Sự kiện tài chính nổi bật 2019
Trong năm 2019, đã có 17 được NHNN được áp dụng chuẩn Basel II trước hạn. Từ ngày 16-9-2019, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6%/năm.Dự trữ ngoại hối đã lên tới 73 tỷ USD, tăng mức kỷ lục, trên 2,5 lần so với cuối năm 2015. Là những sự kiện nổi bật ngành tài chính ĐTTC tổng hợp trong năm 2019.
NHNN điều chỉnh giảm lãi suất điều hành
Theo Quyết định 1870, từ ngày 16-9-2019, NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các NH từ 7,25%/năm xuống 7%/năm.
Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm. Đây là lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN kể từ tháng 10-2017.
Điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay
Theo Quyết định 2415 của NHNN, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.
Đồng thời, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7%/năm.
Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục, tỷ giá tăng 1,45%
Báo cáo của NHNN cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã lên tới 73 tỷ USD, tăng mức kỷ lục, trên 2,5 lần so với cuối năm 2015. Đây được xem là “tấm đệm rất lớn” cho quốc gia để dự phòng những tác động, yếu tố bất lợi từ bên ngoài vào nền kinh tế.
Vào thời điểm đầu năm, tỷ giá được dự báo biến động tăng không quá 2-3% so với năm trước nếu không có những cú sốc bất ngờ. Nhưng đến cuối năm, tỷ giá trung tâm chỉ tăng khoảng 1,45% so với hồi đầu năm.
Chấm dứt cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng
Theo quy định, từ 1-10, các NHTM không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Trước đó, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay đã chấm dứt từ 31-3.
Vốn ngắn hạn chiếm khoảng 80% vốn huy động
Video đang HOT
Đến nay, vốn trung, dài hạn của nền kinh tế vẫn phải dựa vào hệ thống NH, trong khi nguồn vốn huy động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn, xấp xỉ 80% vốn huy động của nền kinh tế.
Đồng thời, các TCTD bên cạnh việc quản trị rủi ro vẫn tiếp tục cung ứng xấp xỉ 50% tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đầu tư cho trung, dài hạn. Quy mô tín dụng đã đạt trên 8 triệu tỷ đồng từ hệ thống NH.
Trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp trên 4 triệu tỷ đồng, chiếm trên 53% và doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Hộ kinh doanh và cá nhân chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng.
Siết cho vay tiêu dùng
Tại Thông tư 18/2019, NHNN quy định về lộ trình giảm tỷ lệ dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng trong tổng dư nợ về mức 30% vào năm 2024. Cụ thể trong năm 2021, con số này là 70%, trong năm 2022 giảm xuống 60% và giảm còn 50% trong năm 2023.
Từ ngày 1-1-2024, mức này giảm về 30%. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại công ty tài chính chỉ gồm khách hàng có dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp trên 20 triệu đồng.
Giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các TCTD
NHNN đã ban hành Quyết định 2497 quy định, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNĐ được điều chỉnh giảm từ 1,2% xuống 0,8%/năm.
Động thái này được cho là nhằm khuyến khích các NH đang có thanh khoản dư thừa tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất.
Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tác động lãi suất
Thông tư 22/2019 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH, chi nhánh NH nước ngoài. Điểm đáng chú ý tại thông tư này là lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn: từ ngày 1-1-2020 đến 30-9-2020 là 40%; từ 1-10-2020 đến 30-9-2021 là 37%; từ 1-10-2021 đến 30-9-2022 là 34% và từ 1-10-2022 giảm xuống 30%.
Do NHNN siết lại vấn đề này nên cuộc đua lãi suất của các NH trong năm 2019 đã rất nóng khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã lên tới 9%/năm trong khi lãi suất huy động chứng chỉ tiền gửi cũng đã vượt 10%/năm.
17 NH được duyệt áp dụng chuẩn Basel II
Trong năm 2019, đã có 17 được NHNN được áp dụng chuẩn Basel II trước hạn.
Những NH đã được phê duyệt bao gồm: Vietcombank, ACB, MBBank, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapitalBank, OCB, VIB, VietBank, LienVietPostBank, NamABank và 2 NH nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam.
Giá vàng lập kỷ lục
Bắt nhịp với giá vàng thế giới, từ tháng 6, giá vàng SJC liên tục tăng nóng. Từ mức 36,3-36,47 triệu đồng/lượng cuối tháng 5, vàng đã lên mốc 39,25 triệu đồng/lượng vào ngày 25-6.
Vào đầu tháng 8, giá vàng thế giới giao kỳ hạn vượt mốc quan trọng 1.500USD/ounce và lên mức cao nhất kể từ tháng 4, đẩy vàng trong nước từ quanh mức 39,5 triệu đồng/lượng lên 43,3 triệu đồng/lượng, ngưỡng cao nhất của giá vàng trong 7 năm qua.
Dù đã rời khỏi mốc này nhưng vàng vẫn dao động quanh mức 41,6-42,1 triệu đồng/lượng, tăng hơn 14% giá trị so với cuối năm 2018.
20 NH chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
Tại Thông tư 41/2019, NHNN yêu cầu các NHTM phải chuyển đổi 30% lượng thẻ ATM sang công nghệ thẻ chip trong năm 2019. Và dự kiến đến hết năm 2021, toàn bộ thẻ trên thị trường sẽ sử dụng công nghệ thẻ chip mới.
Kết quả sau khi triển khai, từ 7 NH tham gia, số NH sẵn sàng chuyển đổi thẻ chip đã tăng lên 20 trong quý IV-2019. Công ty Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) dự kiến đến quý I-2020 sẽ có khoảng 26 nhà băng và 10 công ty sẵn sàng công nghệ cung ứng thẻ chip.
Moody’s hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm 18 NH Việt
Giữa tháng 12-2019, Moody’s đã hạ triển vọng của Việt Nam xuống “tiêu cực” và sau đó cũng có điều chỉnh tương ứng với 18 NHTM. 18 NH này được chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1 gồm 10 NH, được giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ, tuy nhiên triển vọng được điều chỉnh từ “xem xét hạ tín nhiệm” sang “tiêu cực”. Trong đó, 4 NH được giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) và BCA đã điều chỉnh. 6 NH được giữ nguyên đánh giá rủi ro đối tác (CR Assessments) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR).
Nhóm 2 gồm 5 NH, được giữ nguyên xếp hạng tiền gửi dài hạn bằng ngoại tệ, triển vọng cũng được chuyển từ “xem xét hạ tín nhiệm” sang “tiêu cực”. 3 NH còn lại được giữ nguyên đánh giá rủi ro đối tác (CR Assessments) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR).
Chưa đưa việc tăng vốn nhóm Big 4 vào Nghị quyết Quốc hội
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Chính phủ gửi kiến nghị tới Quốc hội về việc bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn cho 4 NHTMCP có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank).
Tuy nhiên, khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 không có nội dung giải pháp tăng vốn điều lệ cho nhóm Big 4.
Yên Lam (tổng hợp)
Theo Saigondautu.vn
Nam A Bank ghi tên vào danh sách các ngân hàng được áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II (quyết định số 2506/QĐ - NHNN ngày 29/11/2019).
Nam A Bank vừa được cho phép áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Cùng với các ngân hàng: Vietcombank, OCB, VIB, MBBank, VPBank, Techcombank, TPBank, ACB, MSB, HDBank, Shinhan Bank, Viet Capital Bank, SeABank, VietBank, LienVietPostBank, Nam A Bank là ngân hàng thứ 16 trong nước được phép áp dụng chuẩn Basel II.
Đại diện Nam A Bank cho biết: "Một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp ngân hàng hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để ngân hàng nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, từ đó có cơ hội vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế".
Theo báo cáo trước đó của Nam A Bank, tính đến ngày 30/6/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 83.000 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch toàn năm 2019.
6 tháng đầu năm 2019, huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư và phát hành giấy tờ có giá của Nam A Bank đạt hơn 66.000 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Tổng cho vay từ cá nhân và tổ chức kinh tế đã hoàn thành 100% kế hoạch năm 2019 với tổng dư nợ gần 60.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 442 tỷ đồng, hoàn thành 55% kế hoạch năm 2019 và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong kỳ, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được ngân hàng này duy trì ở mức dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cuối tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 7430/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của Nam A Bank. Theo đó, NHNN chấp thuận việc Nam A Bank thực hiện tăng vốn điều lệ từ hơn 3.353 tỷ đồng lên hơn 3.890 tỷ đồng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông của Nam A Bank thông qua tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 và Hội đồng quản trị Nam A Bank thông qua tại Nghị quyết số 171/2019/NQQT-NHNA ngày 17/4/2019.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance.vn
Nhà băng cũng "đau đầu" khi "bóc ngắn, cắn dài" Trong khi chủ đầu tư các dự án BOT đang "đau đầu" với bài toán vốn, thì các nhà băng cùng đứng ngồi không yên khi dự kiến thời điểm áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung, dài hạn về mức 30% đang tới rất gần. TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh...