Sự khẩn cấp trong điều trị khiếm thính cho trẻ em
Mỗi năm có thêm trung bình 5.000 trẻ khiếm thính, tuy nhiên số trẻ được phát hiện và can thiệp chỉ khoảng 10% tức là 500 trẻ. Tương lai của trẻ khiếm thính hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội.
Khiếm thính và các biện pháp can thiệp
Khiếm thính là tình trạng giảm sức nghe với nhiều mức độ khác nhau, từ nghe kém hay dân gian gọi là nghễnh ngãng, đến mức độ điếc nặng hoàn toàn không nghe được âm thanh. Khiếm thính là một khuyết tật có tỷ lệ mắc cao so với các loại khuyết tật khác như dị tật hàm mặt sứt môi hở hàm ếch, hội chứng Down, bệnh loạn dưỡng cơ di truyền… Tuy nhiên ảnh hưởng của khiếm thính ở trẻ em đến tương lai chưa được quan tâm đúng mực bởi cả gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục dân số thì trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4-1,5 triệu trẻ ra đời, tỷ lệ trẻ khiếm thính vĩnh viễn là 0,3-0,5%, như vậy mỗi năm có thêm trung bình 5.000 trẻ khiếm thính, tuy nhiên số trẻ được phát hiện và can thiệp chỉ khoảng 10% tức là 500 trẻ! Hàng năm còn nhiều trẻ bị khiếm thính sau sinh do bị bệnh như: viêm tai giữa không được điều trị, do chấn thương, ngộ độc thuốc do dùng sai thuốc, do bệnh lý siêu vi trùng, do chấn thương, thậm chí có thể điếc mà không rõ nguyên nhân.
Biện pháp can thiệp khiếm thính phổ biến và hiệu quả:
Giai đoạn sơ sinh: khiếm thính bẩm sinh được phát hiện thông qua sàng lọc trước khi mẹ con ra viện, hoặc trong tháng đầu tiên sau sinh: giai đoạn này can thiệp bằng máy trợ thính là phổ biến nhất. Cấy điện cực ốc tai là phương pháp can thiệp khi máy trợ thính không hiệu quả hoặc rất ít hiệu quả, là phương pháp an toàn cho trẻ nhỏ, có thể thực hiện ngay cho trẻ từ 10 tháng đến dưới 3 tuổi, đây là độ tuổi tốt nhất hay gọi là tuổi vàng để phẫu thuật cấy điện cực ốc tai, thậm chí có thể thực hiện an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi! Việc lựa chọn biện pháp can thiệp phụ thuộc mức độ giảm sức nghe, nguyên nhân, vị trí tổn thương và được chỉ định theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia thính học.
Video đang HOT
Cấy điện cực ốc tai là phương pháp an toàn giúp trẻ em bị khiếm thính có thể nghe lại bình thường. ẢNH MINH HỌA
Lợi ích của việc can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính
Khiếm thính là dạng khuyết tật thầm lặng và là khuyết tật giác quan duy nhất có thể chữa được. Trẻ bị khiếm thính được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ học tập, phát triển và có một tương lai bình đẳng với bạn bè cùng trang lứa.
Quá trình dẫn truyền âm thanh và hiểu lời diễn ra như thế nào? Âm thanh được dẫn truyền qua tai ngoài đến tai giữa, vào tai trong rồi theo thần kinh thính giác truyền lên thùy Thái dương của não. Nghe sẽ tạo ra âm thanh trong não, được xử lý, hiểu và ghi nhớ, quá trình này phải được lặp đi lặp lại.
Tai người phát triển hoàn thiện ở tuần thai thứ 20, 27 tuần thai nghe được các tần số dưới 500 Hz, 29 tuần bắt đầu nghe được các tần số 500-1000 Hz, 31-35 tuần nghe được âm thanh dưới 3.000 Hz. Trẻ bình thường 1 tuổi nói được 20-50 từ, 2 tuổi: 200-300 từ, 3 tuổi: 1.000 từ, 4 tuổi: 1.500 từ, 5 tuổi 2.200 từ. Như vậy quá trình nghe – lắng nghe – hiểu âm thanh – hiểu lời nói và nói được là một quá trình phát triển lâu dài, liên tục từ lúc còn trong bụng mẹ! Nếu không thể nghe và hiểu thì vùng ngôn ngữ trong não sẽ không phát triển. Các kết nối nhận được kích thích liên tục sẽ được bảo tồn, các kết nối không được sử dụng sẽ bị loại bỏ. Thời gian vàng, quyết định hiệu quả kết nối thần kinh thính giác và hoạt động của não đến việc nghe hiểu diễn ra trước 3 tuổi. Tuổi nghe càng muộn khả năng hồi phục nghe nói càng giảm, tuổi nghe tăng thêm 1 tháng thì khả năng trở về bình thường giảm 3,3%.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, tương lai của trẻ, đặc biệt trẻ em khuyết tật trong đó có trẻ khiếm thính hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội. Để có sự can thiệp khiếm thính hiệu quả thì can thiệp càng sớm càng tốt vì kích thích thần kinh là vô cùng khẩn cấp.
Trạm yêu thương: Người mẹ biến ước mơ hội họa của con trai khiếm thính thành sự thật
Câu chuyện về nghị lực phi thường và hành trình biến ước mơ hội họa của con trai thành sự thật của chị Phùng Thị Hiếu đã được bật mí trong Trạm yêu thương.
Bị câm điếc bẩm sinh và dị tật ở bàn chân, Trần Nam Long (học sinh lớp 8, khoa Khiếm thính, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương) có năng khiếu nổi trội về hội họa. Tình yêu và niềm đam mê vẽ đã giúp cuộc sống của Long trở nên thú vị và tràn đầy màu sắc. Câu chuyện về nghị lực phi thường và hành trình biến ước mơ hội họa của con trai thành sự thật của chị Phùng Thị Hiếu đã được bật mí trong Trạm yêu thương chủ đề "Ước mơ của con là của mẹ", lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy (ngày 2/4) trên kênh VTV1.
Chị Phùng Thị Hiếu và Nam Long xuất hiện trong không gian một triển lãm thu nhỏ của Trạm yêu thương với những bức tranh do chính cậu con trai vẽ. Cuộc trò chuyện giữa MC Minh Hằng và khách mời đặc biệt hơn khi chị Hiếu là người "chuyển ngữ" giúp Nam Long giao tiếp và kể về hành trình theo đuổi ước mơ của mình.
Chia sẻ về thời điểm phát hiện con trai bị câm điếc thể nặng, chị Hiếu nghẹn ngào: "Năm Long 2 tuổi, khi đưa con đi khám bác sĩ, tôi như đứt từng khúc ruột khi biết tin con bị câm điếc thể nặng. Tôi khóc nhiều lắm, không biết sau này cuộc sống của con sẽ thế nào". Thế nhưng tự nhủ rằng khó khăn nào cũng phải vượt qua, dù gia cảnh khó khăn nhưng chị Hiếu đã lặn lội tìm thầy chữa bệnh cho con rồi tìm thầy dạy con học vẽ. Chị đã theo học ngôn ngữ ký hiệu của người câm điếc để trò chuyện với con.
Không chỉ bị câm điếc, Nam Long còn dị tật bàn chân bẹt. Đến nay, Long đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật, tình trạng sức khỏe cũng được dần được cải thiện. Bù lại, theo lời kể của mẹ, Nam Long rất ngoan, chịu đựng giỏi và có tài năng về hội họa. Vì không nghe thấy gì nên Long rất tập trung những khi vẽ, dù ngồi ở bất kì đâu, chàng họa sĩ này cũng vẫn say mê với bức tranh của mình. Để con trai có cơ hội tiếp xúc với mọi người và hội họa, chị Hiếu đã đưa Long đến các buổi họp nhóm, các cuộc triển lãm, đồng thời cũng là dịp để chị tìm hiểu thêm về môn nghệ thuật mà con mình theo đuổi.
Chia sẻ về đam mê của con, chị Hiếu vừa vui, vừa tự hào. Chị vui vì hội họa giúp con trai được giao tiếp, cảm nhận cuộc sống theo một cách đặc biệt. Nam Long thích nhất là vẽ tranh về kiến trúc. Những ngôi nhà luôn có sức hút mãnh liệt với chàng trai 17 tuổi này. Những bức tranh của Long đã được in sách và triển lãm cùng nhóm "Ký họa đô thị Hà Nội" và đoạt giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2019. Không chỉ vậy, Long còn được Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Italy giới thiệu là đại diện của Việt Nam gửi 5 tác phẩm tham dự "Triển lãm quốc tế các tác phẩm do người khuyết tật sáng tác".
Để có được trái ngọt đầu mùa trên con đường sống với ước mơ và đam mê hội họa, bên cạnh những nỗ lực của Nam Long luôn có sự đồng hành của người mẹ. Với Long, mẹ vừa là thầy dạy vẽ và cũng là một người bạn hiểu mình nhất. Ngay khi hoàn thành bức vẽ chân dung về mẹ ngay trên sóng Trạm yêu thương, Nam Long đã dùng ngôn ngữ ký hiệu để nói rằng mẹ bên ngoài đẹp hơn tranh rất nhiều.
Một mong ước của Nam Long là được đặt chân đến làng cổ Đường Lâm để vẽ một bức tranh về kiến trúc làng quê. Không chỉ giúp chàng họa sĩ trẻ thực hiện ước mơ này, Trạm yêu thương còn gửi tặng hai nhân vật một món quà đặc biệt, góp phần để Nam Long thực hiện ước mơ của con cũng là của mẹ: mở một triển lãm tranh.
Nhiều cung bậc cảm xúc về hành trình theo đuổi đam mê vẽ tranh của Trần Nam Long và nghị lực của người mẹ Phùng Thị Hiếu sẽ được bật mí trong Trạm yêu thương - "Ước mơ của con là mẹ".
Quý vị đón xem các số tiếp theo của chương trình Trạm yêu thương, phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV1.
Eminem sẽ biểu diễn với rapper khiếm thính Trong màn trình diễn vào giờ nghỉ giữa hai hiệp đấu của trận Super Bowl tuần tới, Eminem sẽ đưa các rapper khiếm thính lên sân khấu. NME đưa tin Eminem sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đưa các nghệ sĩ khiếm thính lên sân khấu buổi trình diễn giữa giờ trong trận Super Bowl LVI tổ chức cuối tuần...