Sử liệu Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân (Tiền Giang) vừa công bố tác phẩm quan trọng &’Hoàng Sa, Trường Sa -Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc’ (NXB Văn hóa – Văn nghệ, 12/2014). Quan trọng không chỉ vì tính khai phóng vấn đề, chuẩn mực khoa học, văn phong sáng sủa, mà vì nó chỉ ra rằng lịch sử Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á…
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân
“Ngày nay, đối với vấn đề Biển Đông, tư liệu của Trung Quốc nhiều gấp mình vài chục lần. Nhưng chính việc họ gom tất cả lại để khẳng định chủ quyền đã làm nảy sinh ra những lỗ hổng, những sự mâu thuẫn, chúng ta có thể tận dụng để phản biện” – Phạm Hoàng Quân từng chia sẻ.
Tác phẩm Hoàng Sa – Trường Sa Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc
Khảo cứu sâu và rộng
Phạm Hoàng Quân theo quan điểm “uống nước tận nguồn”, nên với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, dù rất thời sự, ông vẫn không nóng vội, mà cố gắng truy cập sâu vào nguồn sử liệu của Trung Quốc, từ chính sử, thực lục, nhất thống chí, địa đồ, hàng hải…
Video đang HOT
Ông đã khảo cứu hơn 200 bộ sách và hơn 180 địa đồ có tính chính thống từ thời nhà Hán cho đến cuối đời Thanh, nơi cho thấy rằng Trung Quốc chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á.
Phạm Hoàng Quân cũng xem xét những sách, những ghi chép dạng “du ký”, vốn nhìn từ góc độ cá nhân, trung tính, không đại diện cho chính sử, nên cũng không thể giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. “Hiện nay, phần lớn học giới Trung Quốc căn cứ vào loại du ký này để đưa ra lập luận, mà ít khi dựa vào những văn bản có tính pháp lý như chính sử, địa đồ…” – Phạm Hoàng Quân khẳng định.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã từng công bố Trung Quốc hiện có hơn 400 luận văn, luận án và các tài liệu, bài viết về Biển Đông trong các trường đại học quốc tế. Phạm Hoàng Quân có đề cập đến những tài liệu này, nhưng không dựa vào đó để khảo sát sâu rộng, vì từ nguồn tài liệu chính thống trong cổ sử (nhà Thanh trở về trước) đã cho thấy lập luận của Trung Quốc là không thuyết phục.
Họ thường viết: “Qua các nguồn sử liệu lâu đời, Trung Quốc rõ ràng đã xác lập chủ quyền toàn bộ vùng Nam Hải”. Sách của Phạm Hoàng Quân chỉ ra rằng đó là ngụy biện, thâm chí ngụy thư, chính cổ sử Trung Quốc đã “gậy ông đập lưng ông” các lập luận của họ về sau này.
Sử liệu chính thống của Trung Quốc đồ sộ, xuyên suốt qua mấy ngàn năm, từ sử sách của triều đình cho đến “địa phương chí” của từng vùng đất đều thống nhất cực Nam của Trung Quốc là huyện Nhai (phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam). Chính cổ sử của họ đã nhiều lần thừa nhận Biển Đông thuộc vùng biển Giao Chỉ, hoặc Chiêm Thành.
Chứng minh chứ không tranh luận
Phần lớn các sách nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa gần đây của Việt Nam được viết với chủ đích tranh luận, thậm chí tranh chấp pháp lý đối với hai quần đảo này, sách của Phạm Hoàng Quân không đi theo hướng này. Ông chủ đích phân tích thư tịch cổ Trung Quốc để xâu chuỗi, hệ thống thành một tài liệu khả tín, sáng sủa, dễ tiếp cận. Trung Quốc thuộc nhóm vài quốc gia có truyền thống vẽ địa đồ từ trước Công Nguyên. Địa đồ hành chính là công cụ khách quan thể hiện cương vực và chủ quyên của quốc gia, lãnh thổ. Phạm Hoàng Quân khảo hàng trăm địa đồ của Trung Quốc, từ Cửu vực thú lệnh đồ (năm 1121) cho đến Dư đại đồ ( 1526), Hoàng triều chức phương địa đồ ( 1636) và gần đây là Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy (2003)… để chứng minh rằng trong địa đồ hành chính họ chưa từng xác nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Phạm Hoàng Quân là nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập, ông đã mất gần 10 năm cho quyển sách 400 trang này. Ông sắp xuất bản Thư mục đề yếu – Thư tịch Trung Quốc quan hệ đến lịch sử Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1949.
Theo Thể Thao Văn Hóa
Mỹ xem xét liệt Triều Tiên vào nước bảo trợ khủng bố
Mỹ đang xem xét đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố sau vụ tin tặc tấn công hãng phim Sony Pictures Entertainment, hãng tin Yonhap ngày 22.12 dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Barack Obama - Ảnh: Reuters
Mỹ đang nghiên cứu cách trừng phạt Triều Tiên sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) chính thức xác định Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures Entertainment. Vụ việc này khiến hãng phim này phải hủy bỏ kế hoạch công chiếu bộ phim hài có nội dung âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, theo Yonhap.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN, Tổng thống Barack Obama cho biết Chính phủ Mỹ sẽ xem xét khả năng đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố, theo Yonhap.
"Chúng tôi sẽ xem xét điều đó thông qua một quá trình thích hợp. Chúng tôi không chỉ dựa vào các tin tức trong ngày mà sẽ xem xét một cách có hệ thống về những gì xảy ra và dựa trên sự thật để đưa ra những quyết định trong tương lai", Yonhap dẫn lời ông Obama.
Liên quan đến vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Picture Entertainment, ngày 19.12 (giờ Mỹ), trên trang web chính thức của FBI đăng tải về cuộc điều tra, cơ quan này đã kết luận rằng: "Theo kết quả điều tra của chúng tôi cùng sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Mỹ, FBI hiện nay có đủ thông tin để kết luận rằng Chính phủ Triều Tiên chịu trách nhiệm cho những hành động này".
Poster giới thiệu phim The Interview - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên bác bỏ mọi cáo buộc của FBI và phủ nhận trách nhiệm vụ tấn công mạng, cho rằng đó là cáo buộc "vô căn cứ". Triều Tiên cũng yêu cầu Mỹ hợp tác điều tra và đưa ra những bằng chứng rõ ràng.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21.12 đăng tải tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên rằng, các mục tiêu của nước này không chỉ là một công ty duy nhất sản xuất bộ phim mà là tất cả các thành trì của Mỹ.
Triều Tiên từng bị liệt vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố của Mỹ từ năm 1987. Tuy nhiên, đến năm 2008, chinh quyên cưu Tông thông George W. Brush đã quyết định đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này để đổi lấy những tiến bộ trong cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Vì sao TQ không tham gia vụ kiện của Philippines về tranh chấp Biển Đông? Trong một tài liệu được công bố gần đây, Bắc Kinh đã nêu ra các lý do nhằm phản đối yêu cầu của Philippines về việc tham gia vụ kiện tranh chấp Biển Đông tại tòa án trọng tài quốc tế. (Ảnh minh họa) Vào ngày 7/12, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã công bố một văn kiện chính thức về lập trường...