyển nạn nhân trong vụ không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo Izvestia (Nga) ngày 8/11, một tháng đã trôi qua kể từ khi bùng phát xung đột mới nhất giữa Israel với nhóm Hamas người Paelstine ở Dải Gaza, và hiện vẫn khó có thể thảo luận về bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho cuộc khủng hoảng khi cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tìm cách hướng tới một lệnh ngừng bắn.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du mới nhất tới Trung Đông, trong đó ông đã đến thăm Israel, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã cố gắng thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thực hiện "tạm dừng giao tranh vì nhân đạo", nhưng đề xuất này đã bị từ chối ngay lập tức.
Liên hợp quốc (LHQ) cũng đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình và dự kiến triệu tập một cuộc họp khác của Hội đồng Bảo an vào ngày 9/11 để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Dải Gaza đang bị bao vây đang phải đối mặt.
Về phần mình, Nga đã đưa ra 2 nghị quyết về lệnh ngừng bắn nhưng đều bị Mỹ bác bỏ. Tuy nhiên, như Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ, ông Dmitry Polyansky nói với tờ Izvestia, Hội đồng Bảo an sẽ không xem xét bất kỳ đề xuất nào chính thức chỉ định Hamas hoặc nhóm ủng hộ chính của phong trào này, Hezbollah có trụ sở tại Liban, là các tổ chức khủng bố.
Trước đó, Israel yêu cầu Nga chỉ định các thành viên của phong trào Hamas là những "kẻ khủng bố".
"Những sáng kiến như vậy hiện chưa được xem xét. Hamas không thể tách rời khỏi phong trào giải phóng dân tộc của người Palestine, trong khi Hezbollah là một lực lượng chính trị hùng mạnh của Liban, dù có ai thích hay không", ông Polyansky nói.
Hơn nữa, Nga duy trì đối thoại chính trị với cả hai nhóm trên. Năm 2021, người đứng đầu về chính trị của Hezbollah đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, và một phái đoàn Hamas đã đến thăm Moskva để đàm phán vào cuối tháng 10 vừa qua. Nga giải thích mối quan hệ của mình với Hamas là do nhu cầu duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột Palestine - Israel.
"Hội đồng Bảo an khó có thể thông qua nghị quyết về việc bổ sung Hamas hoặc Hezbollah [vào danh sách các nhóm khủng bố được chỉ định], vì Nga và Trung Quốc đang phản đối. Và đề xuất này khó có thể được đưa ra Đại hội đồng LHQ vì các nước ở Nam toàn cầu (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây) sẽ từ chối ủng hộ điều đó", Sergey Ordzhonikidze, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga và cựu Phó Tổng thư ký LHQ, chia sẻ với tờ Izvestia.
Hơn nữa, việc chỉ định Hamas và Hezbollah là các tổ chức khủng bố không chỉ hàm ý lên án về mặt đạo đức đối với một bên trong cuộc xung đột mà còn mở đường cho một cuộc tấn công quân sự quốc tế, ông Ordzhonikidze nhận định.
Ngoại trưởng Mỹ trở lại Trung Đông để tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại Dải Gaza Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/1 thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ có chuyến công du một loạt nước ở Trung Đông trong một tuần nhằm thúc đẩy các giải pháp cho cuộc xung đột tại Dải Gaza và giảm căng thẳng ở khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có chuyến công du một loạt nước Trung Đông. Ảnh: AFP/TTXVN...