Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* NKG: CTCP Thép Nam Kim (NKG – HOSE) thông báo, bắt đầu đăng ký mua lại 10 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ từ ngày 02/6 đến 30/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* NVL: Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư đọa ốc No Va – Novaland (NVL – HOSE) đã mua vào 10 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 21/4 đến 19/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Nhơn đã nâng sở hữu tại NVL lên hơn 216 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,28%.
* AAA: Bà Trần Thị Thoản, Phó tổng giám đốc CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA – HOSE) chỉ mua được 50.000 cổ phiếu AAA trong tổng số 3 triệu cổ phiếu AAA đăng ký mua từ ngày 22/4 đến 21/5 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, bà Thoản đã nắm giữ 2,05 triệu cổ phiếu AAA, tỷ lệ 1,2%.
* SVT: Ông Bùi Quang Mẫn, chồng bà Nguyễn Thị Thu – Phó chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (SVT – HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu SVT từ ngày 26/5 đến 24/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Mẫn sẽ nâng sở hữu tại SVT lên hơn 728.000 cổ phiếu, tỷ lệ 6,92%.
* NBB: Ông Đoàn Tường Triệu, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB – HOSE) đăng ký bán 450.000 cổ phiếu NBB từ ngày 27/5 đến 25/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Triệu sẽ chỉ còn nắm giữ 50.000 cổ phiếu NBB.
* MSN: Ardolis Invesment Pte Ltd, cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Masan (MSN – HOSE) đã mua vào hơn 38,9 triệu cổ phiếu MSN trong ngày 14/5 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại MSN lên hơn 104,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,97%.
* GDT: Ngày 22/5, HĐQT Chế biến gỗ Đức Thanh (GDT – HOSE) đã thông qua phương án trả cổ tức đợt 2 năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%. Thời gian thực hiện trong tháng 6/2020.
* TMT: CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI), cổ đông lớn của CTCP Ô tô TMT (TMT – HOSE) đã bán ra 3,6 triệu cổ phiếu TMT, tỷ lệ 9,76% trong ngày 19/5 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, PSI chỉ còn nắm giữ lô lẻ 9 cổ phiếu TMT.
Video đang HOT
* LHG: CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Miền trung (SPD, cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Lê Mạnh Thường – Phó chủ tịch HĐQT CTCP Long Hậu (LHG – HOSE) đăng ký bán toàn bộ hơn 423.000 cổ phiếu LHG sở hữu, tỷ lệ 0,85%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/5 đến 23/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* ACB: Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á châu (ACB – HNX) đã mua vào 350.000 cổ phiếu ACB trong ngày 19/5. Sau giao dịch, ông Toàn đã nâng sở hữu tại ACB lên hơn 1,08 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,07%.
* DP3: Ngày 03/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (DP3 – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 04/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 70%, thanh toán bắt đầu từ ngày 29/6/2020.
* HDA: Ông Nguyễn Quốc Quyền, Phó tổng giám đốc CTCP Hãng sơn Đông Á (HDA – HNX) chỉ mua được hơn 251.000 cổ phiếu HDA trong tổng số 700.000 cổ phiếu HDA đăng ký mua từ ngày 20/4 đến 19/5. Sau giao dịch, ông Quyền đã nắm giữ hơn 826.000 cổ phiếu HDA, tỷ lệ 7,19%.
* CTC: Ông Tống Văn Thiều, Ủy viên HĐQT CTCP Gia Lai CTC (CTC – HNX) đăng ký bán toàn bộ hơn 993.000 cổ phiếu CTC sở hữu, tỷ lệ 11,29%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/5 đến 19/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* NTP: Ngày 04/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Nhựa Thiếu niên – Tiền phong (NTP – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 05/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 26/6/2020.
Ngân hàng 'thắng lớn' từ chứng khoán đầu tư
Nhiều tổ chức tín dụng báo lãi từ chứng khoán đầu tư tăng hàng chục, trăm lần.
Ngân hàng tăng đầu tư vào chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu...
NHNN phát hành tín phiếu liên tiếp trong 6 tuần giữa quý I, đẩy giá trị lưu hành đạt 147.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thu nhập lãi thuần bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động ngoài lãi, nổi bật là mua bán đầu tư chứng khoán, của các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng đột biến hàng chục lần, trăm lần trong quý I.
Đứng đầu về tăng trưởng lãi mua bán chứng khoán đầu tư là VIB (UPCoM: VIB) với 51 tỷ đồng, gấp 36 lần cùng kỳ 2019. Giá trị chứng khoán đầu tư của VIB ở mức 44.087 tỷ đồng vào cuối quý I, tăng 58% so với đầu năm.
Xếp sau VIB, VietABank ghi nhận tăng trưởng lãi từ đầu tư chứng khoán 34 lần, đạt 16,7 tỷ đồng. Ngân hàng có 13.170 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, giảm 2% so với đầu năm nhưng không được công bố chi tiết.
Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %
Các vị trí tiếp theo thuộc về ACB tăng 19 lần đạt 348,8 tỷ đồng và VietBank tăng 13 lần đạt gần 159 tỷ đồng lãi từchứng khoán đầu tư . ACB đang có 54.187 tỷ đồng giá trị chứng khoán đầu tư, giảm 3% so với đầu năm, với 14.246 tỷ đồng chứng khoán nợ sẵn sàng đề bán và 39.940 tỷ đồng chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
SeABank và VPBank (HoSE: VPB) cũng là 2 ngân hàng tăng trưởng tốt mảng hoạt động trên.SeABank ghi nhận tăng trưởng 251%, đạt 34,7 tỷ đồng, trong khi VPBank đạt 520,7 tỷ đồng, cao hơn 208% so với quý I/2019.
Ở chiều ngược lại, một số nhà băng cũng ghi nhận lãi ở mảng hoạt động này thấp hơn quý I/2019 gồm Sacombank giảm 18%, TPBank giảm 19% và LienVietPostBank lỗ gần 64 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 14 tỷ đồng).
Vì sao tăng?
Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng, giá trị lớn chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn qua, rủi ro thấp. Trong đó, trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất. Sản phẩm này có thể được phát hành bởi Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng (TCTD) khác với lãi suất cố định và có kỳ hạn. Ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu. Bên cạnh đó, tín phiếu cũng là một trong những loại hình được ngân hàng lựa chọn, do Ngân hàng Nhà nước phát hành, nên gần như không có rủi ro.
Trái phiếu và tín phiếu đều là 2 sản phẩm biến động trong quý I. Đơn cử với tín phiếu, từ tháng 2, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu trong 6 tuần liên tiếp, đưa giá trị lượng chứng khoán nợ này lưu hành trên thị trường ở mức 147.000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại là các đối tượng mua và đầu tư sản phẩm này, trong đó có VIB. Đây có thể là động lực khiến lãi từ chứng khoán đầu tư của VIB tăng 36 lần. Trong quý I, giá trị chứng khoán đầu tư của VIB tăng 58% so với đầu năm lên 44.087 tỷ đồng,chủ yếu là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Ngân hàng này đã mua vào gần 14.000 tỷ đồng tín phiếu 3 tháng qua. Bên cạnh đó, VIB cũng có 18.593 tỷ đồng chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành, cùng trái phiếu Chính phủ và chứng khoán nợ khác.
Ngoài VIB, VPBank cũng mua hơn 9.038 tỷ đồng tín phiếu của NHNN. Các ngân hàng khác không phân tích chi tiết trong báo cáo tài chính song hơn 147.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ nằm trong chứng khoán nợ của nhiều đơn vị.
Mặt khác, trái phiếu của doanh nghiệp và TCTD cũng có thể đóng góp lợi nhuận lớn trong quý I, dù có thể được mua với không ít mục đích.
Giá trị khoản chứng khoán đầu tư của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
VPBank, TPBank... đã tăng đầu tư tại chứng khoán nợ do các TCTD và tổ chức kinh tế phát hành. Cụ thể, giá trị chứng khoán đầu tư của VPBank tăng 28% so với đầu năm, lên 88.120 tỷ đồng. Trong đó, giá trị chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành gấp 2 lần đầu năm, ở quanh 29.046 tỷ đồng. TPBank cũng nâng giá trị chứng khoán nợ đầu tư do các tổ chức kinh tế và TCTD lần lượt 97% và 11% so với đầu năm, lần lượt ở mức 17.123 tỷ đồng và 9.425 tỷ đồng.
Bên cạnh khoản lãi định kỳ hàng năm các trái chủ nhận được, khi nhà phát hành mua lại trái phiếu trước hạn, trái chủ có thể nhận được khoản lãi tất toán. Ở quý đầu tiên, nhiều ngân hàng như VPBank, BIDV, MSB... cùng một số doanh nghiệp bất động sản như Đất Xanh, Phát Đạt, Novaland... đã mua lại trái phiếu trước hạn.
Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương với lãi suất cố định cũng đóng góp vào thu nhập từ chứng khoán đầu tư. Nhiều nhà băng đã tăng đầu tư vào loại hình này trong quý I, đơn cử như VietBank tăng 54% giá trị chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương lên hơn 5.457 tỷ đồng. TPBank cũng mua gần 5.400 tỷ đồng chứng khoán Chính phủ trong quý I, tương đương tăng 96% lên hơn 11.006 tỷ đồng.
Lê Hải
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/4 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * FTM: Ngày 16/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân - Fortex (FTM - HOSE) vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/4/2020. Nguyên nhân...