Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/12
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/12 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* TMS: CTCP Đầu tư Vina, cổ đông lớn, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Transimex (TMS – HOSE) đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 5,75 triệu cổ phiếu TMS sở hữu, tỷ lệ 8,12%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 21/12 đến 20/1/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* BCG: Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, vợ ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT CTCP Bamboo Capital (BCG – HOSE) đăng ký mua 100.000 cổ phiếu BCG từ ngày 18/12 đến 16/1/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Linh sẽ nâng sở hữu tại BCG lên hơn 3,23 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,38%.
* PET: Samarang Ucits – Samarang Asian Prosperity, cổ đông lớn của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET – HOSE) đã bán ra 500.000 cổ phiếu PET trong ngày 8/12. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại PET xuống còn hơn 5,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,58%.
* JVC: Ngày 15/12, HĐQT CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC – HOSE) đã có nghị quyết thông qua việc bầu ông Nguyễn Huy Tuấn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty kể từ 15/12/2020.
* HCM: Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán TP.HCM (HCM – HOSE) đã bán ra 100.000 cổ phiếu HCM từ ngày 16/11 đến 15/12 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Bắc đã giảm sở hữu tại HCM xuống còn 460.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,15%. Cùng thời gian giao dịch nêu trên, CTCP Cộng Hưởng, tổ chức có liên quan đến ông Bắc đã bán ra 150.000 cổ phiếu HCM, qua đó, chỉ còn nắm giữ hơn 691.000 cổ phiếu HCM, tỷ lệ 0,23%.
Video đang HOT
* DGW: CTCP Thế giới số – Digiworld (DGW – HOSE) thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu 15.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, đều tăng 49% so với kế hoạch năm 2020.
* TIX: Ngày 14/12, Cục thuế TP.HCM đã có quyết định xử phạt đối với CTCP Tanimex (TIX – HOSE) tổng cộng hơn 27,5 tỷ đồng các vi phạm liên quan đến hành chính thuế.
* PAN: CTCP Chứng khoán SSI, cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn PAN (PAN – HOSE) đăng ký bán hơn 1,12 triệu cổ phiếu PAN từ ngày 18/12 đến 04/1/2021 theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, SSI sẽ giảm sở hữu tại PAN xuống còn hơn 41,58 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 19,9%.
* BSI: CTCP Chứng khoán BIDV (BSI – HOSE) thông q ua phương án phát hành tối đa 300 tỷ đồng trái phiếu năm 2020. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, kỳ hạn 01 năm, mệnh giá là 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất theo thị trường. Thời gian thực hiện trong tháng 12/2020.
* PPC: Ngày 18/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2020 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 21/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 12/1/2021.
* SMB: Ngày 22/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP Bia Sài Gòn – miền Trung (SMB – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 23/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 04/1/2021.
* CET: Ông Phạm Trần Thanh Hải, Ủy viên HĐQT CTCP Tech-Vina (CET – HNX) đăng ký mua hơn 1,17 triệu cổ phiếu CET từ ngày 17/12 đến 18/1/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại ông Hải chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu CET nào.
* PTI: Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PIT – HNX) thông báo ước kết quả kinh doanh 2020, với doanh thu 6.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 243 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PIT cũng thông qua phương án chia cổ tức 2020 theo tỷ lệ 10%.
* VCC: Ngày 24/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Vinaconex 25 (VCC – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/1/2021.
* DHP: Ngày 16/12, HĐQT CTCP Điện Cơ Hải Phòng (DHP – HNX) đã thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 1/2021.
Khối ngoại bán ròng trong phiên thăng hoa của thị trường, chốt lời cổ phiếu logistics.
GMD và TMS là hai cổ phiếu ngành logistics bị khối ngoại bán mạnh nhưng vẫn trụ vững thậm chí tăng điểm ấn tượng. Sắc xanh áp đảo trên thị trường, nhất là nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán.
Sắc xanh phủ rộng cả ba sàn
VN-Index tăng tích cực từ đầu phiên sáng. Sau cú bật mạnh phiên khớp lệnh định kỳ buổi chiều, chỉ số này đã đóng cửa ở mức 1.064 điểm, tăng tổng cộng 18,13 điểm ( 1,7%) so với hôm qua.
Hầu hết các nhóm ngành tăng điểm, mạnh nhất là nhóm cổ phiếu chứng khoán. Cổ phiếu của chứng khoán SSI, công ty có vốn hóa lớn nhất trong ngành, đã tăng kịch biên độ lên 25.150 đồng/cổ phiếu. VNDirect, Chứng khoán Agribank, Chứng khoán VietinBank đều tăng giá cổ phiếu gần 7% trong phiên.
Ở nhóm cổ phiếu nhà băng, sắc xanh cũng chiếm đa số. Trừ SHB giảm 100 đồng (-0,58%) và NVB giảm 200 đồng (-2,35%), cổ phiếu các ngân hàng khác đều tăng. Trong đó, dẫn đầu là cổ phiếu VCB với mức tăng lên tới 2,78% lên 99.900 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu VCB đã tiến rất sát mốc 3 chữ số. Hiện vốn hóa thị trường của nhà băng này xấp xỉ 370.500 tỷ đồng, đứng đầu trong các doanh nghiệp niêm yết/ đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.
VCB cũng là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng hơn 18 điểm của chỉ số VN-Index hôm nay. Bộ ba cổ phiếu nhà Vin gồm VIC, VHM, VRE cùng bộ ba ngân hàng có vốn Nhà nước gồm VCB, BID và CTG - những trụ cột vốn hóa của thị trường đều nhất loạt tăng giá và nằm trong top 10 kéo thị trường thăng hoa. Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao su Việt Nam tiếp tục có phiên thứ 2 tăng kịch trần. Chưa đầy nửa năm, cổ phiếu này đã tăng giá gấp 2,2 lần, vượt xa giá trị hồi giao dịch trên sàn UPCoM.
Loạt cổ phiếu sang tay hàng chục đơn vị, Casco "chốt lời" TMS lãi đậm
Thanh khoản tiếp tục là điểm nhấn của thị trường phiên hôm nay với giá trị giao dịch đều ở mức cao trên cả ba sàn. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 12.619 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh riêng trên sàn HoSE đạt 9.561 tỷ đồng, tăng 9,32% so với phiên trước. Thanh khoản trên sàn HNX cũng xấp xỉ 1.500 tỷ đồng. Đáng chú ý, giao dịch của sàn UPCoM cũng rất sôi động với giá trị giao dịch đạt 2.237 tỷ đồng. Gần 10,8 triệu cổ phiếu BSR của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn được sang tên đổi chủ giữa các nhà đầu tư trong nước. Cổ phiếu SIP của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cũng tăng kịch biên độ (15%) với 10,35 triệu cổ phiếu được sang tay.
Cũng tăng giá kịch biên độ từ cuối phiên sáng, cổ phiếu TMS của CTCP Transimex trở thành tâm điểm khi là cổ phiếu bị khối ngoại bán mạnh nhất. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 16,79 triệu cổ phiếu và mua hơn 102.000 cổ phiếu. Bên bán lần này là Casco Investments Limited, cổ đông đang nắm giữ lượng cổ phiếu TMS lớn nhất.
Quỹ ngoại này đã đăng ký bán từ trước đó, dự kiến từ ngày 9/12/2020 đến 8/1/2021. Casco Investments Limited quyết định "chốt lời" sau 7 năm đầu tư. Với mức giá bình quân khoảng 33.400 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư này ước tính thu về gấp hơn 3 lần số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Tương tự, một cổ phiếu ngành logistics khác là GMD của CTCP Gemadept cũng đang bị khối ngoại bán ròng nhiều phiên gần đây, chủ yếu từ quỹ đầu tư nước ngoài VI Fund II, L.P. Giá trị bán ròng riêng phiên hôm nay là 116 tỷ đồng. Tuy nhiên, sức hấp thụ cổ phiếu của các nhà đầu tư trong nước giúp giá cả 2 cổ phiếu đứng vững, thậm chí tăng kịch trần như trường hợp của TMS.
TMS và GMD cũng là hai cổ phiếu bị khối ngoại bán ra nhiều nhất trong phiên với giá trị xấp xỉ 700 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND hút được hơn 210 tỷ đồng từ các nhà đầu tư nước ngoài. Dù vậy, giá trị bán ròng trên HoSE vẫn lên tới 877 tỷ đồng.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/11 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. * HT1: Ngày 27/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Xi măng Hà tiên 1 (HT1 - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 30/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả...