Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 31/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 31/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* BIC: Ngày 29/5, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng BIDV (BIC – HOSE) đã nhận được công văn của Bộ tài chính về việc chấp thuận ông Trần Xuân Hoàng giữ chức Chủ tịch HĐQT của BIC thay thế cho ông Trần Lục Lang.
* HBC: Pyn Elite Fund (Non-Ucits), cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – HOSE) đã bán ra 1 triệu cổ phiếu HBC trong ngày 23/5. Sau giao dịch, Pyn Elite Fund đã giảm sở hữu tại HBC từ hơn 10,13 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,17% xuống còn 9,13 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,66%, qua đó không còn là cổ đông lớn của HBC.
* TV2: CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 (TV2 – HOSE) thông qua phương án phát hành hơn 2,46 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2 năm 2018 theo tỷ lệ thực hiện quyền 10:2 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 2 cổ phiếu mới).
* FCN: Raito Kogyo Co., Ltd, thông báo đã lưu ký cổ phiếu chuyển đổi từ trái phiếu của CTCP Fecon (FCN – HOSE). Sau khi chuyển đổi, số lượng cổ phiếu FCN mà tổ chức trên nắm giữ tương ứng là hơn 19,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,13%.
* GEX: Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thành viên HĐQT Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX – HOSE) đăng ký mua vào 690.000 cổ phiếu GEX, tỷ lệ 0,17% từ ngày 03/6 đến 30/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, bà Ngọc chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu GEX nào.
* SZC: Ngày 28/5, HĐQT CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC – HOSE) thông qua việc vay vốn 455 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Đồng Nai để đầu tư Giai đoạn 1 của dự án sân Golf Châu Đức.
* NLG: Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp, cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – HOSE) đăng ký bán ra 500.000 cổ phiếu NLG từ ngày 11/6 đến 10/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 5,09 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,13%.
* FCM: Ngày 12/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Khoáng sản Fecon (FCM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 13/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/7/2019.
* TDW: CTCP Cấp nước Thủ Đức (TDW – HOSE) thông báo kết quả kinh doanh quý I/2019 với doanh thu hơn 200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 5,8 tỷ đồng.
* STK: Ngày 29/5, HĐQT CTCP Sợi Thế Kỳ (STK – HOSE) thống nhất chi trả cổ tức bằng tiền cho năm tài chính 2018 theo tỷ lệ 15%. Ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền vào 18/6/2019, và thanh toán bắt đầu từ ngày 05/7/2019.
* VNF: Ngày 13/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Vinafreight (VNF – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 14/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/7/2019.
* VNT: CTCP Transimex, cổ đông lớn của CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (VNT – HNX) đã mua vào hơn 230.000 cổ phiếu VNT từ ngày 26/4 đến 24/5. Sau giao dịch, Transimex đã nâng sở hữu tại VNT lên hơn 1,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12,03%.
Video đang HOT
* VHL: Ngày 28/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Viglacera Hạ Long (VHL – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 29/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/8/2019.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/11 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua cổ phiếu STK
CTCK MB (MBS)
Kết quả kinh doanh của CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK) được cải thiện đáng kể trong 9 tháng năm 2018 với doanh thu và lợi nhuận ròng tăng 24% và 96% so với cùng kỳ. Giá bán bình quân tăng 28% trong khi price gap tăng khoảng 21%.
Thị trường dệt may duy trì đà tăng tích cực. Dự kiến 2019, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng khoảng 14-15% so với năm 2018, đạt khoảng 40 tỷ USD. Ngành sợi do đó cũng hưởng lợi tương xứng với nhu cầu cao của các sản phẩm dệt may.
STK đa dạng hóa danh mục sản phẩm, trong đó sợi tái chế với biên gộp cao, khoảng 25% ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu doanh thu, góp phần cái thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, STK tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia đã ký FTA với Việt Nam. Với EVFTA và CPTPP có hiệu lực trong 2019, việc mở rộng tệp khách hàng sẽ giúp STK tận dụng lợi thế và gia tăng đơn hàng sợi trong tương lai.
Chúng tôi khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 12 tháng 25.900 đồng. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 2019 khoảng 9,5 lần.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu TNG
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và thương mại TNG, với giá mục tiêu 20.800 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 7,8% so với ngày 15/11/2018. EPS 2018 ước đạt 3.429 đồng.
Kết quả kinh doanh quý III rất tích cực với kỷ lục doanh thu hơn 1.240 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ đạt 63,4 tỷ đồng, tăng cao 38% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch lợi nhuận.
Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu CTD
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Các chỉ số định giá hiện tại của cổ phiếu CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) đã khá hấp dẫn sau khi giá cổ phiếu điều chỉnh mạnh gần 30% từ đầu năm.
Bên cạnh đó, vị thế của CTD đầu ngành và vị thế tài chính bền vững.
Ngoài ra, triển vọng dài hạn được cải thiện nhờ:
Các dự án VinCity đảm bảo backlog dài hạn;
Các thương vụ M&A, nếu được thực hiện, sẽ mang đến nhiều giá trị gia tăng cho hệ thống tích hợp theo chiều dọc của công ty và giúp tăng doanh thu và lợi nhuận;
Việc lấn sân sang đầu tư vào các tài sản hoạt động (như tòa nhà văn phòng) và cơ sở hạ tầng nhằm đa dạng hóa doanh thu, và giảm thiểu tác động từ tính chu kỳ của thị trường bất động sản và ngành xây dựng.
Ngoài ra, trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung hiện nay, chúng tôi tin rằng CTD có thể hưởng lợi do các công ty nước ngoài đang có xu hướng chuyển hoạt động sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam củng cố quan điểm tích cực của chúng tôi với phát triển của CTD trong mảng công nghiệp.
Vào ngày 13/11, cổ phiếu CTD đóng cửa ở mức 145.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E và P/B forward 2018 là 7,6 lần và 1,3 lần. Chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị OUTPERFORM cho CTD với mức giá mục tiêu là 182.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E forward 2018 là 9,7 lần và mức lợi nhuận kỳ vọng là 25,9% so với mức giá đóng cửa.
>> Tải báo cáo
BMP sẽ bước vào chu kỳ giảm giá trung hạn
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (mã BMP) là cổ phiếu thuộc ngành Nhựa hiện đang trong chu kỳ tích lũy ngắn hạn.
Chỉ báo RSI vừa chạm kênh Bollinger dưới, chỉ báo MACD duy trì dưới mức 0. Các đường MA có xu hướng cắt nhau cho thấy BMP đang trong chu kỳ tích lũy.
Giá cổ phiếu BMP cách đây khoảng 1 tháng vừa có một đợt tăng giá đáng kể, liên tục vượt qua các đỉnh cũ, báo hiệu xu hướng phục hồi. Tại thời điểm hiện tại, BMP liên tục phản ứng tại vùng hỗ trợ 54.4, nếu BMP giá qua mức hỗ trợ này, nhiều khả năng sẽ bước vào chu kỳ giảm giá trung hạn.
Khuyến nghị khả quan dành cho GAS
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận cốt lõi năm 2018 dành cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) thêm 3,8% nhờ Nhà máy Chế biến Khí Cà Mau đạt kết quả lợi nhuận cao và chi phí khấu hao thấp hơn so với dự kiến. Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng lợi nhuận cốt lõi năm 2019 thêm 4,2% với giả định sản lượng sẽ tăng 3,5% thay vì 3% như trước đây.
Tuy chúng tôi tăng nhẹ định giá chiết khấu dòng tiền với dự báo lợi nhuận cốt lõi cao hơn, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 7% xuống 101.700VND/cổ phiếu (dự báo tổng mức sinh lời 11,3%) do P/E mục tiêu giảm. Mặc dù vậy, chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho GAS từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN vì chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu từ ngày 03/10 đến nay đã giảm 22,1% là một phản ứng thái quá đối với việc giá dầu giảm mạnh trong thời gian qua.
Chúng tôi dự báo EPS cốt lõi 2018 tăng trưởng 41% so với năm 2017 nhờ sản lượng tăng 3,7%, giá khí tăng 31% (46% giá dầu nhiên liệu / FO) và giá LPG tăng 11,9%.
Chúng tôi dự báo EPS 2019 sẽ tăng 11% nhờ sản lượng tăng 3,5%, mỏ khí Phong Lan Dại đi vào hoạt động cuối năm nay và lợi nhuận từ nhà máy chế biến khí Cà Mau tăng trưởng mạnh, qua đó bù đắp cho việc giá đầu vào tại Lô 11.2 tăng mạnh và giá FO giảm 2%.
Chúng tôi ước tính EPS giai đoạn 2018-2025 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 11,4% vì lợi nhuận từ mảng vận chuyển tăng (giả định lượng vận chuyển đến năm 2025 tăng 50%) bù đắp cho việc lợi nhuận từ mảng điện trên bao tiêu giảm khi các mỏ khí cũ, có giá thấp cạn kiện.
T.T
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn