Sự kiện cộng đồng, đừng nên được chăng hay chớ
Cộng đồng game thủ 2 hôm nay xôn xao về thông tin bất tương đồng giữa Võ lâm Truyền kỳ kỷ niệm 9 năm và tựa game Casual Audition tổ chức đêm hội khách hàng. Soi chiếu 2 sự kiện với quá khứ, người ta sẽ nhận ra 1 điều đáng nói. Không phải lúc nào tính cộng đồng cũng được thể hiện tốt trong hoạt động của các nhà phát hành, và họ phải trả giá về điều đó.
Cùng diễn ra trong đêm 07/9/2013, tại TP .HCM, nhưng hiệu ứng cộng đồng giữa Võ lâm VNG và Audition VTC lại nằm ở 2 thái cực khác nhau.
Thông tin về sự kiện Võ lâm được tô đậm trên 1 trang truyền thông.
Nhà phát hành phía nam chọn lọc rất kỹ các đối tượng dự tiệc kỷ niệm 9 năm Võ lâm Truyền kỳ, tính ra chưa đến 300 người. Nhà phát hành phía bắc lại rất phóng khoáng với vé mời xem ca nhạc miễn phí ở sân khấu Lan Anh, mời đến hơn 5 ngàn game thủ.
Trong khi VNG tập trung “tự biên tự diễn”, VTC Game mời nguyên 1 đội hình ca sĩ người mẫu bề thế, nhất là sự hiện diện của ca sĩ Hồ Ngọc Hà giữa các fan hâm mộ trẻ tuổi. Xét quy mô đầu tư như thế, VTC Game gây ấn tượng mạnh hơn về tính cộng đồng trong game thủ. Thậm chí nhiều người nhìn nhận, có hơn 5 ngàn bạn trẻ đội mưa dầm gió đến tham gia, đã là 1 thành công lớn về tâm lý cho nhà phát hành này.
VTC Game đã đầu tư rất mạnh dạn cho đêm hội Audition.
Tuy nhiên, sau sự kiện, ngay trong đêm, các trang mạng, các bản tin đều “xoáy” rất kỹ và chất lượng về sự kiện của VNG, trong khi các thông điệp kết nối cộng đồng của VTC Game phải đến trưa hôm sau 08/9/2013 mới “đăng đàn”. Các ý kiến truyền thông đều thể hiện, ấn tượng Võ lâm đã tạo ra với cộng đồng mạnh mẽ hơn và được giới truyền thông ưu ái hơn.
Câu hỏi lớn được đặt ra, là tại sao có sự khu biệt ấy.
Lời đáp trực tiếp nằm ở chỗ, VNG đã tận dụng ưu thế truyền thông, ứng xử cầu thị giới thông tin và khách hàng đặc trưng, để tổ chức 1 sự kiện trang trọng và lịch sự. Ngược lại, VTC Game tưởng chừng chỉ đơn giản tụ hội đám đông yêu thích 1 trò chơi, sử dụng giá trị cộng đồng để đánh thức dư luận theo kiểu “dưới gốc mận ngọt, tự nhiên có đường”, nên đã không có sự đầu tư tốt với bóng dáng giới truyền thông.
Video đang HOT
VTC Game phải chăng chú trọng tiêu chí sự kiện tự mình sẽ lan tỏa.
Những vé mời tham gia sự kiện của VNG đã được gởi đi non 2 tuần trước, còn vé mời của VTC Game, đến mãi đêm diễn, vẫn còn người trong ban tổ chức cầm cả xấp. Không ít vé mời dạng VIP đã được Audition phát hành, nhưng người sử dụng phải ngồi trộn lẫn với đám đông, khiến 1 số nhân viên trang tin truyền thông phàn nàn “đến cũng chỉ ngồi nghe và về như mọi người”. Hơn nữa, khá nhiều người hâm mộ đi xem, khi nhận được vé mời lại hóa ra có phần lỗi của nhà tổ chức, phải đi xếp hàng đổi lại vé, được đóng dấu để vào cổng. Nếu không làm thủ tục này, họ đành phải đội mưa ra về. Thực trạng tổ chức như vậy đã khiến nhiều game thủ bực tức, cho rằng họ bị đối xử tệ hại và sự kiện chỉ “làm cho có” phong trào !
VNG đã rất thành công trong việc cầu thị các đại diện truyền thông.
Bối cảnh sự kiện như vậy, soi chiếu lại 1 tháng trước, nhiều người sẽ thấy cũng có 1 kịch bản tương đương. Đó là giải đấu Liên minh Huyền thoại, so với vòng đấu cuối WCG cũng tại TP.HCM do tập đoàn VTC tài trợ. Trong khi nhà thi đấu Phan Đình Phùng nổ ran tiếng reo cổ vũ của cộng đồng game thủ eSports MOBA, thì những anh tài đến với logo VTC lại rất lèo tèo ở 1 nơi “hẻo lánh”. Dù có dư luận xét nét địa điểm tổ chức Liên Minh Huyền thoại không được tốt lắm, tinh thần chung của giới truyền thông vẫn là ủng hộ 1 mùa game rực rỡ tinh thần cộng đồng giành cho công ty VED.
Xâu chuỗi các sự việc, người ta sẽ nhận ra điều khác biệt từ cung cách ứng xử cùng cộng đồng của các nhà phát hành. Bài học chung, là nếu thái độ tổ chức không thể hiện sự chăm chút cộng đồng, thông qua mức hảo cảm với lực lượng truyền thông, thì dẫu có đầu tư quy mô đồ sộ ra sao, các tín hiệu thu nhận cũng sẽ chỉ là rời rạc, lúng búng và sút kém.
Sự kiện giải đấu Liên Minh Huyền thoại thật sự thu hút cộng đồng.
Đừng coi nhẹ thái độ khi tổ chức 1 sự kiện cộng đồng. Đó là nội dung quan trọng mà giới truyền thông, đại diện cả 1 cộng đồng game thủ Việt muốn gởi đến những nhà phát hành như VTC Game, qua những chuyện đã từng. Trong bối cảnh thế giới mạng ngày càng đa chiều phức tạp hiện nay, cơ hội thu hút quan tâm của cộng đồng càng lớn hơn, thì áp lực trách nhiệm và tinh thần với các nhà tổ chức sự kiện cộng đồng càng căng thẳng hơn.
Nếu chỉ hành xử được chăng hay chớ, tự đặt tiêu chí hướng đến của mình thành quan trọng, mà không liệu đoán được phản ứng cộng đồng, thì nhà phát hành nào cũng có thể thất bại ngay trong ưu thế sẵn có của mình. Bởi lẽ xét bề dày, 1 VTC Game với Audition cũng gây chấn động cộng đồng đâu thua sút VNG với Võ lâm Truyền kỳ; và 1 giải đấu WCG chắc chắn thu được hảo cảm từ số đông game thủ Việt hơn là sự mới mẻ của Liên Minh Huyền thoại.
Đừng nên tổ chức được chăng hay chớ !
Theo 1 nhà phát hành, sự thật các sự kiện cộng đồng đã diễn ra cho thấy, số đông sẽ chỉ có giá trị khi gắn kết thỏa đáng với công tác truyền thông. Nhà phát hành phải biết dùng truyền thông làm môi trường lan tỏa sự kiện khỏi phạm vi nhỏ của nhóm cộng đồng có mặt. Được như vậy, các sự kiện mới có thể đạt được kết quả mỹ mãn cân bằng giữa cộng đồng hôm nay.
Theo VNE
'Cross Fire SEA ban IP Việt, VTC sẽ hưởng lợi nhiều nhất'
Quan điểm cá nhân của một người chơi sau sự việc sân chơi chung cho cộng đồng game thủ Cross Fire Đông Nam Á vừa cấm người chơi Việt ngay sau 3 ngày mở cửa.
Người chơi Việt đã mang tiếng xấu trong cộng đồng game thủ thế giới khá lâu, từ châu Âu cho tới Bắc Mỹ, từ Đông Nam Á tới cả Australia. Dù bạn chơi tốt tới đâu, dù bạn hào sảng tới đâu, thân thiện tới đâu nhưng chỉ cần sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, dù vô tình hay cố ý tại các server game quốc tế thì việc bị cho "out"ra khỏi team, loại khỏi trận đấu hay ban nick ngay lập tức là điều khó tránh khỏi. Lý do đơn giản là vì những đàn anh đi trước, những người đã tiên phong trong cộng đồng tham gia các máy chủ quốc tế đã để lại ấn tượng không phải xấu, mà là vô cùng xấu trong con mắt đồng bạn quốc tế.
Vừa mới nhắc nhở nhau được mấy ngày...
Cabal Elite, Special Force Singapore, Requiem... có thể dễ dàng kể tên các trò chơi bị chính thức gạch khỏi danh sách game người chơi Việt có thể đăng nhập dễ dàng mà không phải face IP. Bên cạnh đó, hàng loạt game quốc tế khác dù không công khai cũng âm thầm ban IP Việt Nam.
Nhắc chuyện cũ thì cũng nên kể chuyện mới, vừa qua Cross Fire SEA, sân chơi chung cho các game thủ ở Đông Nam Á cũng tuyên bố ban IP Việt Nam, loại bỏ cộng đồng game thủ Việt ra khỏi game. Lý do không được đưa ra nhưng ai cũng có thể thầm hiểu là tiếng xấu về việc hack, văng tục, chửi bậy... là nguyên nhân chính. Họ sẵn sàng kích các game thủ Việt ra khỏi game thay vì chấp nhận nguy cơ chơi một ván đấu "không lành mạnh".
Bị đẩy ra ngoài cuộc chơi của mọi người, nhìn các game thủ nước bạn thoải mái trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, luyện tập cùng nhau, liệu có ai mà không tức?
... đã lại bị Ban IP.
Nhưng, nếu nhìn ở một góc độ khác, ai sẽ là người được hưởng lợi khi game thủ Việt bị cấm chơi Cross Fire ở các máy chủ khác? Liệu đó có phải là nhà phát hành game Cross Fire (Đột Kích) tại Việt Nam: VTC.
Ở thị trường Việt Nam, ngoài Đột Kích của VTC ra thì hiện nay không có một sản phẩm nào khác cho game thủ mê bắn súng trải nghiệm. Độc quyền trên thị trường trong nước, game thủ rất khó có thể tiếp cận với các sản phẩm nước ngoài do khó khăn về ngôn ngữ, đường truyền...
Một vấn nạn của Đột Kích do VTC phát hành là nạn hack, một loại sản phẩm "độc quyền" khác đã được ươm mầm và phát triển từ ngày trò chơi này mới bước chân về nước. Game thủ chơi Đột Kích Việt Nam được ngập trong môi trường toàn 'hacker' từ nhỏ, và biết đâu rằng có số ít người chơi nào đó đã kịp đưa thứ 'văn hóa hack' này tới các server game quốc tế, khiến cho cộng đồng game thủ nước ngoài nhìn game thủ Việt bằng con mắt dè bỉu, chán chường.
Không chơi được ở máy chủ SEA, game thủ lại quay về với VTC bởi không còn lối khác, lại tiếp tục ngập trong môi trường nhiều hacker và lại bị game thủ thế giới đánh giá, rồi lại bị ban IP ở các khu vực khác. Cái vòng luẩn quẩn này bao giờ chấm dứt?
Giải quyết vấn đề này trên thực tế phải tìm ra đầu mối, và đơn giản điều đó nằm ở sản phẩm game bắn súng trực tuyến duy nhất hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đột Kích tại VN không có hack, game thủ Việt sẽ không (hoặc hạn chế) hack game ở server quốc tế. Cánh cửa hội nhập và giao lưu sẽ mở ra cho toàn bộ game thủ Việt. Tuy nhiên, nếu game của VTC vẫn còn nạn hack như hiện nay, toàn bộ game thủ Việt sẽ chỉ có thể và mãi mãi chỉ có thể chơi game Đột Kích của VTC, một sản phẩm "không thể ban hết IP đối với các hacker".
Và như vậy, VTC sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi có được lượng người chơi khổng lồ, đi kèm với nó là con số doanh thu không tưởng.
Nguyên nhân nằm ở đây chăng?
Tuy nhiên, cũng trên diễn đàn thảo luận về vấn đề này, thành viên Kantcer đã tiết lộ thông tin rằng sau khi vào trang hỗ trợ GamBooz hỏi vì sao lại ban IP VN, Gamemaster của CrossFire SEA đã trả lời rằng họ "buộc" phải ban IP Việt Nam vì "đơn vị phát hành Cross Fire VN - VTC Game gần đây đã liên hệ với dịch vụ của chúng tôi và yêu cầu chúng tôi không cho phép các game thủ Việt Nam chơi trong Cross Fire SEA".
Cũng theo quan điểm của game thủ này thì "nhà phát hành game ở nước nào sẽ chỉ được phát hành game ở nước đó. Thường thì các nhà phát hành sẽ vi vu khi có game thủ nước khác sang chơi game của nước mình. Trừ trường hợp có nhà phát hành của nước khác yêu cầu không cho game thủ nước mình sang chơi".
Nếu đúng như vậy, thì việc NPH VTC muốn bảo vệ cho quyền lợi của mình là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, xét về mặt "đạo đức" đối với cộng đồng game thủ Việt, việc ép họ sử dụng một sản phẩm chất lượng thấp bên cạnh hành động ngăn cản tiếp cận tới các sản phẩm game chất lượng cao khác là hoàn toàn bất hợp lý.
Tuy nhiên, đây cũng có thể chỉ là một chiêu "chơi xấu" hay "dìm hàng" nhau của các đơn vị thù địch đối với phía NPH VTC. Thực hư của câu chuyện này hiện vẫn đang nằm trong tay hai đơn vị phát hành game ở Việt Nam và SEA.
Theo VNE
Game thủ Audition chuẩn bị được 'bay như chim' "Giấc mơ bay" của cộng đồng người chơi sẽ thành hiện thực trong New Audition chứ không cần vượt qua level cao nhất 99 như hiện nay. Trước đây trong Audition, không có nhiều nhân vật mới lên được level 99 (level được coi là cao nhất trong game hiện tại với tốc độ nhạc nhảy rất nhanh) và sở hữu hiệu ứng...