Sự lãng mạn có cần thiết trong đời sống vợ chồng?
Khi yêu luôn nói với nhau những câu đậm chất “ngôn tình”, những cử chỉ lãng mạn dành cho người yêu nhưng sau khi về ở chung một nhà thì thực tế hoàn toàn khác…
Các chuyên gia tâm lý đều có chung nhận xét, sự lãng mạn là điều rất cần thiết trong đời sống vợ chồng. Đó là một thứ “gia vị” quý giá mà thiếu nó thì món ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và chán ngắt. Trong sinh hoạt thường ngày, nếu mỗi cử chỉ hành vi đều được thực hiện bằng tình yêu và sự chân thành sẽ là cơ sở cho sự lãng mạn nảy nở và phát triển lâu dài. Ví dụ: đọc một chuyện cười chung với nhau trên giường ngủ, trêu chọc, đùa vui với nhau khi làm một điều gì đó ngờ nghệch hoặc khi nảy sinh những tình huống ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng ngày nghỉ cuối tuần lại đưa nhau ra ngoại thành – nơi có khung cảnh thoáng mát, nên thơ…
Nhưng tiếc rằng, trong chúng ta không mấy ai quan tâm và cố gắng tạo ra sự lãng mạn, mà cứ mặc nhiên để cuộc sống vợ chồng trôi đi trong lối sống đơn điệu, tẻ nhạt, khiến cho tình yêu có nguy cơ ngày một lụi tàn. Và cũng không mấy ai ngờ, lối sống đơn điệu tẻ nhạt là một trong những kẻ thù nguy hiểm của hạnh phúc gia đình.
Sự lãng mạn là điều rất cần thiết trong đời sống vợ chồng
Dù đã sống ở thành phố hơn hai chục năm, nhưng anh M vẫn giữ nguyên được tính cách mộc mạc chất phác của người dân quê. Điều đáng quý nữa là anh rất chịu khó và tằn tiện. Anh luôn là người có năng suất lao động cao nhất xí nghiệp và đương nhiên là thu nhập của anh cũng cao. Lĩnh lương được bao nhiêu, anh đưa ” trọn gói” cho vợ. Có lẽ vì những đức tính đó mà chị T, vợ anh, rất bằng lòng với cuộc sống gia đình.
Video đang HOT
Là một phụ nữ có nhan sắc nên chị T có không ít kẻ săn đón ngưỡng mộ, nhưng chị vẫn chung thủy với chồng. Tuy nhiên, sau hơn hai chục năm chung sống bên nhau, dần dần chị T nhận thấy chồng mình sao mà khô khan, sao mà thô thiển, nói năng cộc lốc, ăn mặc tuềnh toàng, quần áo mới vợ sắm cho ông ấy chẳng động đến.
Từ ngày lấy nhau đến giờ, có khi nào ông ấy biết tặng vợ một bông hoa nhân ngày sinh nhật, ngày cưới, hoặc ngày 8/3 đâu. Sống ở thành phố mà đã bao giờ bước chân vào nhà hát để xem một chương trình ca nhạc hoặc một vở kịch đặc sắc. Vợ có rủ ông ấy cũng gạt phắt với lý do “tốn tiền!”. Anh M không ngờ rằng lối sống của mình đã vô tình tạo nên một khoảng cách trong tình cảm vợ chồng.
Trong khi đó ở cơ quan chị T có một người đàn ông vẫn âm thầm theo đuổi chị. Những dịp cơ quan tổ chức đi tham quan hoặc đi nghỉ mát đây đó, anh ta luôn quan tâm chăm sóc chị rất chu đáo. Rồi những buổi cùng đi ăn cơm trưa, đi uống cà phê sau giờ làm việc, anh ta càng tỏ ra lịch lãm, ân cần với chị, thật khác xa với ông chồng cục mịch ở nhà. Những lời lẽ cử chỉ của anh ta khiến cho chị T không khỏi xúc động, xao xuyến.
Theo phân tích của các nhà tâm lý học: “Người vợ thường kỳ vọng sai lạc về người bạn đời. Họ ảo mộng về đời sống hôn nhân như một thế giới của sự đầy đủ và lãng mạn nên khi đối diện với thực tế tẻ nhạt, phũ phàng, họ thất vọng trước cuộc hôn nhân thực tại, thường sa ngã trong tư tưởng. Và đó là nguyên nhân đưa họ đến ý định giải thoát cho mình ra khỏi cuộc hôn nhân”.
Trong sinh hoạt thường ngày, nếu mỗi cử chỉ hành vi đều được thực hiện bằng tình yêu và sự chân thành sẽ là cơ sở cho sự lãng mạn nảy nở và phát triển.
Những cặp vợ chồng hạnh phúc lâu bền đều thừa nhận là ban đầu họ cũng có những thói quen, sở thích và cá tính khác nhau. Nhưng họ biết điều chỉnh, thay đổi để chung sống hòa thuận với “một nửa” của mình. Những cố gắng thay đổi này đã tạo thêm niềm tin nơi người bạn đời, giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn bó.
Chị T sau một thời gian “say nắng” âm thầm anh bạn đồng nghiệp, chị tự trách bản thân mình và cảm thấy có lỗi với chồng. Chị thẳng thắn nhưng nhỏ nhẹ dịu dàng một cách tế nhị trình bày với chồng những suy nghĩ và mong muốn của mình.
Chồng chị T là người biết lắng nghe, anh tập điều chỉnh lối sống, chú ý chăm sóc bản thân. Thỉnh thoảng anh vui vẻ tháp tùng vợ đi chơi đây đó. Mới đây anh còn có “bước đột phá” khi đưa vợ đến thăm lại một nơi đặc biệt đối với hai vợ chồng, đó là nơi anh chị gặp nhau lần đầu và bị… sét đánh.
Chỉ là những chuyện nhỏ thế thôi cũng đủ làm cho chị T thấy vui vì được chồng quan tâm, cuộc sống vợ chồng vì thế mà thoát khỏi sự tẻ nhạt đơn điệu…
Theo thegioitiepthi.vn
Tôi sống trong bi kịch khi chỉ thương vợ dù cô ấy rất tốt
Đến một ngày, tôi gặp lại cô bạn quen 10 năm trước. Cô ấy có tất cả những điều tôi mong tìm thấy ở người phụ nữ trong mơ.
Ảnh minh họa
Tôi chưa đến 40 tuổi, có hai cậu con trai, kết hôn sau đúng 5 tháng làm quen và khi đó vợ đã có bầu 3 tháng. Đến giờ tôi vẫn là niềm tự hào của vợ, tôi lo cho gia đình chu đáo, không giàu có nhưng hai con được học trường quốc tế. Tôi chăm vợ con, đi chợ nấu cơm, tắm rửa con cái, chăm vườn là chuyện thường vì vợ đi làm về muộn, trong khi tôi là doanh nhân nhỏ, điều tiết được thời gian. Tôi chu toàn nội ngoại, thương vợ vì cô ấy ngoan, hơi tồ, tốt tính.
Có điều tôi luôn thấy cô đơn trong chính hạnh phúc của mình. Tôi yêu sự lãng mạn, sách vở, thích tìm hiểu mọi thứ, không tìm được điểm chung gì với vợ trong cuộc sống trừ việc chăm sóc con và lo cho gia đình. Những món quà nhỏ hay những bông hoa tôi tặng vợ chẳng khi nào thấy cô ấy hào hứng. Vợ tôi sống đơn giản, không màu mè lãng mạn, cả đời chưa từng đọc hết quyển tiểu thuyết hay xem một bộ phim lãng mạn dù cô ấy là một công chức trong doanh nghiệp lớn, học hành bài bản, chỉ là cô ấy không thích thôi.
Tôi luôn thèm được trò chuyện, chia sẻ cuộc sống với một đối tác, nhưng chỉ thèm vậy thôi. Những đêm một mình đọc sách hoặc đến quán cà phê nghe nhạc, thậm chí đi vài trăm km lên Hà Nội ngồi quán nhạc Trịnh quen thuộc từ thời sinh viên là những lúc cùng cực của sự cô đơn trong tôi. Đến một ngày, tôi gặp lại cô bạn 10 năm bản thân từng cố làm quen, vì những trắc trở cô ấy đã đi qua một cuộc hôn nhân. Chúng tôi chưa đi xa quá nhưng bên cô ấy là tôi thấy tình yêu thực sự như thế nào. Cô ấy có tất cả những điều tôi mong tìm thấy ở người phụ nữ trong mơ. Càng yêu cô ấy, tôi càng thấy mình trong một bi kịch lớn không thoát ra nổi.
Tôi là đứa trẻ lớn lên khi bố mẹ ly hôn từ nhỏ, giờ tôi còn phải chăm sóc con mình đến khi chúng trưởng thành, tôi cũng thương vợ nhưng cũng yêu người ấy, không biết phải dừng yêu như thế nào. Có lẽ tôi sẽ đợi đến 55, 60 tuổi, khi các con trưởng thành để đến được với tình yêu nếu còn có thể, hoặc tìm chốn tu thiền chăng?
Theo docbao.vn
Đàn bà có thể chịu được tất cả khổ ải trên đời, trừ một người đàn ông bạc bẽo! Đàn bà lấy chồng sẽ hiểu, chỉ cần họ lấy được người yêu thương, trân trọng họ thật lòng thì mọi khổ cực, khó khăn đều chẳng thấm tháp gì. Họ có thể cùng chồng đồng cam cộng khổ, có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo, bởi đàn bà có thể tham lam, có thể thực dụng cầu giàu sang, cầu người...