Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 26/11
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 26/11 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* TRC: CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), cổ đông của CTCP Cao su Tây Ninh (TRC – HOSE) đã mua vào hơn 421.000 cổ phiếu TRC trong ngày 22/11. Sau giao dịch, SIP trên đã nâng sở hữu tại TRC lên hơn 1,87 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,26%.
* MSH: Ngày 11/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức 2019 của CTCP May Sông Hồng (MSH – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 12/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 45%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/12/2019.
* TVB: Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt, tổ chức có liên quan đến ông Phạm Thanh Tùng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB – HOSE) đã mua vào 300.000 cổ phiếu TVB, tỷ lệ 0,62% từ ngày 24/10 đến 22/11 theo phương thức khớp lệnh. Trước giao dịch, tổ chức trên chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TVB nào.
* TDH: Ông Nguyễn Khắc Sơn, Phó tổng giám đốc CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH – HOSE) đã bán bất thành 150.000 cổ phiếu TDH đăng ký bán từ ngày 23/10 đến 21/11. Như vậy, sau giao dịch, ông Sơn vẫn còn nắm giữ hơn 408.000 cổ phiếu TDH, tỷ lệ 0,44%.
* KBC: Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC – HOSE) thông qua việc cho CTCP Phát triển đô thị Sài Gòn – Tây Bắc vay vốn hơn 62,7 tỷ đồng để Công ty này bổ sung vốn lưu động.
* TLG: Ngày 11/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2019 của CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 12/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/12/2019.
* YBM: CTCP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (YBM – HOSE) thông báo dời ngày thanh toán cổ tức năm 2018 sang 31/7/2020 thay cho thông báo trước đó là 29/11/2019, do cần thêm thời gian thu xếp nguồn tiền.
* DTT: Ông Tôn Chương Dương, Thành viên HĐQT CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT – HOSE) đăng ký mua hơn 311.000 cổ phiếu DTT từ ngày 28/11 đến 27/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Dương sẽ nâng sở hữu tại DTT lên 500.000 cổ phiếu, tỷ lệ 6,13%.
Video đang HOT
* VPG: HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG – HOSE) thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 2.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 56 tỷ đồng.
* HAR: CTCP Đầu tư Thương mạ i Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR – HOSE) thông qua việc mua 5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ từ ngày 04/12 đến 02/1/2020 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
* RAL: CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL – HOSE) quyết định phê chuẩn đầu tư dự án “Đầu tư nhà máy nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm – Hệ thống và giải pháp chiếu sáng LED 4.0 và sản phẩm điện tử công nghệ cao”. Dự án đặt tại Lô 7, Khu công nghiệp công nghệ cao 2 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng.
* SVC: Endurance Capital Vietnam I Ltd, cổ đông của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SVC – HOSE) đăng ký mua 260.000 cổ phiếu SVC từ ngày 04/12 đến 02/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại SVC lên hơn 1,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,1%.
* CDN: Ngày 04/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2018 của CTCP Cảng Đà Nẵng (DNP – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 05/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/12/2019.
* THB: Ngày 28/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của CTCP Bia Hà Nội – Thanh Hóa (THB – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 29/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 26,3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 06/12/2019.
* ONE: Ngày 05/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Truyền thông số 1 (ONE – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 06/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/1/2020.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD.
Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán...nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi.
Khi mà tháng 7 âm lịch gần kết thúc thì tối 28/8 (28/7 âm lịch) đã diễn ra vụ cháy lớn tại nhà máy CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) có địa chỉ tại 87 - 89 Hạ Đình, Hà Nội. Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại của đám cháy nhưng chắc hẳn biến cố này sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đám cháy nhà máy Rạng Đông vào 28/7 âm lịch (Ảnh: Tiến Tuấn)
Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn và phích nước hàng đầu Việt Nam. Trong đó, thị phần phích nước hiện chiếm khoảng 85%. Còn với bóng đèn, Rạng Đông là một trong ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước. Hiện Rạng Đông đang tập trung vào mảng sản xuất đèn với sản phẩm chủ lực là đèn LED. Ngoài nhà máy chính đặt tại Hạ Đình, Rạng Đông còn một nhà máy đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, Rạng Đông ghi nhận doanh thu 1.804 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 96,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Với KQKD tích cực, cổ phiếu RAL đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có nhịp tăng khá tốt trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 28/8, RAL đóng cửa với mức giá 88.000 đồng/cp, tăng 12% so với đầu tháng 7.
Diễn biến cổ phiếu RAL thời gian gần đây
Trên một diễn đàn tài chính, không ít nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về diễn biến của đám cháy Rạng Đông bởi trong quá khứ đã có nhiều trường hợp cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu bởi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ.
Những lần "bà hỏa" ghé thăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Dù không gây thiệt hại lớn, nhưng cổ phiếu TCM đã giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngay sau đó.
Trước đó, vào đầu năm 2017 tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.
Sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Đón nhận thông tin này, cổ phiếu INN lập tức giảm bị giới đầu tư bán tháo và giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu INN từng giảm mạnh bởi "bà hỏa" viếng thăm
Năm 2016, CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) cũng xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 - 15 ngày để khắc phục.
Tuy vậy, trường hợp Viglacera Thăng Long vẫn còn khá "nhẹ nhàng" so với một vài doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán. Cụ thể, trong năm 2015, CTCP Ngân Sơn (NST) đã bị lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ cháy nổ của Ngân Sơn bắt nguồn từ chất diệt côn trùng nhôm phốt phua (API) gặp ẩm cao, ngấm nước dẫn đến cháy.
Một vụ cháy khác diễn ra trong năm 2011 tại nhà máy Bibica Bình Dương (BBC) khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 - 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.
Trong cả 2 trường hợp của Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường sẽ mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHCĐ nhưng vẫn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp. Việc khắc phục hậu quả từ vụ cháy năm 2015 của Ngân Sơn cũng mới hoàn tất trong năm 2018.
Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhận định chứng khoán 29/8: Rủi ro tạm thời được tiết chế Phiên tăng điểm hôm nay không thuyết phục nên nhà đầu tư khó có thể từ bỏ tâm lý thận trọng. Tạm thời, rủi ro giảm đã được tiết chế lại. Giao dịch giằng co (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen...