Sự khác biệt thú vị giữa trẻ con ngày ấy và bây giờ
Dù thiếu thốn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của trẻ con ngày ấy có thể khiến thế hệ trẻ bây giờ phải ngưỡng mộ và thèm thuồng.
Từ những trò chơi “0 đồng” đến những chiếc iPhone, iPad đắt tiền
Có lẽ những ai đã từng trải qua quãng thời gian tuổi thơ trên những khoảng sân, vườn rộng rãi sẽ không thể quên được tiếng cười giòn tan của các trò chơi thời xưa. Đó là những trò chơi đa dạng, vui và rẻ đến mức hầu như không tốn đồng nào.
Trò chơi đánh quay.
Thời ấy, một trong số những trò chơi phổ biến với các cậu bé là trò đánh quay. Chơi đánh quay phải cần có hai, ba đứa chơi mới vui. Lũ trẻ vẽ cái vòng tròn trên mặt đất, xong oẳn tù tì xem đứa nào thua thì cho vụ của mình vào trong vòng. Những đứa khác lần lượt dùng quay của mình đánh con quay nằm trong cái vòng.
Chơi xong, lũ trẻ thường đem những con quay của mình ra để so sánh xem con của đứa nào bị “thẹo” nhiều nhất, rồi tranh cãi xem cái thẹo ấy là bị ai đánh, rồi lại hỉ hả khi biết cái thẹo gây ra trên “nạn nhân” là của mình.
Bên cạnh trò chơi quay, các cậu bé còn rất mê bắn bi. Chả thế mà ngày xưa, đứa nào cũng có một “bộ sưu tập” các loại bi đủ màu sắc và kích cỡ. Chỉ trong 15 phút ra chơi, các cậu học sinh cũng kịp chơi vài ván bắn bi. Vài viên bi tròn tròn mà có biết bao kiểu chơi. Một kiểu chơi thường gặp nhất là vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là hòm hay lồ, cách đó 1,5-2m vẽ một vạch thẳng. Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào hòm. Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía hòm. Những viên bi bị bắn ra khỏi hòm sẽ thuộc về người chơi.
Thời ấy, cậu nhóc nào cũng có cả một “bộ sưu tập” bi đủ màu sắc.
Trong khi đó, các bé gái ngày ấy đặc biệt “kết” hai trò là nhảy dây và chơi chuyền. Nhảy dây có 2 kiểu là nhảy dây thừng và nhảy dây chun. Nhảy dây thừng thì đơn giản nhưng nhảy dây chun thì không phải cô nhóc nào cũng chơi được. Người chơi phải nhảy từ bậc đầu gối đến khuỷu tay rồi bậc kiễng chân…
Nhảy dây thừng…
… và nhảy dây chun.
Trò chơi chuyền thì khiến nhiều cô nhóc mê tít đến nỗi mang cả đũa nhà ăn cơm ra chơi, chơi xong lại bỏ vào ống. Quả chuyền thường thì bằng quả bưởi, cam nhỏ, nhưng ko có thì lấy củ khoai tây hay gọt củ su hào, miễn tròn tròn là được. Quả chuyền tung lên hạ xuống nhịp nhàng theo tiếng bài thơ vần và tiếng cười lanh lảnh đến giờ vẫn còn in đậm trong ký ức nhiều người.
Nhiều cô nhóc mê tít trò chơi chuyền.
Những trò chơi “0 đồng” và mang tính tập thể của ngày xưa giờ chỉ còn lưu lại qua những bức ảnh và câu chuyện kể lại. Trẻ em thời nay có những thú vui hoàn toàn khác, tốn kém hơn và có xu hướng thích chơi một mình. Nhiều người lớn giờ ngậm ngùi vì nhà cửa san sát, không còn nhiều khoảng trống để nuôi lớn những tâm hồn trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Trẻ con giờ mê điện tử….
Với các gia đình ở thành phố hiện nay thì có lẽ chi phí dành cho tuổi thơ của con là một khoản không nhỏ. Những món đồ chơi đắt tiền như xe điều khiển, máy chơi game, các đồ điện tử đều có giá hàng trăm nghìn đồng. Trẻ em chơi thường không biết giữ nên việc hư hỏng thường xuyên là một điều không tránh khỏi. Sang hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh còn mua cho con chơi iPhone, iPad từ lúc còn bé tí. Các bé gái thì được sắm sửa bộ sưu tập nào búp bê Barbie, bộ đồ chơi đồ hàng, thú nhồi bông sặc sỡ. Tính ra trị giá của những món đồ chơi ấy cũng phải lên đến tiền triệu.
Bấm iPad, iPhone nhoay nhoáy.
Nhiều cậu nhóc còn lao vào thú vui chơi game trực tuyến, tiền nạp thẻ, mua đồ cho các nhân vật ảo nhiều khi lên đến tiền triệu. Ngay cả ở những vùng quê nghèo, các tiệm chơi điện tử cũng mọc lên như nấm. Nhìn những cô bé, cậu bé mới học cấp 1 bấm máy tính, iPad nhoay nhoáy và nhớ lại hình ảnh chân chất ngày xưa, có thể thấy sự khác nhau rất nhiều của 2 thế hệ.
Tắm rửa
Có một điều mà không cần nói thì ai cũng biết, đó là trẻ con ngày xưa… bẩn hơn trẻ con bây giờ nhiều lắm. Mùa hè thì may ra ngày nào cũng nhảy xuống ao hồ hay tắm ngoài bờ giếng, chứ ngày đông thì cả tuần hay thậm chí cả tháng mới tắm một lần.
Với trẻ con ngày xưa, mỗi trận mưa rào đổ xuống mùa hè là một lần vui như hội. Không ai bảo ai, mỗi đứa đều nài nỉ bố mẹ cho được tắm mưa, rồi sau khi được phép thì liền ào ngay ra đường, nơi có những “chiến hữu” đang đợi sẵn.
Trẻ con xưa “vui như hội” mỗi khi có trận mưa rào.
Chúng bày đủ mọi trò chơi dưới mưa. Hết rượt đuổi nhau trong mưa, ném bùn đất vào nhau, xây lâu đài, hoặc đào những hố nhỏ rồi đào kênh dẫn cho nước chảy vào…
Những đứa bé lớn lên trong thời đại mới có lẽ chẳng có cậu nhóc nào được thử cái cảm giác ấy. Các bậc phụ huynh thời nay thì áp dụng đủ mọi phương pháp khoa học nhất, tiên tiến nhất để bảo vệ con mình khỏi những hiểm nguy tưởng như lúc nào cũng đang rình rập xung quanh. Và việc để cho lũ trẻ chạy rong trên nền đất sình lầy, dưới cơn mưa lạnh lẽo có lẽ là không tưởng. Làm sao những ông bố, bà mẹ nuôi con theo khoa học dám để con trầm mình dưới làn nước ào ào như thác đổ, khi mà có biết bao nhiêu thứ dơ bẩn đang ẩn mình trong đó?
Trẻ con ngày nay được tắm dưới vòi hoa sen hay trong những bồn tắm trắng tinh.
Trẻ con ngày nay được tắm rửa trong căn phòng kín đáo. Mùa hè thì nước mát, mùa đông thì nước ấm. Nếu chẳng may đi đường gặp trời mưa và dính phải chút nước mưa, các ông bố bà mẹ sẽ vội vàng giục giã con đi tráng lại người bằng nước ấm cho khỏi ốm. Sống trong những ngôi nhà tiện nghi không thiếu thứ gì, trẻ em thời nay được bao bọc từng li từng tí.
Chuyện học hành
Hình ảnh các bậc phụ huynh tấp nập đèo con đến trường vào buổi sáng rồi lại đón con vào mỗi buổi chiều đã quá quen thuộc thời nay. Nhớ lại ngày xưa, cô cậu học trò nào cũng phải tự mình đi bộ đến trường. Đứa nào may lắm thì được bố mẹ hay anh chị tiện đường chở đến trường.
Trẻ em xưa trên con đường đến trường….
… Và trẻ em ngày nay.
Đến bây giờ, có lẽ những cô cậu học trò sẽ chết ngất khi nghe nói bố mẹ mình thời xưa từng phải đi bộ đến cả chục cây số để đến trường. Nhưng quãng đường tưởng xa tít tắp ấy ngày nào cũng ngập tiếng cười của những cô bé, cậu bé rủ nhau cùng đi bộ tới trường.
Trẻ con bây giờ sáng vừa mở mắt đã có sẵn bữa sáng đầy đủ đồ ăn, thức uống. Chỉ vệ sinh sạch sẽ xong là bố mẹ sẵn sàng đèo đến trường. Nhiều cô cậu nhà có điều kiện còn được đưa đón bằng xe hơi, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu.
Sự khác biệt giữa trường học ngày ấy….
… và bây giờ.
Ngày ấy, nơi trẻ con đến học chủ yếu là những ngôi trường công lập. Trường được xây dựng đơn giản kiểu nhà cấp 4 bây giờ. Tuy phòng học ọp ẹp và cũ kỹ, song khoảng sân trường lại thường rất rộng rãi và nhiều cây cối. Thời ấy chỉ có hệ thống trường công lập chứ không có trường tư, trường quốc tế hoành tráng như bây giờ.
Ăn mặc
Những người trưởng thành bây giờ có lẽ vẫn còn nhớ như in cái thời tuổi thơ thiếu thốn ngày xưa. Khi ấy, trẻ con chỉ có 2, 3 bộ quần áo mùa hè, mùa đông có thêm chiếc áo len và áo khoác ấm. Bộ đẹp thì để mặc đi học, ở nhà chỉ mặc bộ nào cũ kỹ, xấu xí, tích kê dày cứng cả đũng quần. Trẻ con vốn nghịch ngợm, quần áo lăn lê bò toài chẳng mấy chốc mà rách bươm. Ấy là còn chưa kể có đứa lớn nhanh, quần áo mua chẳng mấy bận mà chiếc quần chấm gót đã trở nên ngắn cũn cỡn.
Trẻ con ngày ấy chỉ được diện quần áo mới vào dịp Tết.
Có lẽ cả năm trời, thời điểm duy nhất trẻ con được mặc áo mới là khi Tết đến. Bộ quần áo mùa đông dành cho ngày Tết ấy được nâng niu lắm, mãi đến sáng mùng một mới mang ra mặc cho mới, cho đẹp. Còn ngày thường thì mặc quần áo cũ, chị để cho em hoặc bà cắt từ những chiếc áo của bố mẹ, may nhỏ lại thành ra của trẻ.
Cuộc sống thiếu thốn khiến trẻ nhỏ lúc nào cũng háo hức chờ mong đến Tết. Không chỉ được mặc quần áo mới, dịp Tết là lúc chúng được thỏa chí ăn những món ngon lành mà ngày thường chỉ dám mơ.
Trẻ con giờ được bố mẹ dẫn đi mua sắm quần áo thời trang.
Còn trẻ em bây giờ, đặc biệt là ở thành phố, thì áo bò, áo phao, quần nhung, quần yếm đủ cả, con gái thì thời trang với đủ loại váy áo, mũ, khăn… Với các bậc phụ huynh bây giờ, có lẽ việc mua cho con những bộ quần áo xinh xắn hay hàng hiệu là một điều không có gì phải nghĩ ngợi.
Xã hội ngày càng phát triển. Trẻ em giờ không thiếu đồ ăn thức uống. Trong ngăn tủ lạnh lúc nào cũng đầy ắp thực phẩm, lũ trẻ không còn phải chờ đến Tết mới được ăn thịt cá, bánh kẹo. Thậm chí, nhiều cô cậu bây giờ còn không hào hứng đến Tết vì… sợ làm bài tập về nhà. So sánh với hình ảnh thiếu thốn cách đây chừng 20, 30 năm mới thấy cuộc sống thay đổi nhanh đến nhường nào.
“Về quê giúp trẻ cảm nhận thiên nhiên tốt hơn” Nhìn nhận vấn đề này, cô giáo Trần Thị Mến, giáo viên dạy văn, Trường Trung học cơ sở Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội cho rằng: Nghỉ hè cho trẻ về quê là điều rất cần thiết trong việc giáo dục tình yêu con người, thiên nhiên. Đó còn là sự phát triển toàn diện khả năng sáng tạo trí tuệ cho các em. Chỉ có biết rõ và cảm nhận về những điều xung quanh mình, trẻ mới phát triển được hết các khả năng trong học tập. Ví dụ như có về quê, được chứng kiến dòng sông trong xanh hay cảnh thanh bình của làng quê chúng mới miêu tả sắc nét, có hồn. Ngược lại, nếu không biết, không cảm nhận và nhìn thấy sự vật thật sự thì chúng không thể phát huy được khả năng tư duy của mình, do bị thụ động vào sách tham khảo…”. Trẻ em thành thị và nông thôn “đổi vai” để “giải ngố” Mỗi dịp nghỉ hè, nhiều đứa trẻ thành phố lại háo hức được về quê thăm thú họ hàng, khám phá thiên nhiên. Trong số đó, có những đứa lần đầu tiên đặt chân về quê nên cái gì với chúng cũng hết sức lạ lẫm. Chị Lê Thùy Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi để Tôm – con trai 7 tuổi ở lại quê với ông bà ngoại nhân dịp nghỉ hè. Cháu vốn là đứa nhút nhát, không thích tiếp xúc với ai, suốt ngày mê vi tính. Sợ con không quen, tôi ở lại 3 ngày để hướng dẫn cháu thích nghi với cuộc sống ở quê. Mấy ngày đầu con trai gọi về cho mẹ liên tục nhưng mấy ngày nay, cu cậu không nghe điện tôi gọi vì mải đi chơi. Hỏi thăm mới biết sau một tuần, cu cậu đã thích nghi với cuộc sống ở quê, nhanh nhẹn và bớt ngây ngô hơn”. Kể về ngày đầu tiên Tôm về quê, chị Dương cho biết: “Khi về đến đầu làng, thấy mấy người đang lúi húi dưới ruộng, Tôm giật mình hỏi: “Mẹ ơi, mấy người kia lớn rồi mà vẫn chơi trò trốn tìm kìa mẹ”. Nhìn theo cánh tay con, tôi không khỏi giật mình.”Những người nông dân kia đang xới đất cho cây đay, không phải chơi trò trốn tìm”, tôi giải thích. Tôm hỏi tiếp “Cây rau đay nhà mình vẫn ăn hả mẹ? Sao cây ở đây to và non thế, lại không có màu tím tím nữa”. Khi đi qua chiếc lò gạch đang nung, khói bốc lên, Tôm hét toáng, mặt tái mét: “Cháy, cháy nhà!”. Nghe con nói, tôi thấy mình thật có lỗi bởi mấy năm qua không dạy con kiến thức về thiên nhiên, quê quán… Khác với Tôm, bé Bin 10 tuổi con chị Nguyễn Thị Nga (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sau một lần được về quê vào dịp hè năm ngoái, lại tiếp tục đòi về. Bé kể, ở thành phố, không được đi ra ngoài chơi, chỉ ở nhà với người giúp việc. Trong khi đó, về quê được đi khắp nơi. Vừa được nghỉ hè, cháu náo nức giục bố mẹ cho về quê chơi và dự định xin ông bà cho một góc đất nhỏ để trồng rau. Với một số phụ huynh khác, ngoài lí do cho con về quê gửi trẻ, họ cho trẻ về để xả stress sau những ngày vất vả học hành. Bên cạnh đó các cháu sẽ rèn luyện sức khỏe, lòng yêu thương, được sống trong môi trường trong lành. Điều đó, với các cháu đang tuổi lớn, đang hoàn thiện nhân cách là hết sức cần thiết và bổ ích.
Theo vietbao
Các ông chủ chia nhau kiếm khách, bán ốc
Trong tình cảnh doanh thu ngày càng giảm, Hội đồng quản trị lăn xả tìm khách chẳng khác nhân viên kinh doanh, lãnh đạo công ty truyền thông làm thêm website 3D kiếm tiền nuôi quân, ông chủ vũ trường mở quán ốc...
Anh bạn là CEO của một công ty truyền thông vừa gặp tôi và nhờ góp ý về dịch vụ mới. Đó là chào bán website 3D dành cho các khách sạn, công ty địa ốc... Lý giải chuyện đang kinh doanh truyền thông mà chuyển sang website, anh trả lời phải làm để kiếm tiền nuôi quân. Kinh doanh website 3D hiện nay còn mới và ít đơn vị thực hiện nên anh hy vọng sẽ dễ thở hơn truyền thông. Anh cười khi nhắc đến câu nói bất hủ: "To be or not to be" - Tồn tại hay không tồn tại.
Như vậy, tìm hướng đi mới cũng là giải pháp gợi mở lối ra cho giới làm ăn. Điều này càng có ý nghĩa cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Ngược lại, một nữ CEO khác của công ty truyền thông đang tất bật với hàng loạt dự án. Chị phải tuyển thêm người để chia bớt việc và đảm bảo chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Công ty vừa được giao dự án lớn ở Long An và nữ CEO trở thành "tay đua kiệt xuất" khi hàng ngày xuôi ngược trên đường cao tốc. Bí quyết của công ty là chất lượng cao trong sáng tạo, ý tưởng và mang lại cho khách hàng những giá trị vượt hơn sự mong đợi. Nữ CEO này nổi tiếng là khó chịu và đòi hỏi cao với các nhà thầu phụ và bản thân mình. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị thấu hiểu rất rõ sự khó khăn khi kinh tế suy thoái như hiện nay nên mỗi người đều " lăn xả" tìm kiếm khách hàng.
Bài học rút ra trong trường hợp này, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất. Nếu tạo khác biệt so với đối thủ, doanh nghiệp vẫn đảo ngược tình thế, kể cả trong khủng hoảng.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM. Ảnh: T.Q
Ở một công ty sách, sau khi tổng kết lại công nợ năm 2012, CEO này khá đau đầu khi bao nhiêu vốn liếng và tiền lời đang bị chiếm dụng. Bài toán đặt ra lúc này là nếu như không cho nợ thì không bán hàng được.Trong khi đó, kênh bán hàng trực tiếp và online đã triển khai nhưng doanh số còn quá thấp. Cũng giống như nhiều công ty vừa và nhỏ khác, đơn vị này có quy mô vốn nhỏ và không có tài sản thế chấp nên gần như không thể vay ngân hàng.
Vị CEO này đánh giá tiềm năng thị trường là rất lớn nhưng công ty bị hạn chế về vốn, kênh phân phối và cả nhân sự nên đang chật vật.
Một thiếu gia đã kinh doanh thành công một vũ trường ở TP HCM, vừa cho hay sẽ chuyển sang đầu tư các quán cà phê sang trọng. Anh cho biết, kinh tế khó khăn nên khách đến vũ trường không nhiều, nhưng chi phí đầu tư lại lớn, phải thay đổi decor liên tục, thời gian kinh doanh chỉ có buổi tối và thường xuyên bị kiểm tra nên gần như không có lãi.
Anh theo dõi lượng khách qua các năm và hiểu rõ tác động của khủng hoảng kinh tế đến lĩnh vực kinh doanh vũ trường của mình nên khá tự tin với sự chuyển đổi. Theo anh, cà phê sang trọng, nhạc nhè nhẹ, khách có thể uống rượu vang... sẽ là nơi gặp gỡ của nhiều doanh nhân để xả stress. Anh còn khoe là vừa khai trương một quán ốc ở quận 1, TP HCM và bước đầu, kết quả kinh doanh rất khả quan.
Trong thời kỳ khó khăn, chiến lược kinh doanh hướng tới phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân, theo tôi, cũng là hướng đi đúng. Thực tế đã cho thấy điều này, món ốc dân giã, bình dị, hợp túi tiền của nhiều người đã giúp anh bạn tôi thu tiền đều đều.
Một công ty đại chúng lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sau khi được tư vấn bởi công ty tư vấn quốc tế, đã công bố chiến lược phát triển kinh doanh trong 5 năm tới. Họ sẽ thoái vốn tất cả các khoản đầu tư ngoài ngành và chỉ tập trung toàn lực cho lĩnh vực chính. Vị CEO của công ty tâm sự với tôi: "Khi nền kinh tế thuận lợi, kinh doanh gì cũng có lãi. Nhưng lúc này, khi kinh tế suy thoái, ngay cả mặt hàng kinh doanh chính còn cạnh tranh rất chật vật. Nếu công ty vẫn đầu tư dàn trải cả về vốn lẫn nguồn nhân lực như hiện nay thì chắc chắn không thể tăng trưởng và sức cạnh tranh giảm. Mặc dù rất đau nhưng phải "cắt" thôi".
Tóm lại, 3 tháng đầu năm chưa cho thấy tín hiệu khởi sắc nào. Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của nhiều công ty đều bằng hoặc thấp hơn năm 2012, bởi ai cũng lo ngại kinh doanh năm nay còn nhiều khó khăn.
Qua khảo sát, tôi thấy trong quý I, nhiều doanh nghiệp rất vất vả trong kế sách kinh doanh. Bỏ qua những trường hợp phá sản trước đó, hiện có không ít đơn vị vừa và nhỏ đang đứng trước ngưỡng cửa đóng cửa.
Theo tôi, các doanh nghiệp cần năng động và linh hoạt trong chiến lược như: mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp, chọn lựa những ngành đầu tư mới phù hợp với năng lực hoặc tập trung cho lĩnh vực cốt lõi... Ngoài ra, liên kết, hợp tác, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong chuỗi giá trị nên xem xét.
Bên cạnh việc "tự thân vận động", doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Đó là các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất phù hợp, thành lập các Quỹ tín dụng hoặc các định chế tài chính giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng. Người kinh doanh cũng mong được giảm các loại thuế, phí nhất là việc giảm thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%. Chuyện khó khăn của doanh nghiệp, bây giờ, không còn chỉ là chuyện riêng của giới doanh nhân nữa.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đào tạo Doanh Chủ...
Theo VNE
Đề nghị giữ lại điều 66 Hiến pháp 1992 Nhiều ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm đã được nêu lên tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội Liên hiệp Thanh niên VN tổ chức tại Hà Nội sáng 1.3. Anh Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN phát biểu: "Cá nhân tôi cho rằng, thanh niên (TN)...