Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/3
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/3 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
VJC: Ngày 5/3, HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (VJC – HOSE) thông qua phương án bán toàn bộ hơn 17,77 triệu cổ phiếu quỹ hiện có. Chi tiết sẽ được thông báo sau.
HVH: Ông Trương Thanh Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (HVH – HOSE) đã bán ra hơn 1,12 triệu cổ phiếu HVH từ ngày 01/3 đến 04/3 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Tùng chỉ còn nắm giữ lô lẻ 174 cổ phiếu HVH.
PDR: Bà Ngô Thị Minh Hương, chị dâu ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR – HOSE) đã bán toàn bộ hơn 152.000 cổ phiếu PDR sở hữu. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 09/2 đến 03/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
SFI: Ông Nguyễn Hải Nguyên, con của ông Nguyễn Hoàng Anh – Tổng giám đốc CTCP Đại lý vận tải Safi (SFI – HOSE) đăng ký bán 300.000 cổ phiếu SFI từ ngày 15/3 đến 13/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Nguyên sẽ giảm sở hữu tại SFI xuống còn 200.000 cổ phiếu, tỷ lệ 1,5%.
VGC: Ông Luyện Công Minh, Phó chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Viglacera (VGC – HOSE) đã bán ra hơn 409.000 cổ phiếu VGC từ ngày 08/2 đến 08/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Minh chỉ còn nắm hơn 100.000 cổ phiếu VGC
DXG: CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG – HOSE) thông báo, góp vốn 160 tỷ đồng thành lập CTCP Đất Xanh E&C tại TP.HCM, tương ứng sở hữu 80%/vốn Công ty mới.
NCT: Ngày 15/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 16/3. Theo đó, tổ chức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/4/2021.
LBM: Ngày 25/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng (LBM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 26/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/4/2021.
Video đang HOT
NHH: Ngày 17/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2020 của CTCP Nhựa Hà Nội (NHH – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 18/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/4/2021.
EVS: Ông Nguyễn Thành Chung, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Everest (EVS – HNX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu EVS từ ngày 09/3 đến 07/4 theo phương thức khớp lệnh. Hiện tại, ông Chung chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu EVS nào.
L18: Bà Nguyễn Thị Kim Xinh, vợ ông Bùi Thanh Tuyên – Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Xây dựng số 18 (L18 – HNX) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu L18 từ ngày 09/3 đến 06/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, bà Xinh đang nắm giữ hơn 144.000 cổ phiếu L18, tỷ lệ 0,38%.
ITQ: CTCP Tập đoàn Thiên Quang (ITQ – HNX) thông qua việc bán hơn 1,71 triệu cổ phiếu quỹ hiện có theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Giá bán theo các quy định của pháp luật, dự kiến từ 2.800 đồng đến 4.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện trong tháng 3 hoặc tháng 4/2021. Chi tiết sẽ được thông báo sau.
PMC: Ngày 19/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2020 của CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 22/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 14%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/4/2021.
Tỷ suất sinh lời đáng mơ ước của HoSE
Từ năm 2018, HoSE duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp trên 90% và biên lãi ròng hơn 50%. Đây là những con số cao hơn nhiều so với kết quả kinh doanh của đa phần doanh nghiệp niêm yết.
Từ cuối tháng 12 đến nay, hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trở thành tâm điểm của sự chú ý khi liên tục xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, khiến việc giao dịch vào cuối phiên chiều trở nên khó khăn với nhà đầu tư.
Dòng tiền của nhà đầu tư mới chảy vào thị trường chứng khoán tăng mạnh khiến số lượng lệnh đổ vào hệ thống của HoSE cũng tăng vọt, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống. Nhưng cùng lúc đó, khi thanh khoản nhảy vọt, nguồn thu của HoSE cũng tăng lên.
Trong báo cáo kỳ bán niên 2020 (HoSE chưa công bố số liệu tài chính cả năm), doanh thu thuần của HoSE kỳ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 382 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lợi nhuận 50%
Trong đó, nguồn thu từ dịch vụ giao dịch chứng khoán tăng 20% đạt 327 tỷ đồng. Trong năm 2020, thanh khoản trên thị trường chứng khoán bắt đầu tăng từ cuối quý II và đạt đỉnh vào quý IV. Do đó, số liệu doanh thu cả năm của HoSE được công bố trong thời gian tới có thể sẽ ghi nhận mức tăng trưởng còn lớn hơn nhiều.
Lợi nhuận gộp của HoSE trong nửa đầu năm 2020 đạt 351 tỷ, tương ứng biên lãi gộp 92%. Đây là tỷ suất mơ ước với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Do không có khoản vay nợ nào nên HoSE không phát sinh chi phí lãi vay. Khoản chi phí duy nhất Sở phải chịu là quản lý doanh nghiệp. Trong đó, các khoản lớn nhất gồm phí giám sát hoạt động chứng khoán nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), chi phí nhân sự, khấu hao tài sản cố định.
Sau khi hạch toán các khoản chi phí và thuế, lợi nhuận ròng của HoSE 6 tháng đầu năm 2020 đạt 191 tỷ, cao hơn 19% so với cùng kỳ 2019. Như vậy, bình quân mỗi ngày trong nửa đầu 2020, HoSE có lợi nhuận sau thuế hơn 1 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận ròng của HoSE là 50%, tương đương cứ 2 đồng doanh thu lại tạo ra 1 đồng lãi, con số rất cao với phần lớn doanh nghiệp niêm yết.
Trước đó, lợi nhuận cả năm giai đoạn 2018-2019 của HoSE lần lượt đạt 522 tỷ và 379 tỷ đồng. 2018 là năm HoSE ghi nhận mức thanh khoản cao nhất lịch sử tính đến trước năm 2020, bình quân 5.427 tỷ đồng/phiên. Đến năm 2019, con số này giảm 27% còn 3.953 tỷ theo số liệu của SSC.
Kỷ lục cũ bị phá sâu vào năm 2020 khi giá trị giao dịch trên HoSE đạt trung bình 6.425 tỷ đồng/phiên, vượt 18% so với năm 2018. Như vậy, nhiều khả năng mức doanh thu và lợi nhuận của HoSE năm 2020 sẽ đều lập kỷ lục mới.
Do đặc thù hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV với 100% vốn thuộc Nhà nước nên sau khi giữ lại một phần lợi nhuận để trích lập vào các quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, phần lợi nhuận còn lại đều được HoSE nộp vào ngân sách.
Năm 2018-2019, HoSE giữ lại khoảng 1/3 lợi nhuận trích lập các quỹ và nộp ngân sách 2/3 còn lại.
Chậm tiến độ triển khai phần mềm giao dịch mới
Đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của HoSE đạt 2.075 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn của Sở hơn 1.155 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt của HoSE lên tới 1.055 tỷ đồng, bao gồm 915 tỷ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Trong nhóm tài sản dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của "Thiết bị tin học cho dự án xây dựng HoSE" là 344 tỷ đồng, tăng mạnh 126 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, trong cả năm 2019, phần chi phí hạch toán cho hạng mục này chỉ tăng 2 tỷ.
Đây là khoản chi liên quan đến việc triển khai hệ thống phần mềm giao dịch mới của HoSE do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) làm nhà thầu.
Trong báo cáo thường niên 2019, HoSE cho biết dự án hệ thống công nghệ thông tin mới đã triển khai xong cơ sở hạ tầng, nghiệm thu phần mềm bên thứ ba và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào giai đoạn nghiệm thu phần mềm của nhà cung cấp với sự tham gia của tất cả các bên thụ hưởng.
Tuy nhiên, dự án không thể hoàn thành kịp trong năm 2020 như tiến độ dự kiến trước đó do các chuyên gia của Hàn Quốc không kịp sang Việt Nam như thời hạn trước đó vì dịch Covid-19, theo lãnh đạo HoSE.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, một số chuyên gia hiện đã thực hiện xong các thủ tục cách ly và có mặt tại Việt Nam để hỗ trợ triển khai dự án. Dù số lượng các chuyên gia này không nhiều nhưng các đơn vị đang rất nỗ lực trong việc hoàn thành dự án để sớm đưa hệ thống vào hoạt động.
Đây được xem là giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng nghẽn lệnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thời gian đó, giải pháp tạm thời là chuyển một số cổ phiếu niêm yết trên HoSE sang sàn Hà Nội (HNX) đang được thúc đẩy. Một ý tưởng khác là nâng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu/lệnh.
Tuy nhiên, phương án này nhận ý kiến phản biện không ủng hộ của nhiều chuyên gia tài chính và bị coi là biến sàn chứng khoán thành sân chơi xa xỉ của người giàu.
Thị trường chứng khoán 15/1: Gặp khó trước vùng 1.200-1.220 điểm? Cập nhật thị trường chứng khoán hôm nay 15/1: VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi thử thách vùng kháng cự 1.200-1.220 điểm. Thị trường chứng khoán 15/1 (ảnh minh họa) Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, VN-Index tăng 1,35 điểm (tương đương 0,11%) lên 1.187,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 779,343 triệu đơn vị,...