Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/3
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/3 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* GTN: UBS AG London Branch, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (GTN – HOSE) đã bán ra 600.000 cổ phiếu GTN, qua đó giảm sở hữu tại GTN từ 4,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,61% xuống còn 3,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,81% và không còn là cổ đông lớn của GTN kể từ ngày 26/2.
* VIS: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Thép Việt Ý (VIS – HOSE) được giao dịch trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát từ ngày 8/3.
* LSS: Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS – HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu LSS từ ngày 10/3 đến 08/4 theo phương thức khớp lệnh, nếu giao dịch thành công, ông Tam sẽ nâng sở hữu tại LSS từ 1,48 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,1% lên 1,98 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,8%.
* GAS: Ngày 17/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức đợt 2 năm 2015 và tham dự đại hội cổ đông thường niên 2016 của Tổng CTCP Khí Việt Nam (GAS – HOSE). Ngày đăng ký cuối cùng là 18/3. Theo đó, cổ tức được trả theo tỷ lệ 20%, thời gian chi trả từ ngày 13/4 và Đại hội cổ đông thường niên 2016 dự kiến tổ chức vào ngày 15/04/2016, tại trụ sở chính của GAS.
* IJC: CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC – HOSE) thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016. Theo đó, doanh thu phấn đấu đạt 1.043 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 193 tỷ đồng và thông qua phương án kinh doanh đầu tư dự án BOT nâng cấp, cải tại Quốc lộ 13 với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng.
* KSA: CTCP Tư vấn và Đầu tư Sài Gòn năng động, cổ đông lớn của CTCP Công nghiệp Khoán sản Bình Thuận (KSA – HOSE) đã bán 20 triệu cổ phiếu KSA, tỷ lệ 21,4% trong ngày 3/3. Sau giao dịch, tổ chức này chỉ còn nắm giữ 10 cổ phiếu KSA và không còn là cổ đông lớn của KSA từ ngày 03/3.
Video đang HOT
* PTB: CTCP Phú Tài (PTB – HOSE) thông báo kết quả phát hành cổ phiếu ESOP, theo đó 720.031 cổ phiếu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu đã được phân phối có 483 người lao động trong công ty, như vậy tổng số cổ phiếu PTB hiện tại là 15,12 triệu cổ phiếu.
* FLC: CTCP Tập đoàn FLC (FLC – HOSE) sẽ góp vốn kinh doanh vào Công ty TNHH Sản xuất đồ uống FLC số tiền 15 tỷ đồng, tương đương 50% vốn điều lệ của Công ty Đồ uống FLC.
* NDN: Pyn Elite Fund (Non -Ucits), cổ đông lớn của CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN – HNX) đã mua vào 296.800 cổ phiếu NDN, qua đó tăng sở hữu tại NDN từ 3,08 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,33% lên 3,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,03%; thay đổi có hiệu lực từ ngày 03/03.
* VGS: Ông Nguyễn Vũ Lê đã mua vào 1,89 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,25% của CTCP Ống thép Việt Đức VGPIPE (VGS – HNX) và trở thành cổ đông lớn của VGS từ ngày 03/03, được biết trước đó ông Lê nắm giữ 0 cổ phiếu VGS.
* DNM: Ông Nguyễn Thanh Tú, Thành viên BKS CTCP Y tế Danameco (DNM – HNX) đăng ký bán toàn bộ 150.000 cổ phiếu DNM sở hữu, tỷ lệ 3,43% từ ngày 09/3 đến 07/4 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Lạc Nhạn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá bất động sản sẽ đạt đỉnh vào năm 2016
Tỷ lệ tăng trưởng giá bất động sản sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 là một trong những nhận định được các chuyên gia của Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE Việt Nam nêu ra tại báo cáo về xu hướng và triển vọng của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hoạt động cho thuê bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ tăng giá và tỷ lệ lấp đầy ổn định, xuyên suốt các phân khúc. Cùng đó, sản phẩm nhà ở và thương mại cũng tiếp tục chứng minh sự phục hồi tích cực. Nhiều yếu tố đang tác động như các hiệp ước thương mại vừa ký kết, nguồn lao động giá rẻ... là thuận lợi giúp Việt Nam tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, CBRE cho rằng để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải nâng cao tính minh bạch trong phê duyệt dự án; chú trọng quản lý chặt chẽ các cơ quan thẩm quyền. Cùng đó, chủ đầu tư cũng nên tìm hiểu mục tiêu và hướng đầu tư của các khách hàng này để thu hút nguồn vốn hiệu quả.
Chuyển biến dễ nhận thấy nhất trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây là niềm tin của khách mua tiếp tục được cải thiện.
Điều này thể hiện thông qua số dự án chào bán mới cũng như lượng giao dịch tăng vọt, giá bán cải thiện trong suốt năm 2015.
Phần lớn lượng mở bán tập trung vào phân khúc "hạng sang" chính là sự đảo ngược tình thế so với thời điểm năm 2013-2014.
Trong khi dự báo tỷ lệ tăng trưởng giá sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016 thì cũng đồng nghĩa với việc người mua sẽ ngày càng kén chọn và khó tính hơn, nhất là khi nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Ngay từ đầu năm 2016, hàng loạt dự án cao cấp tiếp tục được các chủ đầu tư có uy tín chào bán.
Về phía chủ đầu tư, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu bán hàng như kỳ vọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc tăng giá cũng chỉ tập trung tại một số dự án nằm ở vị trí vàng và trung tâm của hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù nguồn cung tăng nhưng tỷ lệ tiêu thụ của năm 2016 tại tất cả các phân khúc được dự báo sẽ chậm hơn so với năm 2015.
Đáng chú ý, đà cầu còn được cảnh báo tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo là 2017 và 2018. Trong khi luật đã khá thông thoáng, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng con số tiêu thụ vẫn rất khiêm tốn, vẫn dừng ở động thái thăm dò.
Các chuyên gia cho rằng tính chuyên nghiệp, sự thông thạo ngôn ngữ và thuận tiện trong thanh toán là một trong những yếu tố đáng chú ý để tăng điểm cộng khi thu hút khách hàng
Khánh An
Theo_VnMedia
Nhận định thị trường phiên 26/2: Giảm tỷ lệ margin Phiên 26/2 sẽ tiếp tục là phiên giảm điểm với thanh khoản lớn, VN-Index có thể giảm xuống ngưỡng 555-560 điểm. Nhà đầu tư hạn chế mua vào trong giai đoạn này và nên giảm tỷ lệ margin để tránh rủi ro. ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/2. Giảm tỷ...